Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mọi người trên thế giới đều sử dụng cùng 1 ngôn ngữ?

  1. Văn hóa

Mình muốn tiếp nối trò chơi #Chuyện nếu từ bạn Middle Truong, đồng thời có được cảm hứng từ câu hỏi về việc xen lẫn tiếng Việt-Anh từ bạn Friendly Me. Nên xin được đặt ra câu hỏi này.

Mình nghĩ, nếu thế giới cùng dùng chung 1 thứ tiếng, dù là tiếng Việt hay Anh, thì cuộc sống sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Từ việc giao tiếp, các nền văn hóa giao thoa, cho đến các quy trình làm việc, lưu thông hàng hóa xuyên biên giới dễ dàng hơn. Khách du lịch cũng có thể tương tác với người bản xứ một cách thuận tiện hơn. Trẻ em cũng khỏi phải học...ngoại ngữ. Nói chung là 80% ảnh hưởng tích cực.

Các bạn nghĩ thế nào?


---


Chủ đề "Chuyện - Nếu" dành cho ai có khả năng hài hước, hoặc muốn suy nghĩ đa chiều về vấn đề, hoặc đơn giản là hay mộng mơ. Hãy thử nhập tâm suy nghĩ và cũng đừng quên gửi những suy nghĩ đó tới Noron, gắn #Chuyện Nếu

undefined
Từ khóa: 

chuyện nếu

,

ngôn ngữ

,

ngoại ngữ

,

văn hóa

Chào bạn, cảm ơn lời mời tham gia trả lời cuả bạn. Mình nghĩ là ''KHÔNG''

- Hiện nay sự toàn cầu hoá đang diễn ra trên thế giới nên nhu cầu giao tiếp cũng rât́ là quan trọng. Chung một ngôn ngữ thì con người sẽ dễ dàng giao tiếp, trao đổi, mua bán với nhau hơn nhỉ ? 🤔

- Việc cả thế học chung một ngôn ngữ sớm muộn cũng diễn ra trong tương lai (nhưng hẳn là rất lâu nữa) Tuy nhiên mình cũng có vài câu hỏi cho việc này:

+Liệu ngôn ngữ chung khi nào làm mất đi những ngôn ngữ đang có trên thế giới?

+ Các dân tộc có chấp nhận sự thay đổi đó ?Có lẽ cần thời gian thích nghi với việc sự dụng chung ngôn ngữ đó.

Theo ý kiến cuả mình.

+ Ngôn ngữ có vai trò mật thiết gắn liền với văn hoá, lịch sử, tiến trình,...cuả một quốc gia, dân tộc và gắn bó chặt với mỗi con người trong dân tộc, quốc gia ấy. Nên sẽ khó làm mất đi hay thay đổi nó nếu cả thế giới dùng chung ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ vốn đặc trưng cho một quốc gia. Việc lưạ chọn ngôn ngữ cuả họ làm ngôn ngữ chung có thể dẫn đến khả năng họ sẽ đặt sức ảnh hưởng cuả họ lên trên toàn nhân loại. Kiểu như mình muốn hòa nhập, muốn có việc làm thì buộc phải học ngôn ngữ đó.

=>>> Ngôn ngữ ''dính chặt'' với giao tiếp cuả con người. Ngôn ngữ chung có thể cuốn trôi đi hàng ngàn, hàng triệu năm lịch sử cuả các nền văn minh, văn hoá. Cho dù ngôn ngữ mẹ đẻ có phức tạp hay lạc hậu đi chăng nữa thì con người . Ngôn ngữ chính là gam màu riêng, nền văn hoá đặc trưng cho mỗi cá nhân, dân tộc và chẳng thể nào xoá bỏ, thay đổi được.

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn lời mời tham gia trả lời cuả bạn. Mình nghĩ là ''KHÔNG''

- Hiện nay sự toàn cầu hoá đang diễn ra trên thế giới nên nhu cầu giao tiếp cũng rât́ là quan trọng. Chung một ngôn ngữ thì con người sẽ dễ dàng giao tiếp, trao đổi, mua bán với nhau hơn nhỉ ? 🤔

- Việc cả thế học chung một ngôn ngữ sớm muộn cũng diễn ra trong tương lai (nhưng hẳn là rất lâu nữa) Tuy nhiên mình cũng có vài câu hỏi cho việc này:

+Liệu ngôn ngữ chung khi nào làm mất đi những ngôn ngữ đang có trên thế giới?

+ Các dân tộc có chấp nhận sự thay đổi đó ?Có lẽ cần thời gian thích nghi với việc sự dụng chung ngôn ngữ đó.

Theo ý kiến cuả mình.

+ Ngôn ngữ có vai trò mật thiết gắn liền với văn hoá, lịch sử, tiến trình,...cuả một quốc gia, dân tộc và gắn bó chặt với mỗi con người trong dân tộc, quốc gia ấy. Nên sẽ khó làm mất đi hay thay đổi nó nếu cả thế giới dùng chung ngôn ngữ

+ Ngôn ngữ vốn đặc trưng cho một quốc gia. Việc lưạ chọn ngôn ngữ cuả họ làm ngôn ngữ chung có thể dẫn đến khả năng họ sẽ đặt sức ảnh hưởng cuả họ lên trên toàn nhân loại. Kiểu như mình muốn hòa nhập, muốn có việc làm thì buộc phải học ngôn ngữ đó.

=>>> Ngôn ngữ ''dính chặt'' với giao tiếp cuả con người. Ngôn ngữ chung có thể cuốn trôi đi hàng ngàn, hàng triệu năm lịch sử cuả các nền văn minh, văn hoá. Cho dù ngôn ngữ mẹ đẻ có phức tạp hay lạc hậu đi chăng nữa thì con người . Ngôn ngữ chính là gam màu riêng, nền văn hoá đặc trưng cho mỗi cá nhân, dân tộc và chẳng thể nào xoá bỏ, thay đổi được.

Tất nhiên là có lợi nhưng nó cũng có hại, khi ta học thêm 1 ngôn ngữ mới sẽ phát triển bộ não hơn so với 1 ngôn ngữ mẹ đẻ, các nền văn hóa 0 thú vị nữa 0 tạo ra sự đặc biệt trong các nền văn hóa đó là điểm nổi bật để biết họ là người quốc gia nào, âm nhạc sẽ 0 còn thú vị nữa bạn đã nghe nhạc các ngôn ngữ chứ, 1 bài hát hay + 1 ngôn ngữ phát âm hay ví dụ tiếng Anh bạn thấy hát hay chứ! Đó là điểm thú vị của ngôn ngữ, tôi còn thiếu quá nhiều thông tin về nó lên 0 thể nói quá nhiều về nó rất tiếc!

Cảm ơn bạn. Thống nhất về ngôn ngữ thì tiện lợi cũng nhiều mặt đó, nhưng không phải là không có bất cập. Ảnh hưởng của ngôn ngữ không chỉ nằm ở vấn đề giao tiếp, ngôn ngữ cũng giúp định hình cách tư duy của mỗi người nữa. Như chữ tượng hình giống tiếng Trung, Nhật, Thái sẽ có ảnh hưởng đến người sử dụng theo cách khác với tiếng Anh hay tiếng Việt.

Cho nên nếu thống nhất ngôn ngữ, thì phong cách tư duy của con người cũng ít đa dạng hơn. Đây là một bất cập, vì nếu mọi người đều tư duy theo cách giống nhau, thì việc phát triển, đổi mới sẽ gặp khó khăn.

Câu hỏi này đã có ng hỏi. Bạn có thể cùng hỏi tại đây nhé

Câu trả lời ngắn của mình là: rồi thế giới sẽ tự động lại có những ngôn ngữ mới được tạo thành, nên nếu nó xảy ra nhờ phép màu nào đó, thì nó cũng không được bao lâu. Bây giờ dưới đây mình sẽ phân tích thêm một chút.

Điều này có thể đã xảy ra rồi, nhưng mang tính cục bộ chứ chưa toàn cầu. Ví dụ như ngôn ngữ cổ Ấn-Âu. Tiếng Phạn và tiếng Latinh chẳng hạn, thoạt tiên khác nhau như thế nhưng lại chung nguồn gốc. Hay là tiếng Anh với tiếng Nga chẳng hạn, một bên thuộc nhóm Giéc-manh, một bên thuộc Sla-vơ, hai cái đều chung tổ tiên là ngôn ngữ cổ Ấn-Âu. Và như thực tế đã cho thấy rõ, ngôn ngữ đó trở thành một đống ngôn ngữ khác, và mỗi nhánh lại thành rất nhiều ngôn ngữ con khác nữa. Và câu trả lời cho "chuyện gì sẽ xảy ra" thì đã xảy ra và chúng ta đã biết: tất cả mọi chuyện (nhiều nền văn minh thay nhau đứng lên xóa sổ các nền văn minh khác, chiến tranh, loạn lạc, etc. Có trầm cũng có thăng, con người trao đổi với nhau về công cụ, tài nguyên, hay ý tưởng, tôn giáo, khoa học, etc.).

Còn bây giờ, bất ngôn ngữ tự nhiên nào mà trở thành ngôn ngữ chung cho thế giới đều bất công. Vì mỗi ngôn ngữ tự nhiên chứa đựng rất nhiều về văn hóa, niềm tin, lối sống, tư duy, etc. Nếu chỉ có một tức là một đống kho tàng khác mất hết. Ví dụ: người Việt rất coi trọng một số nhân đức như lễ phép, kính trên nhường dưới, hiếu thảo; và chúng ta coi các mối tương quan trong gia đình rất quan trọng. Trong tiếng Việt chúng ta có rất nhiều đại từ và kính ngữ để phản ánh điều này. Tiếng Anh rất khác, nó không thể tỏ hết được các cung bậc kính ngữ khác nhau để diễn tả như tiếng Việt (dĩ nhiên có những cách nói lịch sự với các mức độ khác nhau, nhưng không có các đại từ nhân xưng khác nhau chẳng hạn). 

Nếu câu hỏi giả sử của bạn ý là ngôn ngữ mẹ đẻ vẫn giữ (để không nền văn hóa nào chịu thiệt mất đi gì hết), chỉ có một ngôn ngữ khác làm ngôn ngữ chung, thì đã có rất nhiều người đã cố gắng làm điều này xảy ra nhưng không thành công. Bởi vì các ngôn ngữ nhân tạo cũng sẽ bất công cho nhiều dân tộc. (Còn các ngôn ngữ tự nhiên thì điều này đã và đang xảy ra *de facto* rồi, chuyện gì xảy ra ta đã biết. Ví dụ tiếng Latinh trong đế quốc La Mã, hay tiếng Pháp với thế giới cách đây không lâu, và tiếng Anh với thế giới hiện nay)

Một trong những ví dụ điển hình ngôn ngữ nhân tạo là tiếng Esperanto của L. L. Zamenhof. Bản thân mình tuy có bằng trình độ C1 được cấp bởi đại học Eötvös Loránd, một trong những đại học danh tiếng nhất Hungary; mình không hề ủng hộ ý tưởng "quốc tế ngữ" của Zamenhof, và mình cũng không tin là có thể xảy ra được, dù là bằng tiếng Esperanto hay bằng bất kì tiếng nào khác. Tiếng Esperanto thì rất hướng châu Âu, những người nói những ngôn ngữ mẹ đẻ thuộc những nhóm ngôn ngữ hoàn toàn khác như người Việt thì học không dễ bằng một người nói tiếng TBN chẳng hạn. 
Mình biết một ngôn ngữ nhân tạo khác tên là 東亞語 (Đông Á ngữ), sẽ khá dễ cho người Việt nếu có chút nền tảng Hán Việt tốt. Ngôn ngữ này có thể sẽ khá hữu ích cho giao tiếp giữa 4 nước đồng văn TQ, HQ, NB và VN; nhưng sẽ là rất khó cho thế giới. 

Vậy nếu ngôn ngữ đó là một ngôn ngữ hoàn toàn khác các ngôn ngữ tự nhiên thì sao? Ví dụ lojban? Cũng không ổn nốt, một trong những lý do là hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ này chắc chắn sẽ giống ngôn ngữ này hơn ngôn ngữ kia, không hoàn toàn mang tính cân bằng được. 

Được thì nhiều mà mất cũng nhiều chứ nhất là văn hóa nè, đặc biệt về đa dạng văn hóa, cách tư duy và nhiều thứ khác nè. Ví dụ cùng màu đỏ tiếng anh chỉ có vài từ để miêu tả màu đỏ sắc độ khác nhau nhưng tiếng pháp có thể có 20 sắc thái màu đỏ. Nếu chỉ dùng tiếng anh, chúng quên và có thể không biết tới sự tồn tại của những màu đó. Đợt trước mình có đọc bài báo đại loại là vì tiếng Việt không có từ miêu tả một số mùi vị nhất định nên khả năng cảm nhận mùi vị đó của người Việt rất yếu và gần như không có.

thật là tuyệt, ý mình là ta có thể tiết kiệm được bao nhiêu là chi phí học tập ngôn ngữ/ dịch thuật tài liệu/ giao tiếp dễ dàng hơn và vô số các ích lợi khác khi thế giới thống nhất sử dụng một ngôn ngữ.

thế giới hiện đang tiến dần tới viễn cảnh đó, đương nhiên việc các ngôn ngữ đang bị mất đi cũng là một vấn đề và cần được bảo tồn xử lý, chúng là một nguồn tài nguyên quý gia cho các nghiên cứu khoa học xã hội, mã hoá, âm nhạc và nghệ thuật... Nhưng mà rõ ràng là lợi ích của một ngôn ngữ chung lớn hơn nên nó vẫn đang là xu thế chính đang diễn ra. 

Mình nghĩ đa dạng hoá và thống nhất là hai xu hướng luôn diễn ra trong quá trình phát triển. Một ngôn ngữ trong quá trình sử dụng sẽ được liên tục thay đổi, sáng tạo ra từ và các cấu trúc mới, và khi các nhóm người bị phân tách về vị trí địa lý/ giao tiếp từ từ sẽ tách ra thành các ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ tiếng anh anh - anh mỹ - anh úc - cũng có khác biệt đôi chút với Vinglish, nếu chia tách những cộng đồng này trong vài vạn năm mình nghĩ họ sẽ phát triển thành các nhánh ngôn ngữ khác nhau hoàn toàn. Tương tự việc kết nối thương mại xã hội ở mức toàn cầu yêu cầu một ngôn ngữ chung thống nhất, khi tiếng anh đang làm tốt việc đó, tỉ lệ người dùng sẽ ngày càng cao.

Mình muốn bổ sung một ví dụ về cái văn hoá bị mất.

Nếu tìm đọc những tác phẩm tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều có cảm giác tiếng Anh không truyền cảm hết được thông điệp mà tác giả cố gắng diễn tả. Mình cho rằng đó là cái mất mát lớn nhất về chuyện văn hoá và văn học.

Chúng ta đều biết trong các tác phẩm văn học, có nhiều câu có nghĩa đen và nghĩa bóng, nhiều câu có những ý nghĩa lắt léo. Ví dụ như câu nổi tiếng của Đoàn Thị Điểm: "da trắng vỗ bì bạch" thì làm sao giải thích được trong một vài câu ngắn gọn? Nói chung là khó và làm cho bản dịch dài ra một cách không cần thiết.

Thay đổi rõ ràng nhất nè, toàn bộ các lớp Ielts, Toefl, Toeic sập tiệm hết. Học sinh bớt một môn học tại trường, phụ huynh bớt công đưa đón con đi học thêm. Nhu cầu du học với đào tạo tại nước ngoài giảm. Trong các công ty thì chất lượng ứng viên được cào bằng hơn, tại những người có 'ưu thế ngoại ngữ' sẽ mất đi ưu thế đó. Hi.

Mất đi ngôn ngữ là mất đi bản sắc, nhưng đó là khi các dân tộc khác vẫn giữ lại ngôn ngữ của mình. Hiện nay, mọi người đang cố gắng để gần đạt đến cái mục tiêu 1 ngôn ngữ chung (kéo nhau đi học tiếng Anh đấy thôi), chỉ khác là ko phải loại bỏ ngôn ngữ mẹ đẻ.

Nói chung, là ngoại trừ văn hóa, chưa thấy 1 ngôn ngữ có gì ko tốt cả.