Bản ngã con người: Có phải hoàn cảnh ảnh hưởng đến bản chất của con người?

  1. Tâm lý học

  2. Phong cách sống

Liệu có phải hoàn cảnh ảnh hưởng đến bản chất của con người?

Và con người ta không phải sinh ra đã là người "xấu"?

Đúng hay sai?

Từ khóa: 

con người

,

bản ngã

,

bản chất

,

tâm lý học

,

phong cách sống

"Nhân Chi sơ, tánh bổn thiện", tức chân bản chất con người vốn là thiện, nhưng ít ai có thể giữ được cái thiện đó cho đến phút cuối cùng. Bạn nói rất đúng, hoàn cảnh ảnh hưởng vô cùng lớn đến bản chất con người, ví dụ như một đứa trẻ suốt ngày sống trong bạo lực thì khi lớn lên chúng sẽ bù đắp những mất mát tuổi thơ bằng cách khiến người khác đau khổ. Nhưng như thế chưa đủ bởi nhiều người vốn có hoàn cảnh rất tốt nhưng sao vẫn làm chuyện xấu, đó là vì sâu thẳm trong "tánh bổn thiện" vẫn có một thứ đen tối gọi là "thú tính" (tôi đảm bảo với bạn không ai là không có thứ này), thú tính rất dễ được bộc lộ và cũng rất dễ bị kiềm hãm, bị kiềm hãm bởi thứ gì ư? Đó là ý thức con người, chế tài pháp luật và dư luận xã hội. Nếu như chế tài mạnh, dư luận mạnh, ý thức mạnh thì con người của xã hội ấy, đất nước ấy sẽ trở nên tốt đẹp hơn và khả năng phạm tội sẽ thấp đến không tưởng. Nhưng chỉ cần những thứ trên kia lỏng lẽo thì thú tính sẽ lập tức nuốt chửng con người, đó lý do tại sao một số người nhìn hiền lành, lịch sự nhưng lại có lúc làm nên những chuyện không chút nhân tính khi họ có cơ hội.

Trả lời

"Nhân Chi sơ, tánh bổn thiện", tức chân bản chất con người vốn là thiện, nhưng ít ai có thể giữ được cái thiện đó cho đến phút cuối cùng. Bạn nói rất đúng, hoàn cảnh ảnh hưởng vô cùng lớn đến bản chất con người, ví dụ như một đứa trẻ suốt ngày sống trong bạo lực thì khi lớn lên chúng sẽ bù đắp những mất mát tuổi thơ bằng cách khiến người khác đau khổ. Nhưng như thế chưa đủ bởi nhiều người vốn có hoàn cảnh rất tốt nhưng sao vẫn làm chuyện xấu, đó là vì sâu thẳm trong "tánh bổn thiện" vẫn có một thứ đen tối gọi là "thú tính" (tôi đảm bảo với bạn không ai là không có thứ này), thú tính rất dễ được bộc lộ và cũng rất dễ bị kiềm hãm, bị kiềm hãm bởi thứ gì ư? Đó là ý thức con người, chế tài pháp luật và dư luận xã hội. Nếu như chế tài mạnh, dư luận mạnh, ý thức mạnh thì con người của xã hội ấy, đất nước ấy sẽ trở nên tốt đẹp hơn và khả năng phạm tội sẽ thấp đến không tưởng. Nhưng chỉ cần những thứ trên kia lỏng lẽo thì thú tính sẽ lập tức nuốt chửng con người, đó lý do tại sao một số người nhìn hiền lành, lịch sự nhưng lại có lúc làm nên những chuyện không chút nhân tính khi họ có cơ hội.

treem

Con người ta ai sinh ra ai cũng đều là người lương thiện. Do hoàn cảnh về môi trường, cách cha mẹ, thầy cô giáo dục, các mối quan hệ xung quanh vv mà ta dần thay đổi bản chất mà ta đáng nhẽ có từ lúc ban đầu.

Khi được sống ở 1 khu phố văn hóa, cách giáo dục của cha mẹ đúng đắn, môi trường, khí hậu xanh sạch đẹp, hàng xóm láng giềng tốt bụng, lương thiện, các mối quan hệ xung quanh lành mạnh thì đương nhiên ta cũng phát triển tính cách theo 1 cách tích cực.

Ngược lại ở 1 môi trường tiêu cực, cha mẹ thường xuyên cải vã, giáo dục con cái ko đúng cách, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với các mối quan hệ độc hại thì đương nhiên ta sẽ dần thay đổi bản thân theo hướng tiêu cực.

Những điều xấu thì rất dễ nhiễm, nhưng những hành động, thói quen tốt thì rất khó hình thành. Nhưng theo mình cách dạy dỗ, giáo dục của cha mẹ là quan trọng hơn bất kì yếu tố khác. Nếu là cách dạy dỗ cho con cái có tư duy đúng đắn, thì ắt hẳn con cái sẽ tự biết điều nào tiêu cực mà tránh, cũng sẽ khó bị ảnh hưởng bởi những điều xấu hơn là những đứa trẻ có tư duy chưa đúng <= Những điều trên là quan điểm của riêng mình, ko có ý xúc phạm hay đả kích 1 ai, 1 môi trường nào 🙂.

Con người sinh ra không phải ai cũng xấu ngay từ trong trứng nước, đúng, mình đồng ý. Môi trường sống và cách giáo dục của bố mẹ, những người thân. Tính cách của các bạn bè đồng trang lứa,...có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới việc định hình tính cách của chúng ta sau khi trưởng thành. Có câu "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" mà, ông bà ta nói vẫn không có sai bao giờ =)))

Con người sinh ra bản chất là ích kỉ. Khi 1 đứa bé khóc tức là nó muốn nhu cầu nào đó của nó đc thỏa mãn và nó sẽ ko ngừng quấy rầy bạn cho đến khi bạn thực thi nhu cầu của nó.

Đây là nguyên do tại sao con người làm việc xấu để thỏa mãn sự ích kỉ của mình.

Hoàn cảnh chẳng qua chỉ là 1 yếu tố tác động sự giáo dục mới là quan trọng nhất

Gần mực thì đen gần đèn thì rạng

Ở bầu thì tròn ở ống thì dài...

Hoặc ai bản lĩnh tốt, phân biệt đc pải trái trắng đen thì " đi với bụt mặc áo caxa đi với ma mặc áo giấy"

Nó là có ý nghĩa như vậy đó ban