Bạn nghĩ gì về ngôi thứ trong xưng hô và việc giấu tuổi?

  1. Phong cách sống

Ngày nay, càng lúc càng nhiều nét văn hóa phương Tây du nhập và được đón nhận tại Việt Nam. Có những cái hợp lí như không hỏi nhau các vấn đề riêng tư, giữ bí mật thu nhập... Nhưng có điều mình không thích ứng được đó là việc giấu tuổi.

Người Tây, ngoài những câu nói trang trọng, kính trọng có dùng Sir, Madam.. ra thì họ dùng "you" hết. Đó là đặc điểm riêng của ngôn ngữ của họ. Còn trong tiếng Việt, chúng ta có phân chia ngôi thứ rõ ràng (mà một số người cho là rắc rối): anh, chị, em, cháu, con, cô, chú, bác, ông, bà... Việc "để ý" và dùng đúng ngôi thứ trong xưng hô, theo mình, cũng là một cách tôn trọng đối tượng ta đang giao tiếp.

Thế nhưng ngày nay, qua mạng cũng như ngoài đời, càng lúc càng có nhiều người giấu tuổi, giấu năm sinh, khi xưng hô thì đa phần là dùng "mình, bạn", hoặc toàn gọi người khác là anh, chị, xưng tôi. Cách xưng hô này, lại theo mình, là chỉ nên dùng trong công việc. Còn giao tiếp bình thường thì mình không có hứng thú lắm với những người nói chuyện kiểu này, đặc biệt là những người mình không biết họ bao nhiêu tuổi.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Từ khóa: 

,

phong cách sống

Em thấy khi em xưng hô "I-you", "mình-bạn" trên mạng với những ng e chưa b, em cảm thấy gần gũi hơn, cởi mở hơn. Điều đó kco nghĩa là mình không tôn trọng ng đó nếu cẩn trọng dùng các từ ngữ trong câu. Đây cũng là cách xưng hô của một số người lớn nói chuyện với trẻ em, thanh thiếu niên để có thể gần gũi với họ cũng như hiểu họ hơn, không tạo ra quá nhiều khoảng cách cản trở việc giao tiếp thông tin
Trả lời
Em thấy khi em xưng hô "I-you", "mình-bạn" trên mạng với những ng e chưa b, em cảm thấy gần gũi hơn, cởi mở hơn. Điều đó kco nghĩa là mình không tôn trọng ng đó nếu cẩn trọng dùng các từ ngữ trong câu. Đây cũng là cách xưng hô của một số người lớn nói chuyện với trẻ em, thanh thiếu niên để có thể gần gũi với họ cũng như hiểu họ hơn, không tạo ra quá nhiều khoảng cách cản trở việc giao tiếp thông tin

Từ trước đến giờ đi ra đường gặp người lạ, nếu không thể dựa vào ngoại hình để dự đoán tuổi của đối phương thì em luôn tự động nhận mình nhỏ hơn. Sau đấy nếu nói chuyện sâu hơn và thân thiết hơn em sẽ tự động xưng tuổi của mình và hỏi tới tuổi của họ để tiện xưng hô.

Đôi khi có những người lớn hơn em 1, 2 tuổi nhưng họ đề nghị xưng ngang bằng cho thân thiết thì em sẽ chiều theo ý họ. Những người lớn hơn em quá nhiều tuổi mà cũng vẫn đòi xưng ngang bằng, thậm chí xưng "em" với em thì em đánh giá là... "cưa sừng làm nghé". Còn đối với những người nhỏ tuổi hơn nhưng tự đề xuất xưng ngang bằng với em thì em sẽ hơi thiếu thiện cảm và có thể đánh giá là họ vô lễ.

Cái này một phần là vì trong tiếng Việt mình có ngôi thứ rõ ràng như anh đã nói, ngoài ra văn hóa người Việt là kính trên nhường dưới, lễ phép lễ độ nên chuyện xưng hô trở thành quan trọng chứ ở phương Tây thì chỉ có "tao" với "mày", tuổi tác không quan trọng thành ra hỏi tuổi người ta lại là bất lịch sự. :D

Việc xưng hộ "mình-bạn" là cách để giữ lịch sự khi chưa biết tuổi cụ thể của đối tượng nói chuyện, để tránh bị hớ về sau, chứ không hẳn mục đích là giấu tuổi.

Với mình, thường khi gặp mà chưa biết tuổi thì mình đoán tuổi. Tuổi quá lớn rõ ràng thì gọi cô chú bác, cơ mà các cô chú nhìn phong thái trẻ trung thì cứ gọi anh chị, nếu họ chỉnh lại thì chiều theo ý họ. Tuổi nhỏ hơn cũng tương tự.
Tuổi xêm xêm lệch nhau vài ba tuổi thì mình, bạn hoặc gọi tên luôn. Nếu họ ráng gặng hỏi tuổi để xưng cho đúng thì trả lời rồi hỏi lại, sau đó cứ theo lễ phép người Việt mình.
Mình không thích gặp là hỏi tuổi lắm :v