Bạn nghĩ gì về sự tham lam của con người?

  1. Tâm lý học

Chúng ta hãy bắt đầu bằng một thí nghiệm hết sức thú vị rằng trong một buổi đấu giá liệu có ai mua một tờ tiền 20$ với nhiều hơn giá trị thực của nó không nhé - hay nói cách khác bạn có sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một tờ 20$ bình thường không. Tất nhiên khi đọc đến đây bạn sẽ nghĩ rằng chẳng có ai điên mà làm những điều này nhưng mình tin chắc rằng sau khi nghe về thí nghiệm này bạn sẽ muốn thử làm nó đấy.

Luật đấu giá đơn giản như sau: Người trả giá cao nhất sẽ thắng và người trả giá cao thứ nhì cũng sẽ phải trả số tiền đưa ra cuối cùng.

Luật chơi nghe có vẻ kỳ lạ nhưng chúng ta hãy cùng tưởng tượng cuộc đấu giá này nhé.

  • Bắt đầu với 1$ cho tờ tiền 20$. Bạn có muốn trả giá cao hơn không nào? 2, 3, 4 hay 5$, những mức giá này vẫn còn ở dưới con số 20$, có nghĩ là cho dù trả giá thế nào, chúng ta vẫn có lời đúng chứ?
  • Khi mọi thứ tăng lên đến 10$ rồi 15$ thì người đấu giá sẽ bắt đầu nhận ra điều gì không đúng trong cuộc chơi. Giả sử bạn bạn ra giá 15$ và người khác ra giá 16$, điều này có nghĩa nếu cuộc chơi dừng lại, bạn sẽ mất không 15$ mà chẳng được gì. Vậy bạn sẽ chơi tiếp hay dừng lại?
  • Giả sử nếu tiếp tục chơi tiếp đến mức 20$, bạn cuối cùng cũng nhận ra được rằng mình và người chơi kia đều không thể thắng và cuộc chơi giờ đây từ việc ai ăn được nhiều tiền hơn trở thành việc ai thua ít tiền hơn và thậm chí cuộc đấu giá có thể lên đến 40$ cho một tờ bạc 20$ bình thường. Thú vị đúng không nào.

Bạn biết điều gì khiến cuộc đấu giá này trở nên thú vị chứ? Ở nửa đầu cuộc đấu giá, mọi người thích thú vì có vẻ họ sẽ mua được món hời với giá thấp hơn so với giá trị thật của nó và do đó não họ được kích thích để tham gia vào cuộc đấu giá. Tuy nhiên vào nửa sau, khi số tiền đấu giá còn cao hơn cả giá trị món đồ, tâm lý của hai người tham gia ở đây sẽ là tính cạnh tranh và tiền bạc. Họ thà trả giá cao hơn và có được phần thưởng còn hơn ra về với hai bàn tay trắng mà còn bị mất thêm tiền. Hai yếu tố này chính là nguyên nhân dẫn đến sự quá khích và đưa đến những quyết định phi lý trong ví dụ trên.

Ta có thể thấy, tham lam là bản chất của con người, đặc biệt khi bị đồng tiền chi phối, khiến bộ não điều khiển hành vi và tâm lý con người theo những cách không ngờ. Ví dụ trên cho thấy rằng con người có xu hướng mạo hiểm hơn với những thứ được thưởng/được cho, và sẽ cảm thấy tiếc nếu chúng ta “suýt bỏ lỡ” những gì sắp sửa xảy ra trong tương lai.

Còn bạn, bạn nghĩ gì về sự tham lam của con người khi bị đồng tiền chi phối?

Nguồn: Brain game

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tiền bạc

,

tham lam

,

tâm lý học

Tất nhiên rồi, tham lam là 1 trong 7 deadly sins. Nó là bản chất của con người rồi. Lòng tham của con người cơ bản là ko có đáy, luôn muốn nhiều hơn nữa và sợ mất đi những gì đang có. Nó là yếu điểm của con người nhưng cũng là động lực để tiếp tục cố gắng ko ngừng.

Trả lời

Tất nhiên rồi, tham lam là 1 trong 7 deadly sins. Nó là bản chất của con người rồi. Lòng tham của con người cơ bản là ko có đáy, luôn muốn nhiều hơn nữa và sợ mất đi những gì đang có. Nó là yếu điểm của con người nhưng cũng là động lực để tiếp tục cố gắng ko ngừng.

Đây là thí nghiệm cho bạn nào muốn tìm hiểu nhé, thí nghiệm ở trên mình đề cập ở khoảng cuối video ạ