Bạn sợ điều nhất trong cuộc đời này?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Sợ khó khăn, sợ vất vả, sợ ốm đau, bệnh tật, sợ không có tiền, sợ bị người khác không tôn trọng, sợ người thân bị người khác làm tổn thương ....

Túm lại là: => Sợ nước mắt bị rơi.

Trả lời

Sợ khó khăn, sợ vất vả, sợ ốm đau, bệnh tật, sợ không có tiền, sợ bị người khác không tôn trọng, sợ người thân bị người khác làm tổn thương ....

Túm lại là: => Sợ nước mắt bị rơi.

Chiến tranh hạt nhân nếu xảy ra giữa các anh lớn trong câu lạc bộ sở hữu bom hạt nhân sẽ là khủng khiếp và tàn sát tất cả cuộc sống trên trái đất này! 🤔

Clb này hiện nay có Mỹ, Nga, Trung, Anh, Pháp ... theo sau có đàn em Ấn, Pakistan, Israel. Và lọt tọt ăn theo hiện nay có bác Kim Jong-Un cũng ôm atomic bomb răn đe anh nhớn usa.

Trong thế giới đa sắc tộc, mộng bá vương như hiện nay. Chỉ một sơ xảy kỷ thuật xảy ra cũng khiến thế giới thót tim, sợ hãi.

Sư tổ Albert Einstein, Robert Oppenheimer chắc hẳn sẽ buồn lòng khi biết hậu duệ mang thành quả hạt nhân ra mộng bá đồ vương toàn cầu vậy. 

Ảnh free lancer ab

Sợ không còn được nghe tiếng ba mẹ nữa
Nhìn cha mẹ ngày càng già đi

Mình sợ nhất là không tìm ra câu trả lời cho câu hỏi "Mình sống trên đời này để làm gì?" Có một giai đoạn mình rơi vào trạng thái khủng hoảng, đứng ở nhà ga chờ tàu mà mắt cứ lom dom nhìn xuống đường ray với suy nghĩ muốn nhảy xuống kết thúc cuộc đời cho nhẹ lòng. Những gì mình làm, những gì mình cố gắng ở hiện tại cũng chỉ là tìm kiếm câu trả lời nhằm cho mình lý do để mình sống tiếp thôi.

Câu trả lời đúng nhẽ ra phải là: "tôi sợ chết". Vì ai rồi cũng phải đối mặt với nó, mà đến giờ lại chưa từng có "lời giải" nào rõ ràng cho vụ "phải chết" này. Ấy thế nhưng cá nhân tôi nó riêng, và đại đa số nhân loại vẫn cứ lạc quan, vui sống, tận hưởng cuộc đời như không hề biết thực ra mình chắc chắn rồi sẽ phải chết.
Có lẽ bởi vì tôi vẫn còn trẻ. Khi trẻ người ta sẽ hi vọng nhiều hơn. Đến một ngày nào đó tôi sẽ già đi, yếu hơn, và sẽ nghĩ về cái chết của mình mỗi ngày. Còn bây giờ, tôi háo hức thức dậy mỗi ngày, nghĩ về việc gặp ai, làm gì, ăn gì, chơi gì?
Tôi lạc quan là thế, vậy có phải tôi không sợ điều gì không? Đúng là với chút ngông cuồng tuổi trẻ, tôi hầu như không sợ gì cả! Không sợ đói, không sợ hết tiền, không sợ bạn gái bỏ, không sợ sếp ...
Thế nhưng có một thứ tôi sợ, đó là sợ những ngày mất phương hướng, sợ cảm giác mất ý nghĩa của cuộc sống. Tôi sợ những buổi sáng thức dậy, không muốn làm gì? Làm để làm gì? Không biết mình thích ăn gì? Muốn gặp ai? Tôi sợ cái cảm giác thời gian trôi đi, và mình vô định giữa dòng đời. Nỗ lực để làm gì, cố gắng vì điều gì? Những người mình đang cố gắng vì họ, liệu họ có thực sự cần mình không. Hay chính sự cố gắng đó, lại đang làm họ không vui, không phải là điều họ cần, họ muốn?
E sợ nhất là tự nhiên đi ra đường cái bị tai nạn gãy tay gãy chân các kiểu. Phải sống thực vật, lệ thuộc vào người khác, mắc các bệnh quái ác khác, mấy cái đó thì còn đáng sợ hơn cái chết.
Sợ nghèo

Chính là sự "đánh mất"! Người làm chính trị lo sợ mất đi quyền thế, những thương gia giàu có lo sợ mất đi tiền của, những người lớn tuổi lo sợ mất đi sức khỏe, những nhân tài ưu tú lo sợ mất đi học vấn, các cô gái trẻ lo sợ mất đi sắc đẹp…

Những thứ có thể mất đi, liệu có thực sự là đáng quý nhất hay không?

Sống trên đời này, chúng ta thật sự lo sợ mất đi sự công nhận của xã hội mà mình đang có, mất đi quan điểm và tình cảm vốn có ban đầu, mất đi sự thoải mái của nơi ở và sự bình an của cơ thể, thậm chí ngay cả suy nghĩ cũng không dám nghĩ đến. Nhưng mọi sự trên đời vốn dĩ đều là vô thường, những điều này là không thể nào tránh khỏi. Điều mà chúng ta có thể làm được, chỉ có thể là thay đổi chính mình, thay đổi quan điểm cố hữu về đối nhân xử thế của chính mình.Lo sợ mất mát, là vì chúng ta vẫn chưa thấu hiểu được cái gì là thứ quý giá nhất của cuộc đời con người. Nếu những thứ mất đi là những thứ không tốt hoặc là những thứ chưa tốt lắm, thì chúng ta có lo sợ hay không? Chắc chắn là không, mà ngược lại chúng ta còn cảm thấy may mắn.Thật ra, chúng ta nên biết rằng mọi thứ trên đời này đều là vô thường hết. Thuộc tính này cũng quyết định rằng mọi vật chất đều không phải là tốt nhất, không phải là quý giá nhất. Vì sự hạn chế của trí tuệ nên chúng ta rất khó nhìn thấu mọi thứ một cách rõ ràng.

Đối với cuộc đời của một người mà nói, thứ gì là đáng quý nhất? Thật ra, chúng ta có thể tìm ra một số câu trả lời trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, đặc biệt là trong văn hóa tu luyện truyền thống.

Đối với đời người mà nói, cái gì mới là thứ quý giá nhất? (Ảnh: Shutterstock)

Cách tốt để giải quyết tất cả mọi phiền muộn là gì? Chính là "đánh mất"

Trong cuộc sống, khi chúng ta gặp phải vấn đề và khó khăn, đừng ngần ngại suy nghĩ xem, liệu chúng ta có thể thử thay đổi chính mình không? Thử đánh mất quan niệm cũ vốn có của chính mình, thử không đi theo tư tưởng cũ của mình xem như thế nào.Khi người khác tranh giành danh lợi với chúng ta, đầu tiên chúng ta sẽ nghĩ đến là "có được". Vì vậy, chúng ta sẽ ôm giữ tức giận trong lòng, bào mòn tâm tư, nghĩ đủ mọi cách để làm sao có được thứ đó. Trong lúc này, chúng ta dám lựa chọn "đánh mất" hay không? Chúng ta dám lựa chọn từ bỏ tranh giành không? Có thể, phần lớn mọi suy nghĩ sẽ cho là: "Tại sao tôi phải làm như vậy? Tại sao tôi phải nhường cho anh ta, cô ta? Tại sao tôi phải để cho anh ta/cô ta được lợi?".Không tại sao cả! Chỉ đơn giản là cho bản thân một cơ hội để thay đổi chính mình, từ bỏ quan niệm vốn có của mình mà thôi. Nếu chúng ta không thể thực hiện được mỗi lần đều "đánh mất" như vậy, thì cũng có thể thử làm một lần, xem kết quả như thế nào. Những thứ mà chúng ta tranh giành chẳng qua cũng chỉ giống như hình ảnh phản chiếu của một đám mây dưới nước mà thôi, đám mây trắng thực sự thuộc về chúng ta vẫn nằm trên bầu trời.

"Đi đến cuối nguồn nước, ngồi nhìn mây hiện ra"

"Đánh mất" là sự xả bỏ đối với một cảnh giới thấp hơn, nhưng lại là bước tiến đi đến cảnh giới cao hơn. Nếu thực sự làm được điều này, nó sẽ không còn là hành động miễn cưỡng hữu hình trong thế gian này, mà là hiện thân tự nhiên của sự thăng hoa trong cuộc đời.Có lẽ, khi chúng ta không ngừng thực hiện được trạng thái tâm tĩnh lặng như mặt nước, thẳng thắn rõ ràng, lương thiện với mọi người, bao dung vạn vật, tấm lòng rộng lượng dung chứa tất cả, chúng ta mới có thể dễ dàng vượt qua được lớp ngăn cách và chướng ngại của sự ích kỷ và cái "tôi" của chính mình. Mà tất cả những điều này có thể đều sẽ xảy ra ở trong một lớp sâu hơn nữa, những thứ được hiển thị ở trong cuộc sống của chúng ta chẳng qua chỉ là một lớp vỏ bề ngoài mà thôi.Khi chúng ta thực sự dám không ngừng loại bỏ đi tham vọng, hành vi, sự tham lam và tính ngông cuồng của chính mình, thì chúng ta sẽ không còn lo sợ mất đi những vật chất của thế gian nữa, vì tất cả đều trở nên nhỏ bé như những hạt bụi. Trong khi đó, chúng ta vẫn có thể hưởng thụ mọi thứ trên đời này như bình thường, nhưng khi những thứ vật chất này bị mất đi rồi, chúng ta chỉ cảm thấy như một cơn gió mát thổi qua, chúng ta sẽ không còn đau khổ vì sự mất mát đó nữa. Bởi vì những thứ này đối với người thực sự dám chịu sự đánh mất mà nói đã không còn tác dụng nữa rồi. Biển lớn sẽ không quan tâm đến sự bốc hơi của một giọt nước.

Lưu luyến cảnh đẹp dưới chân có thể sẽ khiến cho chúng ta bỏ lỡ đỉnh núi cao hơn

Con người luôn cho rằng mọi thứ của mình đều là thứ tốt đẹp, cho rằng sự suy nghĩ lựa chọn của mình đều luôn đúng, cho rằng sự cố gắng và kinh nghiệm của mình là tốt nhất. Có lẽ, đây đều là do "cái riêng""cái tôi" mà tạo thành. Đương nhiên, chúng ta có thể cho rằng mọi thứ của mình đều là thứ tốt, nhưng không thể quá cứng nhắc và mắc kẹt trong đó.Có lẽ, trong một phạm vi nhỏ nhất định nào đó, những thứ này của một cá nhân nào đó là rất tốt và rất có ích. Nhưng đem nó phóng to ra ở một phạm vi rộng lớn hơn, đặt nó vào một mức độ sâu hơn nữa, thì rất có thể những hạn chế của nó sẽ được biểu hiện ra rất rõ ràng.Những cái riêng mang tính hạn chế này sẽ khiến cho chúng ta dễ dàng rơi vào trong trong khuôn khổ cố hữu của những quan niệm cá nhân, khó mà thoát ra được. Dám không ngừng phủ định "cái riêng""cái tôi" của mình trong đời sống này thì mới là sự đảm bảo cho cuộc sống thăng hoa ở cấp độ cao hơn.

Từ xưa đến nay, có rất nhiều người có thành tựu to lớn, như các nhà khoa học, những nghệ sĩ tuyệt vời đều là những người dám từ bỏ vinh quang và tư tưởng ban đầu của mình, đồng thời sống cuộc đời yên bình, không ngừng thách thức "cái tôi", đột phá "cái tôi" nên mới có được những thành tựu vĩ đại. Nếu như chỉ lo lưu luyến phong cảnh đẹp ở dưới chân, chúng ta sẽ rất khó có thời gian và hoài bão để trèo lên những đỉnh núi cao hơn.

Cuộc đời như một bàn cờ, đối thủ của mình là "cái tôi" của chính mình

Cuộc đời giống như một bàn cờ, đối thủ đấu cờ với mình chính là quan niệm của "cái tôi". Đây là một quá trình vô cùng khó khăn, ngay cả muốn nhận biết rõ đối thủ của mình cũng là một chuyện không dễ dàng chút nào, bởi vì "người trong cuộc thường u mê, người ngoài cuộc lại tỉnh táo hơn". Vì vậy, không cần phải yêu cầu chiến thắng trong mỗi bước đi, chỉ cần trong mỗi bước đi của ván cờ cuộc đời, chúng ta đều có thể không ngừng nhìn nhận rõ và vượt qua cái tôi của chính mình, thì người thắng cuộc cuối cùng mới là bản thân chúng ta.Thật ra, dựa vào thái độ này để chơi cờ, đến thời khắc cuối cùng của ván cờ, có lẽ chúng ta đã không còn quan trọng thắng thua cuối cùng nữa, bởi vì ván cờ vừa bắt đầu thì bạn đã là người chiến thắng rồi, vì khi bạn bố trận ở nước cờ đầu tiên là cuộc đời của bạn đã bắt đầu thăng hoa rồi.Trong quá trình đấu cờ, chẳng qua chỉ là loại bỏ những thứ không tốt đẹp mà thôi. Đương nhiên, nếu như trong một khoảng thời gian nhất định, là sẽ nhanh chóng vượt mặt “cái tôi” rất xa, đó thật sự là một chuyện rất đáng mừng, nhưng quá trình chiến thắng cái tôi của chính mình này chắc chắn là một quá trình vô cùng gian nan.

Liên tục đánh mất liên tục thăng hoa

Sợ bị lãng quên

Mình luôn sợ cái cảm giác bị bỏ lại phía sau, sợ cái cảm giác bị cô đơn ấy. Sợ rằng 1 ngày nào đó những ng xung quanh coi mình như không tồn tại.