Biến chuyển của bệnh tật trong ngày

  1. Sức khoẻ

Khi bị bệnh, đa phần là “đán huệ nhật an”, tức là vào sáng sớm và ban ngày sẽ cảm thấy khá hơn một chút, đến xế chiều sẽ bắt đầu nặng hơn lên, và khi đêm đến thì càng trầm trọng hơn. Tại sao lại như vậy?

Con người và khí hậu có mối quan hệ với nhau, xuân hạ thu đông, khí hậu khác nhau có thể khiến tình trạng bệnh của con người có phần thay đổi, cho nên mới nói xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng. Khí của con người cũng thể hiện trạng thái này.

Trong một ngày từ sáng đến tối, cũng phân chia rõ như bốn mùa. Một ngày được chia thành bốn giai đoạn, buổi sáng là mùa xuân; ban ngày là mùa hè; khi mặt trời hạ xuống là mùa thu; nửa đêm được coi là mùa đông.

Lúc sáng sớm, khi mặt trời mọc thì khí của con người thăng lên, khí bệnh dần dần bị đẩy lùi về sau, gọi là “đán huệ” (khoan khoái vào buổi sáng sớm).

Đến buổi trưa, khi nhiệt độ ngoài trời đạt mức độ nóng nhất trong ngày, khí của con người bắt đầu tăng trưởng lên, khí bệnh càng lui dần, khí của con người khởi lên thì có thể thắng được tà khí, nên lúc này sẽ được an ổn, gọi là “nhật an”.

Đến chiều tối, mặt trời bắt đầu lặn xuống, khí của con người bắt đầu giảm sút, bệnh tật lại bắt đầu tăng lên.

Nửa đêm khí của con người nhập tạng, tức là ẩn tàng dấu vào trong để cơ thể bắt đầu tái tạo lại, sau khi nhập vào tạng phủ thì tà khí hoàn toàn chiếm giữ thân thể chúng ta, vì vậy chỉ còn tà khí trên thân, cũng chính vì vậy mà lúc này bệnh tình trở nên nghiêm trọng.

https://cdn.noron.vn/2021/10/03/25550603911201675-1633258975_1024.jpg
Từ khóa: 

dưỡng sinh

,

bệnh tật

,

mệt mỏi

,

nhức mỏi

,

sophia ngo therapy

,

sức khoẻ