Bình phẩm về tác phẩm “Tội ác và hình phạt” của Dostoevsky

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Năm 1865, Fyodor Dostoevsky bắt đầu viết tác phẩm “Tội Ác và Hình Phạt” (Crime and Punishment, 1866). Tác phẩm này đã xác định vị trí đặc sắc của tác giả trên văn đàn Nga bởi nhà văn đã mô tả cuộc hành trình thực sự qua tâm lý con người, khiến cho người đọc trải qua nhiều lúc phải nín thở. - Nhà văn đã khai thác triệt để các nhân vật qua các đoạn đối thoại để họ tự bộc lộ bản thân nhằm mang tính khách quan cho tác phẩm. - Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tác phẩm nhận được rất nhiều sự chú ý bởi nó đưa người đọc đến gần tâm lý phạm tội, mà đặc biệt đây là tội phạm giết người. Tội ác của nhân vật bị lún sâu thêm khi giết tiếp người thứ hai để che giấu việc phạm pháp của mình và hành động phi tang chứng cứ. Điều này làm hấp dẫn người đọc khiến họ muốn theo dõi theo câu chuyện. - Những câu chuyện nhỏ của từng nhân vật được tác giả xây dựng và bố trí sắp xếp phù hợp tạo nên sự liên kết xuyên suốt tác phẩm. Nó tạo ra cái nhìn đa chiều về cuộc sống của những con người nghèo khổ trong xã hội nước Nga lúc bấy giờ. - Để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình, Đốtxtôiépxki đã sử dụng một hệ thống tình tiết, kết cấu và ngôn ngữ độc đáo, phù hợp, có truyền thống lâu đời. Để bộc lộ “con người trong con người”, ông thường sử dụng tình tiết phiêu lưu, những giấc mơ, những trạng thái tâm thần khác thường, vì trong các trường hợp ấy con người không thể sống với những gì ổn định bề ngoài, mà là sống với bản chất bên trong. Con người với những biến động bất ngờ thường xuất hiện nơi không gian “ngưỡng cửa”, nằm trên ranh giới giữa bên trong và bên ngoài như cửa ra vào, hành lang, cầu thang, phòng ngoài,… Thời gian tình tiết thường là thời gian khủng hoảng trong cơn bế tắc như trước khi chết, trước và sau vụ sát nhân hay một lựa chọn rung động toàn nhân cách. Đó là thời điểm con người không thể sống yên ổn. Thêm vào đó không khí đầy những nghi kỵ, khiêu khích, kích động, cãi vã, lăng nhục,… càng thúc đẩy thêm quá trình tự ý thức, khêu gợi nhu cầu suy nghĩ, thổ lộ, biện bạch, đối thoại. - Với quy mô khá lớn và có phần khó đọc nhưng “Tội ác và hình phạt” được đánh giá cao trên phương diện nội dung và nghệ thuật bởi nó hàm chứa tính nhân đạo về sự đồng cảm của tác giả với những con người nhỏ bé thuộc tầng lớp thấp trong xã hội. Tác phẩm còn là lời tố cáo một xã hội mà con người coi trọng đồng tiền hơn tất cả, nó chà đạp lên nhân phẩm, các giá trị đạo đức, đặc biệt là giai cấp tư sản độc ác. Nhưng đồng thời nó ca ngợi tình người giữa những con người nghèo khó trong tác phẩm với nhau, giúp con người hướng đến cái thiện.
Trả lời
Năm 1865, Fyodor Dostoevsky bắt đầu viết tác phẩm “Tội Ác và Hình Phạt” (Crime and Punishment, 1866). Tác phẩm này đã xác định vị trí đặc sắc của tác giả trên văn đàn Nga bởi nhà văn đã mô tả cuộc hành trình thực sự qua tâm lý con người, khiến cho người đọc trải qua nhiều lúc phải nín thở. - Nhà văn đã khai thác triệt để các nhân vật qua các đoạn đối thoại để họ tự bộc lộ bản thân nhằm mang tính khách quan cho tác phẩm. - Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tác phẩm nhận được rất nhiều sự chú ý bởi nó đưa người đọc đến gần tâm lý phạm tội, mà đặc biệt đây là tội phạm giết người. Tội ác của nhân vật bị lún sâu thêm khi giết tiếp người thứ hai để che giấu việc phạm pháp của mình và hành động phi tang chứng cứ. Điều này làm hấp dẫn người đọc khiến họ muốn theo dõi theo câu chuyện. - Những câu chuyện nhỏ của từng nhân vật được tác giả xây dựng và bố trí sắp xếp phù hợp tạo nên sự liên kết xuyên suốt tác phẩm. Nó tạo ra cái nhìn đa chiều về cuộc sống của những con người nghèo khổ trong xã hội nước Nga lúc bấy giờ. - Để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình, Đốtxtôiépxki đã sử dụng một hệ thống tình tiết, kết cấu và ngôn ngữ độc đáo, phù hợp, có truyền thống lâu đời. Để bộc lộ “con người trong con người”, ông thường sử dụng tình tiết phiêu lưu, những giấc mơ, những trạng thái tâm thần khác thường, vì trong các trường hợp ấy con người không thể sống với những gì ổn định bề ngoài, mà là sống với bản chất bên trong. Con người với những biến động bất ngờ thường xuất hiện nơi không gian “ngưỡng cửa”, nằm trên ranh giới giữa bên trong và bên ngoài như cửa ra vào, hành lang, cầu thang, phòng ngoài,… Thời gian tình tiết thường là thời gian khủng hoảng trong cơn bế tắc như trước khi chết, trước và sau vụ sát nhân hay một lựa chọn rung động toàn nhân cách. Đó là thời điểm con người không thể sống yên ổn. Thêm vào đó không khí đầy những nghi kỵ, khiêu khích, kích động, cãi vã, lăng nhục,… càng thúc đẩy thêm quá trình tự ý thức, khêu gợi nhu cầu suy nghĩ, thổ lộ, biện bạch, đối thoại. - Với quy mô khá lớn và có phần khó đọc nhưng “Tội ác và hình phạt” được đánh giá cao trên phương diện nội dung và nghệ thuật bởi nó hàm chứa tính nhân đạo về sự đồng cảm của tác giả với những con người nhỏ bé thuộc tầng lớp thấp trong xã hội. Tác phẩm còn là lời tố cáo một xã hội mà con người coi trọng đồng tiền hơn tất cả, nó chà đạp lên nhân phẩm, các giá trị đạo đức, đặc biệt là giai cấp tư sản độc ác. Nhưng đồng thời nó ca ngợi tình người giữa những con người nghèo khó trong tác phẩm với nhau, giúp con người hướng đến cái thiện.