Bối cảnh lịch sử của Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954 ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên ngôn độc lập nhưng nền độc lập đứng trước những thách thức to lớn. Cũng như bối cảnh xã hội lúc ấy, văn học vừa diễn ra xu hướng hội tụ, vừa tiếp tục sự phân hóa của các khuynh hướng văn học. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946 đã mở đầu cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm với Pháp. Trong thời kỳ này, văn học đã được xây dựng để phục vụ cho cuộc chiến đấu của người Việt Nam mà hạt nhân là Việt Minh. Văn hóa được định hướng theo phương châm do Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 là Dân tộc - Khoa học - Đại chúng còn đối với văn học thì làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng. Trong kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu Kháng chiến hóa văn hóa - Văn hóa hóa kháng chiến của Hồ Chí Minh cũng phản ánh mục tiêu và đi kèm với nó là phương pháp chi phối văn hóa nói chung và văn học nói riêng trong giai đoạn ấy. Về phong cách, để có thể kháng chiến hóa văn hóa, văn học phải nhằm đến đối tượng quần chúng đông đảo mà chủ yếu là nông dân và do vậy văn học giai đoạn này được hướng đến phong cách hiện thực, đại chúng. Trong bối cảnh đó, những người sáng tác mà trong số họ có rất nhiều nhà thơ của phong trào Thơ mới, những nhà văn hiện thực phê phán với không ít cây bút tài năng băn khoăn với câu hỏi: viết cho ai? viết cái gì? viết như thế nào? Người ta im lặng, hoặc cảm thấy bứt rứt vì không thể viết như cũ, nhưng cũng chưa thể viết được cái mới như ý muốn của mình. Trong thời gian này đã nảy sinh những cuộc tranh luận về nghệ thuật, trong đó người nghệ sĩ băn khoăn; đem nghệ thuật phục vụ chính trị có phải là rẻ rúng nghệ thuật không? Quần chúng có khả năng thưởng thức nghệ thuật không?.
Trả lời
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên ngôn độc lập nhưng nền độc lập đứng trước những thách thức to lớn. Cũng như bối cảnh xã hội lúc ấy, văn học vừa diễn ra xu hướng hội tụ, vừa tiếp tục sự phân hóa của các khuynh hướng văn học. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ ngày 19 tháng 12 năm 1946 đã mở đầu cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm với Pháp. Trong thời kỳ này, văn học đã được xây dựng để phục vụ cho cuộc chiến đấu của người Việt Nam mà hạt nhân là Việt Minh. Văn hóa được định hướng theo phương châm do Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 là Dân tộc - Khoa học - Đại chúng còn đối với văn học thì làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng. Trong kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu Kháng chiến hóa văn hóa - Văn hóa hóa kháng chiến của Hồ Chí Minh cũng phản ánh mục tiêu và đi kèm với nó là phương pháp chi phối văn hóa nói chung và văn học nói riêng trong giai đoạn ấy. Về phong cách, để có thể kháng chiến hóa văn hóa, văn học phải nhằm đến đối tượng quần chúng đông đảo mà chủ yếu là nông dân và do vậy văn học giai đoạn này được hướng đến phong cách hiện thực, đại chúng. Trong bối cảnh đó, những người sáng tác mà trong số họ có rất nhiều nhà thơ của phong trào Thơ mới, những nhà văn hiện thực phê phán với không ít cây bút tài năng băn khoăn với câu hỏi: viết cho ai? viết cái gì? viết như thế nào? Người ta im lặng, hoặc cảm thấy bứt rứt vì không thể viết như cũ, nhưng cũng chưa thể viết được cái mới như ý muốn của mình. Trong thời gian này đã nảy sinh những cuộc tranh luận về nghệ thuật, trong đó người nghệ sĩ băn khoăn; đem nghệ thuật phục vụ chính trị có phải là rẻ rúng nghệ thuật không? Quần chúng có khả năng thưởng thức nghệ thuật không?.