Ca Trù có những điểm đặc trưng nào, Bây giờ muốn xem ca trù thì có thể xem ở đâu?

  1. Văn hóa

5b47f528d351e_maxresdefault
Từ khóa: 

ca trù

,

tinh hoa việt nam

,

ca kịch cổ truyền

,

văn hóa

Theo thông tin tìm hiểu được thì:
+ Hát Ca trù có 5 không gian trình diễn chính: hát cửa đình (hát thờ), hát cửa quyền (hát cung đình hay hát chúc hỗ), hát tại gia (hát nhà tơ), hát thi và hát ca quán (hát chơi). Mỗi không gian có một lối hát và cách thức trình diễn riêng.Hát Ca trù có 5 không gian trình diễn chính: hát cửa đình (hát thờ), hát cửa quyền (hát cung đình hay hát chúc hỗ), hát tại gia (hát nhà tơ), hát thi và hát ca quán (hát chơi). Mỗi không gian có một lối hát và cách thức trình diễn riêng.
Một điệu có thể là một bài hát nhưng cũng có thể bao gồm nhiều bài; mỗi bài bao giờ cũng chỉ có một lời ca với tên gọi riêng của nó.
Trong Ca trù, thơ giữ một vị trí rất quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng hát Ca trù là hát thơ với một hệ bài bản phong phú quy định cho từng lối hát. Lời lẽ, ca từ của Ca trù mang tính uyên bác, ít lời mà nhiều nghĩa, giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc, trầm ngâm, sâu lắng
Cùng với thơ, múa cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên nét đặc sắc, riêng biệt của nghệ thuật hát Ca trù. Có nhiều điệu múa được sử dụng trong Ca trù như: múa Bài Bông (thường được biểu diễn trong hát cửa đình), múa Đại Thạch (thường được biểu diễn trong hát thờ và hát thi), múa Bỏ Bộ và múa Tứ Linh (chỉ có trong hát thờ)...
Nguồn: khoahoctv
Trả lời
Theo thông tin tìm hiểu được thì:
+ Hát Ca trù có 5 không gian trình diễn chính: hát cửa đình (hát thờ), hát cửa quyền (hát cung đình hay hát chúc hỗ), hát tại gia (hát nhà tơ), hát thi và hát ca quán (hát chơi). Mỗi không gian có một lối hát và cách thức trình diễn riêng.Hát Ca trù có 5 không gian trình diễn chính: hát cửa đình (hát thờ), hát cửa quyền (hát cung đình hay hát chúc hỗ), hát tại gia (hát nhà tơ), hát thi và hát ca quán (hát chơi). Mỗi không gian có một lối hát và cách thức trình diễn riêng.
Một điệu có thể là một bài hát nhưng cũng có thể bao gồm nhiều bài; mỗi bài bao giờ cũng chỉ có một lời ca với tên gọi riêng của nó.
Trong Ca trù, thơ giữ một vị trí rất quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng hát Ca trù là hát thơ với một hệ bài bản phong phú quy định cho từng lối hát. Lời lẽ, ca từ của Ca trù mang tính uyên bác, ít lời mà nhiều nghĩa, giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc, trầm ngâm, sâu lắng
Cùng với thơ, múa cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên nét đặc sắc, riêng biệt của nghệ thuật hát Ca trù. Có nhiều điệu múa được sử dụng trong Ca trù như: múa Bài Bông (thường được biểu diễn trong hát cửa đình), múa Đại Thạch (thường được biểu diễn trong hát thờ và hát thi), múa Bỏ Bộ và múa Tứ Linh (chỉ có trong hát thờ)...
Nguồn: khoahoctv


Nếu bạn muốn xem Ca trù thì: 

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, năm 2010, cả nước có khoảng 63 Câu lạc bộ (CLB) Ca trù với khoảng 769 người (bao gồm 513 đào nương, 256 kép đàn và người đánh trống chầu) thuộc 14 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Ðịnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và TP. Hồ Chí Minh. Các CLB này hoạt động tương đối liên tục và có kế hoạch luyện tập, truyền nghề cho các thế hệ sau, tuy nhiên, ở đây, số nghệ nhân có thể hát được từ 10 làn điệu trở lên là rất hiếm.


Hiện nay, tại Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam còn lưu trữ được 7 điệu múa Ca trù, 42 bài bản Ca trù, 26 văn bản Hán Nôm về Ca trù và khoảng 25 cuốn sách viết về Ca trù.