Con người có nên quá lương thiện? Câu "ở hiền gặp lành" có luôn đúng?

  1. Văn hóa

Thời buổi bây giờ mình thấy "ở hiền thì thiệt thòi" mới đúng chứ chẳng thấy "gặp lành" ở chỗ nào. Cô của mình vì quá hiền, nể nang anh trai mà mất nguyên một căn nhà đáng ra được hưởng. Bạn bè thì đầy đứa quá hiền mà bị bắt nạt, sếp mà hiền thì nhân viên nhờn mặt, giáo viên mà hiền là học trò trèo lên đầu ngồi. Bạn có nghĩ bây giờ con người ta nên "hiền" nữa hay không?

Từ khóa: 

ở hiền gặp lành

,

thành ngữ tục ngữ

,

văn hóa

Hiền nhưng ko ngu và hèn nhát nhé. Chứ ở hiền chắc chắn gặp lành rồi, cứ lương thiện đối tốt với mọi người. Nhưng đôi khi phải đóng vai ác và khó tính thì mới tốt😎
Trả lời
Hiền nhưng ko ngu và hèn nhát nhé. Chứ ở hiền chắc chắn gặp lành rồi, cứ lương thiện đối tốt với mọi người. Nhưng đôi khi phải đóng vai ác và khó tính thì mới tốt😎

Người sống trên đời có phải nên như những cây tùng, cây bách ở ngoài kia? Vạn năm trôi qua không đổi thay, gió to mưa lớn cũng chẳng làm thân cây mảy may run rẩy? Sống trong cuộc đời này phải chăng nên kiên định và vững vàng như thế, trước sau như một?

Nhưng ở cái thời đại mà lừa lọc và dối trá lên ngôi như thế này, chúng ta sống như thế khéo lại bị thiệt vào người. Tốt nhất là nên “tùy cơ ứng biến”, người đối với ta thế nào thì ta đối lại thế ấy. Ví như ông bà ta có dạy “Đi với phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

danh-ngon-hai-huoc-5d55321440e8e

Mình cũng nghĩ như bạn =] Hiền lành đúng là 1 đức tính tốt, nhưng hiền quá thì lại là một chuyện ko nên. Ko phải là mình ủng hộ cho những người hay toan tính, nhưng mình thấy, người nào càng ác thì càng sống lâu, còn ngược lại, "nhân từ là tự sát".

Ko hẳn lúc nào cũng cần phải "xù lông" lên, nhưng hiền quá thì chẳng làm được việc gì, nhất là những công việc đòi hỏi tính cạnh tranh cao, như kinh doanh chẳng hạn. Những người thành công, họ luôn suy nghĩ, toan tính, đặt quyền lợi của cả tập thể lên hàng đầu, cũng như ko bao h nhường nhịn cho bất kì ai, vì thế nên họ luôn luôn thành công.

Còn người nào hiền quá lại rất dễ bị lợi dụng, bắt nạt. Nên mình cũng khá đồng ý quan điểm của bạn, chỉ 1 phần, hiền đúng lúc, ác đúng chỗ, ắt hẳn sẽ luôn thành công trong mọi việc.

Tử tế thì được, hiền thì ko nên

Câu nói trên ("ở hiền gặp lành") mình xin khẳng định là đúng. Ở hiền thì gặp lành, ở ko hiền thì ko gặp lành. Có chuyện này là bởi trong vũ trụ có tồn tại luật nhân quả - một "lực" vô hình nhưng có thật, giống như trọng lực (gravity). Mình đã chứng kiến quá nhiều trường hợp về vấn đề này rồi, nhg trong comment này chưa tiện kể ra, hẹn bạn 1 dịp đàm đạo khác.

Còn nhiều người tại sao làm điều ko tốt nhưng vẫn có vẻ "chưa lãnh quả báo" thì ấy là vì kiếp trước, hoặc giai đoạn trước đó trong cuộc đời họ đã tích khá nhiều nghiệp tốt, dù là 1 cách có ý thức hay vô tình. Nên sau khi làm điều ko tốt, số nghiệp tốt vẫn nhiều hơn và bù trừ lại cho số nghiệp ác.

Còn việc ở hiền quá sẽ khó ngoi lên trong xã hội hiện giờ thì mình nghĩ, thực ra xã hội con người giai đoạn nào cũng vậy thui. Lúc nào cũng là những người quyền lực hơn đàn áp người ít quyền lực, dù đó là quyền lực về chính trị, kinh tế, hay thể chất. Nguyên nhân là do các ham muốn và sự sợ hãi lẫn nhau nơi con người (đúng vậy, những kẻ quyền lực hơn e sợ rằng những kẻ ít quyền lực sẽ lật đổ mình - nên họ thiết lập các hệ thống quân đội, các giới luật...để tự vệ, đồng thời kiểm soát những kẻ ít quyền lực). Chừng nào chúng ta còn tồn tại trong cõi giới của con người, chừng đó chúng ta vẫn sẽ chứng kiến chuyện người ức hiếp người.

Có vẻ như bạn đặt câu hỏi đang bức xúc dùm một vài nhân vật "hiền" trong cuộc sống. Mình thì nghĩ các vấn đề bạn đưa ra không hẳn quy về một chữ "hiền" là xong đâu.

Theo bạn thế nào là "hiền" và thế nào là "ác"?

Mấy trường hợp bạn đưa ra, mình xin mạn phép đưa ra vài ý kiến cá nhân.

Trường hợp cô của bạn, bạn nghĩ thử xem cô bạn có cam tâm đổi 1 căn nhà để bảo toàn tình nghĩa anh em, gia đình hòa thuận không? Nếu cô bạn nhường với sự vui vẻ là do cô ấy quý tình cảm ruột thịt hơn giá trị vật chất. Còn nếu cô ấy căm tức, tiếc nuối vì mất căn nhà của mìn thì trước khi trách người anh tham lam hãy trách cô ấy không đủ bản lĩnh để giữ tài sản của mình. Nếu cô ấy có đủ năng lực liệu có bị chiếm tài sản không? 

Trường hợp sếp "hiền" bị nhân viên nhờn mặt. Sếp hiền hay dữ là ở tính cách giữa người đối với người trong đời sống hằng ngày còn trong công việc thì vai trò làm sếp làm lãnh đạo thì phải nhắc đến "năng lực quản lý, sắp xếp công việc". Một người lãnh đạo có năng lực thì tự khắc cấp dưới sẽ nể và phục tùng còn lãnh đạo vô năng thì xin thưa có quát tháo cũng chẳng sai khiến được nhân viên thậm chí cà chớn gặp nhân viên lão làng nó quát lại chứ ở đó mà sợ.

Còn giáo viên đứng trên lớp phải có phương pháp giải dạy hợp lý, cách ứng xử hợp tình thấu đáo (nhất là giáo viên chủ nhiệm), nhân cách tốt thì học trò sẽ tự nể và kính trọng. Không phải tấm bằng sư phạm là làm nên 1 nhà giáo. Tôi nghe bạn nghe ngay chính chuyện của tôi hồi lớp 8. Tôi đi học trước giờ chưa bao giờ hỗn láo với giáo viên vì tôi rất tôn trọng những người mang kiến thức đến cho tôi. Thế nhưng lớp 8, cô chủ nhiệm tôi kiêm luôn cô dạy hóa học. Tôi trước giờ nhà không có điều kiện nên tôi không đi học thêm, bù lại tôi tự học cái nào không biết thì hỏi lại bạn bè có đi học thêm. Và rồi 1 hôm lớp tôi làm bài kiểm tra 15 phút cô ra cái đề dạng bồi dưỡng, tôi không biết làm nên tôi copy đứa bạn đi học thêm. Bài kiểm tra tôi được 8đ. Vì không có học dạng bài kiểm tra nên được 8đ chứ tôi có hiểu gì đâu. Thế là hôm sau cô phát bài và hỏi 1 câu tương tự, kêu tôi lên bảng giải. Ôi tôi làm sao giải được, thế là được nước cô mắng tôi là con bò, "cái thứ ngu như bò, đồ ngu ngốc,...) nhiều lắm đại khái là xúc phạm tôi. Thế là tôi bình tĩnh nhìn cô và nói: "thưa cô, em hỏi cô, cô có hiểu em đang nói gì không?" cô trả lời: "em nói tiếng việt sao tôi không hiểu, tôi không có ngu như em mà không hiểu" Tôi nói tiếp: "thưa cô, em nói cô hiểu, con người nói súc vật như trâu bò liệu có hiểu? trong khi em nói cô hiểu vậy nếu cô nói em là con bò thì cô hiểu tiếng bò à?". Cô giận xanh mặt nhưng chẳng làm gì tôi vì tôi không hỗn, tôi chỉ trả lại lời cô nói thôi. Theo bạn thì cô tôi hiền không?

Ở hiền là cách sống người ta lựa chọn. Ở hiền ko có nghĩa là ko toan tính, ko thích lợi cho mình, mà ngược lại, người ta muốn cái lợi đó cho người khác nên người ta chọn cách sống đó một cách chủ động, ko bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan.

Còn trường hợp bị bắt nạt, bị nhờn mặt...là nhu nhược chứ ko phải ở hiền. Nhu nhược là tính cách và thường thì khi không đạt được gì đó người ta tự nhủ là do tôi ở hiền nên mới bị những yếu tố khách quan chi phối mà tôi ko làm chủ được.

Hai cái rất khác nhau nhưng người ta hay đỗ lỗi cho sự lương thiện hay cách sống hiền lành khiến họ rơi vào tình trạng họ ko mong muốn. Những người có khả năng lựa chọn sống ác hay sống lương thiện nhưng họ chọn ko sống ác thì là lương thiện và ngược lại.

Không, thời đại ngày nay khác ngày xưa nhiều rồi "Người thì càng lúc càng đông, Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều". Câu đúng phải là "người tốt thường đoản mệnh, kẻ xấu sống ngàn năm" hay là "tử tế, thật thà, thường thua thiệt". Mà thực ra thì từ trước tới h mình cũng chưa bao h cho rằng cái câu "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" nó đúng cả.

Sống phải biết vì mình, lúc cần nhẫn tâm thì phải nhẫn tâm. Giúp người thì tốt, nhưng đừng kỳ vọng người ta trả ơn mình, luôn đề phòng vì bạn vừa giúp người ta xong quay lưng đi người ta có thể dâm dao vào lưng bạn ngay được.

Hiền phải hiền đúng chỗ đúng mực hiền nhưng khôn để tránh bị lợi dụng, chơi xấu. 

Người thông minh mới biết cách hiền