Ở hiền có gặp lành không?

  1. Tâm linh

Một người quen của mình vừa mất, mình cảm thấy rất buồn. Người đó sống thiện lương lắm, luôn tốt và giúp đỡ mọi người, ai cũng yêu quý vậy mà ra đi sớm quá. Mà gia đình của người đó cũng vậy, ăn ở hiền lành nhưng không hiểu sao hay gặp chuyện và có rất nhiều bi kịch xảy ra. Không biết ở hiền có gặp lành không nhưng mình thấy những người ở hiền mà vận xui cứ ập đến.

Từ khóa: 

ở hiền gặp lành

,

tâm linh

Câu này cũng khá nhiều người hỏi mình, chính bản thân mình ngày xưa cũng từng là người đi hỏi. Cơ chế của nghiệp quả là vấn đề miễn bình luận với những người chưa giác ngộ vì nó quá lớn và phức tạp mà chỉ bằng ý thức thông thường chúng ta không thể hiểu được. Điều này dẫn đến những thắc mắc của chúng ta như tại sao người này ở hiền vẫn bị tai nạn, tại sao người kia ác vẫn qua khỏi.

Nếu thực sự bạn vẫn còn cảm thấy quá vướng mắc với vấn đề này thì để mình giải thích cơ chế chung cho bạn. Coi nghiệp như một số tiền nhất định trong tài khoản cá nhân của bạn. Trong đó sự biến động số dư diễn ra liên tục nhờ các hành động qua thân thể, lời nói, ý định trong tâm trí bạn. Cứ làm được thiện thì số dư tăng và bất thiện thì số dư giảm. Những người nhìn ngoài có vẻ hiền và hay gặp nạn thực chất là số dư âm và họ phải cật lực tích phước, nếu không đủ đến một hạn định nào đó thì có án phạt. Ngược lại những người giàu mà bất thiện do số dư đang nhiều nên họ tự phung phí mà không quan tâm đến hệ quả. Khi nào chạm ngưỡng giới hạn trổ quả thì họ cũng phải lĩnh án như những người nghèo kia. Luật nhân quả cân bằng hoàn hảo bất kể vạn vật biến động như nào, nên việc thắc mắc tại sao người này như này người kia như kia không phải là việc của chúng ta. Và số dư tài khoản là bao nhiêu, cơ chế vay mượn trả lãi như nào với trình độ tâm trí hiện tại của chúng ta cũng không thể biết được luôn.

Việc duy nhất chúng ta có thể làm được bất kể số dư tài khoản của bạn bao nhiêu đi nữa đó là làm việc thiện, vì chỉ có vậy thì vậy thì số dư mới tăng. Đó là lí do tại sao người xưa để lại câu "ở hiền gặp lành" chỉ để khuyến khích con người hướng thiện. Quả lành trổ bao giờ thì đừng quan tâm, có thể sớm, có thể muộn nhưng đã gieo thì chắc chắn trổ.

Trả lời

Câu này cũng khá nhiều người hỏi mình, chính bản thân mình ngày xưa cũng từng là người đi hỏi. Cơ chế của nghiệp quả là vấn đề miễn bình luận với những người chưa giác ngộ vì nó quá lớn và phức tạp mà chỉ bằng ý thức thông thường chúng ta không thể hiểu được. Điều này dẫn đến những thắc mắc của chúng ta như tại sao người này ở hiền vẫn bị tai nạn, tại sao người kia ác vẫn qua khỏi.

Nếu thực sự bạn vẫn còn cảm thấy quá vướng mắc với vấn đề này thì để mình giải thích cơ chế chung cho bạn. Coi nghiệp như một số tiền nhất định trong tài khoản cá nhân của bạn. Trong đó sự biến động số dư diễn ra liên tục nhờ các hành động qua thân thể, lời nói, ý định trong tâm trí bạn. Cứ làm được thiện thì số dư tăng và bất thiện thì số dư giảm. Những người nhìn ngoài có vẻ hiền và hay gặp nạn thực chất là số dư âm và họ phải cật lực tích phước, nếu không đủ đến một hạn định nào đó thì có án phạt. Ngược lại những người giàu mà bất thiện do số dư đang nhiều nên họ tự phung phí mà không quan tâm đến hệ quả. Khi nào chạm ngưỡng giới hạn trổ quả thì họ cũng phải lĩnh án như những người nghèo kia. Luật nhân quả cân bằng hoàn hảo bất kể vạn vật biến động như nào, nên việc thắc mắc tại sao người này như này người kia như kia không phải là việc của chúng ta. Và số dư tài khoản là bao nhiêu, cơ chế vay mượn trả lãi như nào với trình độ tâm trí hiện tại của chúng ta cũng không thể biết được luôn.

Việc duy nhất chúng ta có thể làm được bất kể số dư tài khoản của bạn bao nhiêu đi nữa đó là làm việc thiện, vì chỉ có vậy thì vậy thì số dư mới tăng. Đó là lí do tại sao người xưa để lại câu "ở hiền gặp lành" chỉ để khuyến khích con người hướng thiện. Quả lành trổ bao giờ thì đừng quan tâm, có thể sớm, có thể muộn nhưng đã gieo thì chắc chắn trổ.

Hiền, lành nhưng nếu tâm vẫn dung nạp ý nghĩ bất thiện thì chưa chắc đã được thành tựu. Mình từng đọc ở đâu đó một câu chuyện đại khái như sau:

Có một ông thầy tu ở đối nhà đối diện với một cô gái điếm. Hằng ngày ông ta cần mẫn tụng kinh tu luyện, còn bên kia thì cô gái điếm đón, tiễn đàn ông liên tục. Sau khi hai người chết, đều trình diện trước vị Thánh giữ cổng trời. Ông này cho cô gái điếm vào Thiên đàng còn thầy tu thì không. Cả hai người vô cùng sửng sốt. Ông thầy tu bất mãn hỏi lý do thì được vị Thánh giải đáp như sau: "Ông tuy tụng kinh đều đặn nhưng tâm trí thì luôn hiện lên hình ảnh của cô gái điếm trong khi tiếp khách và cho rằng cô ấy đồi bại, xấu xa. Ngược lại, dù số kiếp phải sinh ra trong nhà chứa nhưng cô ấy luôn ngưỡng mộ ông và coi ông là một con người đức hạnh."

Mời các bạn cùng chiêm nghiệm.

Đôi lúc chúng ta thấy cuộc đời không công bằng. Có những người chẳng học hành gì vẫn giàu có, người trí thức có học đi làm lương lại ba cọc ba đồng. Những người làm việc thiện mà vẫn gặp cuộc đời éo le trong khi nhiều kẻ làm ác thì vẫn nhởn nhơ sống.Nhưng có thực sự, cuộc đời công bằng không hay chuyện sướng khổ là do tùy tâm mỗi người mà thôi.

Vốn dĩ, bầu trời có thể bao dung hết thảy cho nên mới rộng lớn vô biên. Mặt đất có thể chịu đựng tất cả cho nên mới tràn đầy sự sống. Khi chúng ta nhìn mọi thứ với một sự bao dung và chấp nhận nó như lẽ vốn dĩ phải vậy thì thấy điều gì cũng là hợp lý

Chắc chắc hiền sẽ gặp lành. Nghiệp quả tới là phải tới, sự cố tai nạn và truân chuyên của cuộc đời sẽ đến nối tiếp, điều đến phải đến, nhưng dữ hóa lành, hoặc giảm nhẹ đi nhiều
Người sống ác thì bị tăng hậu quả, kiếp quả. 
Mình vẫn tin câu : đức năng thắng số và trong phúc có họa, họa có phúc.

câu này...hơi khó trả lời vì mình chỉ nhìn được 1 mặt, bề nổi của con người ta thôi bạn ạ.

mình là người tin vào tâm linh, luật nhân quả vậy nên có thể gia đình người ta ăn ở hiền lành tốt bụng nhưng do "phía trên" trong gia đình của người ta thì sao, hoặc ở vào thế đất xấu, ko hợp phong thủy nữa....

nhưng mình tin vào luật nhân quả, gieo nhân nào gặp quả đấy, nếu ở hiền thì sẽ gặp lành, đến sớm hay đến muộn mà thôi