Các nguyên tắc dạy học văn học?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Nguyên tắc là những quy đinh bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất sư phạm của một lĩnh vực hoạt động. Tùy theo mức độ nhận thức chính xác và phong phú về đối tượng khoa học cũng như cơ chế hoạt động của môn học trong mỗi giai đoạn và thời kỳ lịch sử, các nhà phương pháp lại đề ra những nguyên tắc dạy học không giống hệt nhau. Các giáo trình phương pháp dạy học văn những năm 80 đều đưa ra những nguyên tắc dạy văn như sau: - Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng bộ môn - Nguyên tắc gắn với đời sống - Nguyên tắc phát huy tính chủ động tích cực của học sinh - Nguyên tắc phối hợp các phương pháp và biện pháp Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản trong dạy học tác phẩm văn chương: 1. Nguyên tắc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng môn học 1.1. Trước đây - Môn văn có đặc trưng nghệ thuật: Nói như Nguyễn Khắc Phi: “Môn Ngữ văn trước hết là một môn thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Môn ngữ văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Vị trí đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ văn và các môn khác… Sau cùng xét về một phương diện nào đó, môn Ngữ văn lại có quan hệ khá mật thiết với các môn thuộc nhóm nghệ thuật”. Trước đây, bộ phận chủ chốt của môn văn là dạy học tác phẩm văn chương (giảng văn). Mà tác phẩm văn chương lại được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật, sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật về cuộc sống. - Môn văn có đặc trưng khoa học với tư cách là môn học trong nhà trường: Môn Ngữ văn chứa đựng trong nó khoa học về sự hình thành, phát triển nền văn học dân tộc theo tiến trình nội tại của nó (văn học sử). Lý luận văn học là tri thức khái quát trừu tượng những phạm trù, bình diện và hiện tượng văn học. Trí thức về tác phẩm với đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, cảm hứng sáng tác, giọng điệu, yếu tố nội dung, yếu tố hình thức và sự thống nhất biện chứng giữa chúng đề là những sự đúc kết khoa học mà thành. Phân môn Tập làm văn cũng yêu cầu về tính chính xác khoa học của lối diễn đạt, của bố cục dàn ý, của phương pháp tạo lập văn bản theo kiểu thống nhất. 1.2. Bây giờ - Môn văn có đặc trưng tích hợp, trong đó tính tư tưởng, tính công cụ và tính nghệ thuật hòa nhập vào cả Văn học, Tiếng Việt và Làm văn: Đặc trưng nghệ thuật thể hiện trong sự sáng tạo theo quy luật cái đẹp ở trong cả ba phân môn về nội dung kiến thức và phương pháp vận dụng thực hành. Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn tạo ra những kiến thức mới, kỹ năng mới, phương pháp mới mà từng phân môn không thể có. - Môn văn còn có thể có đặc trưng giao tiếp mà tính chất đối thoại đều dựa vào công cụ ngôn ngữ: ngôn ngữ thông dụng trong xã hội, ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương, trong dạng thức nói năng và mô hình sử dụng tiếng Việt trong tập làm văn. Nếu quan niệm như vậy thì đặc trưng xã hội nhân văn với vấn đề cốt lõi là tôn trọng tính chủ thể của con người trong văn học và tính sáng tạo năng động trong hoạt động giao tiếp của chủ thể giáo viên và học sinh càng thêm rõ nét trong dạy học tác phẩm văn chương. 2. Nguyên tắc phát huy tính năng động tích cực của học sinh - Giáo dục trong nhà trường trước tiên nhằm phát triển nhận thức bao gồm kiến thức, kỹ năng, phương pháp và thái độ cho học sinh. - Giáo viên cần tìm hiểu rõ và tìm cách tác động vào thái độ, động cơ cũng như hứng thú của học sinh khi dạy học môn văn. - Thực hiện nguyên tắc này cũng là góp phần làm sáng tỏ nguyên lý dạy học hướng đến học sinh, phát huy tiềm lực nội tại của học sinh. - Một nhân tố trong nguyên tắc này là dạy học sinh biết cách đọc văn để họ hình thành năng lực đọc – hiểu các thể loại và văn bản. 3. Nguyên tắc dạy học tác phẩm văn chương gắn với đời sống - Môn Ngữ văn được mở rộng biên độ nội dung thành văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học, văn bản hư cấu và văn bản không hư cấu với hàng loạt kiểu loại phong phú và cũng có tính sáng tạo trong nghệ thuật diễn đạt. - Gắn với đời sống từ trong nội dung tác phẩm văn chương, loại văn bản có thể đúc kết thành nhiều phẩm chất, nâng cao tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, khơi gợi xúc cảm thẩm mỹ để hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp, khả năng thích ứng với cuộc sống hiện đại của học sinh. 4. Nguyên tắc dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể - Mỗi loại văn học có một phương tiện biểu hiện đặc thù và có những khả năng biểu hiện một nội dung nhất định. Trong quá trình cảm thụ thẩm mỹ, người ta bắt đầu từ những yếu tố mà mắt thường có thể phân biệt. - Trong những loại thể văn học khác nhau, tác giả đã tạo ra những tình huống nghệ thuật mà việc giải quyết nó cũng chính là con đường phát hiện ra ý đồ nội dung của tác phẩm. - Loại thể văn học là phương thức chiếm lĩnh và phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng văn học với ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù của nó. Tự sự là phương thức tái tạo cuộc sống. Muốn dạy tác phẩm tự sự, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đi theo cốt truyện với sự biến hóa của nhân vật kể chuyện, của lời kể, thời gian kể… Miêu tả và kể chuyện là phương thức phản ánh hiện thực quan trọng của tác phẩm tự sự cũng cần lưu ý để học sinh phân tích thấu đáo. Tác phẩm trữ tình chú trọng biểu lộ những trạng thái nội tâm của con người. Giáo viên cần khuyến khích học sinh ý thức về sự trải nghiệm ban đầu của mình với cảm xúc, ý nghĩ cá nhân để làm rõ hình thức tồn tại và sự diễn đạt nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên dạy học sinh phân biệt cái tôi trữ tình và hình tượng tác giả thông qua nhận diện và theo dõi sự phát triển về mặt cảm xúc của cái tôi trữ tình. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh khi tiếp cận thơ trữ tình phải đặt nó trong thời đại văn học, chú ý đặc trưng về nhịp điệu và giọng điệu. Văn bản kịch là một loại đặc biệt của văn học dùng để tái tạo cuộc sống trên sân khấu. Khi dạy học kịch, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận biết một nhân vật nói những gì, có ý nghĩa nghệ thuật gì và phải hướng dẫn học sinh hình dung ra một biểu tượng cụ thể. - Trong nền văn học của mỗi dân tộc và mỗi thời đại, loại thể văn học tồn tại và phát triển trong mối quan hệ không thể tách rời nhau như một hệ thống nghệ thuật thống nhất cho nhu cầu thẩm mỹ xã hội quy định. - Sự tác động qua lại của loại thể văn học dẫn tới sự giao hòa và nảy sinh những loại thể mới. - Ở các giai đoạn khác nhau của lịch sử, cùng một tác phẩm có thể thuộc về các loại thể khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào độ đậm đặc của dấu hiệu cấu trúc tác phẩm nào được xem là cơ bản. - Ngày nay, văn học thiên về xu hướng sát nhập các loại thể với nhau trong một tác phẩm chứ không đi theo hướng tách biệt triệt để. - Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể là một nguyên tắc có yêu cầu và nội dung riêng của nó, đồng thời cũng là nguyên tắc bổ sung cho nguyên tắc dạy học văn theo đặc trưng bộ môn vì thế không nên máy móc, sơ lược mà nên đào sâu để tìm ra những dấu hiệu cách tân, sáng tạo của nhà văn theo thi pháp thể loại của nó.
Trả lời
Nguyên tắc là những quy đinh bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất sư phạm của một lĩnh vực hoạt động. Tùy theo mức độ nhận thức chính xác và phong phú về đối tượng khoa học cũng như cơ chế hoạt động của môn học trong mỗi giai đoạn và thời kỳ lịch sử, các nhà phương pháp lại đề ra những nguyên tắc dạy học không giống hệt nhau. Các giáo trình phương pháp dạy học văn những năm 80 đều đưa ra những nguyên tắc dạy văn như sau: - Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng bộ môn - Nguyên tắc gắn với đời sống - Nguyên tắc phát huy tính chủ động tích cực của học sinh - Nguyên tắc phối hợp các phương pháp và biện pháp Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản trong dạy học tác phẩm văn chương: 1. Nguyên tắc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng môn học 1.1. Trước đây - Môn văn có đặc trưng nghệ thuật: Nói như Nguyễn Khắc Phi: “Môn Ngữ văn trước hết là một môn thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Môn ngữ văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Vị trí đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ văn và các môn khác… Sau cùng xét về một phương diện nào đó, môn Ngữ văn lại có quan hệ khá mật thiết với các môn thuộc nhóm nghệ thuật”. Trước đây, bộ phận chủ chốt của môn văn là dạy học tác phẩm văn chương (giảng văn). Mà tác phẩm văn chương lại được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật, sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật về cuộc sống. - Môn văn có đặc trưng khoa học với tư cách là môn học trong nhà trường: Môn Ngữ văn chứa đựng trong nó khoa học về sự hình thành, phát triển nền văn học dân tộc theo tiến trình nội tại của nó (văn học sử). Lý luận văn học là tri thức khái quát trừu tượng những phạm trù, bình diện và hiện tượng văn học. Trí thức về tác phẩm với đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, cảm hứng sáng tác, giọng điệu, yếu tố nội dung, yếu tố hình thức và sự thống nhất biện chứng giữa chúng đề là những sự đúc kết khoa học mà thành. Phân môn Tập làm văn cũng yêu cầu về tính chính xác khoa học của lối diễn đạt, của bố cục dàn ý, của phương pháp tạo lập văn bản theo kiểu thống nhất. 1.2. Bây giờ - Môn văn có đặc trưng tích hợp, trong đó tính tư tưởng, tính công cụ và tính nghệ thuật hòa nhập vào cả Văn học, Tiếng Việt và Làm văn: Đặc trưng nghệ thuật thể hiện trong sự sáng tạo theo quy luật cái đẹp ở trong cả ba phân môn về nội dung kiến thức và phương pháp vận dụng thực hành. Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn tạo ra những kiến thức mới, kỹ năng mới, phương pháp mới mà từng phân môn không thể có. - Môn văn còn có thể có đặc trưng giao tiếp mà tính chất đối thoại đều dựa vào công cụ ngôn ngữ: ngôn ngữ thông dụng trong xã hội, ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương, trong dạng thức nói năng và mô hình sử dụng tiếng Việt trong tập làm văn. Nếu quan niệm như vậy thì đặc trưng xã hội nhân văn với vấn đề cốt lõi là tôn trọng tính chủ thể của con người trong văn học và tính sáng tạo năng động trong hoạt động giao tiếp của chủ thể giáo viên và học sinh càng thêm rõ nét trong dạy học tác phẩm văn chương. 2. Nguyên tắc phát huy tính năng động tích cực của học sinh - Giáo dục trong nhà trường trước tiên nhằm phát triển nhận thức bao gồm kiến thức, kỹ năng, phương pháp và thái độ cho học sinh. - Giáo viên cần tìm hiểu rõ và tìm cách tác động vào thái độ, động cơ cũng như hứng thú của học sinh khi dạy học môn văn. - Thực hiện nguyên tắc này cũng là góp phần làm sáng tỏ nguyên lý dạy học hướng đến học sinh, phát huy tiềm lực nội tại của học sinh. - Một nhân tố trong nguyên tắc này là dạy học sinh biết cách đọc văn để họ hình thành năng lực đọc – hiểu các thể loại và văn bản. 3. Nguyên tắc dạy học tác phẩm văn chương gắn với đời sống - Môn Ngữ văn được mở rộng biên độ nội dung thành văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học, văn bản hư cấu và văn bản không hư cấu với hàng loạt kiểu loại phong phú và cũng có tính sáng tạo trong nghệ thuật diễn đạt. - Gắn với đời sống từ trong nội dung tác phẩm văn chương, loại văn bản có thể đúc kết thành nhiều phẩm chất, nâng cao tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, khơi gợi xúc cảm thẩm mỹ để hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp, khả năng thích ứng với cuộc sống hiện đại của học sinh. 4. Nguyên tắc dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể - Mỗi loại văn học có một phương tiện biểu hiện đặc thù và có những khả năng biểu hiện một nội dung nhất định. Trong quá trình cảm thụ thẩm mỹ, người ta bắt đầu từ những yếu tố mà mắt thường có thể phân biệt. - Trong những loại thể văn học khác nhau, tác giả đã tạo ra những tình huống nghệ thuật mà việc giải quyết nó cũng chính là con đường phát hiện ra ý đồ nội dung của tác phẩm. - Loại thể văn học là phương thức chiếm lĩnh và phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng văn học với ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù của nó. Tự sự là phương thức tái tạo cuộc sống. Muốn dạy tác phẩm tự sự, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đi theo cốt truyện với sự biến hóa của nhân vật kể chuyện, của lời kể, thời gian kể… Miêu tả và kể chuyện là phương thức phản ánh hiện thực quan trọng của tác phẩm tự sự cũng cần lưu ý để học sinh phân tích thấu đáo. Tác phẩm trữ tình chú trọng biểu lộ những trạng thái nội tâm của con người. Giáo viên cần khuyến khích học sinh ý thức về sự trải nghiệm ban đầu của mình với cảm xúc, ý nghĩ cá nhân để làm rõ hình thức tồn tại và sự diễn đạt nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên dạy học sinh phân biệt cái tôi trữ tình và hình tượng tác giả thông qua nhận diện và theo dõi sự phát triển về mặt cảm xúc của cái tôi trữ tình. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh khi tiếp cận thơ trữ tình phải đặt nó trong thời đại văn học, chú ý đặc trưng về nhịp điệu và giọng điệu. Văn bản kịch là một loại đặc biệt của văn học dùng để tái tạo cuộc sống trên sân khấu. Khi dạy học kịch, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận biết một nhân vật nói những gì, có ý nghĩa nghệ thuật gì và phải hướng dẫn học sinh hình dung ra một biểu tượng cụ thể. - Trong nền văn học của mỗi dân tộc và mỗi thời đại, loại thể văn học tồn tại và phát triển trong mối quan hệ không thể tách rời nhau như một hệ thống nghệ thuật thống nhất cho nhu cầu thẩm mỹ xã hội quy định. - Sự tác động qua lại của loại thể văn học dẫn tới sự giao hòa và nảy sinh những loại thể mới. - Ở các giai đoạn khác nhau của lịch sử, cùng một tác phẩm có thể thuộc về các loại thể khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào độ đậm đặc của dấu hiệu cấu trúc tác phẩm nào được xem là cơ bản. - Ngày nay, văn học thiên về xu hướng sát nhập các loại thể với nhau trong một tác phẩm chứ không đi theo hướng tách biệt triệt để. - Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể là một nguyên tắc có yêu cầu và nội dung riêng của nó, đồng thời cũng là nguyên tắc bổ sung cho nguyên tắc dạy học văn theo đặc trưng bộ môn vì thế không nên máy móc, sơ lược mà nên đào sâu để tìm ra những dấu hiệu cách tân, sáng tạo của nhà văn theo thi pháp thể loại của nó.