Cần cù có bù được thông minh?

  1. Tâm lý học

  2. Văn hóa

Người ta nói rằng "cần cù bù thông minh" nhưng liệu có đúng nếu ta cố gắng thì sẽ thành công hơn những người có tài năng thiên phú?

Từ khóa: 

cần cù bù thông minh

,

tâm lý học

,

văn hóa

Rùa và thỏ chạy thi. Nói về chạy thì thỏ có tài năng, còn rùa có sự cần cù.

Trong câu chuyện, rùa thắng.

Cuộc đời thì hơi khác câu chuyện một chút. Có những con thỏ, không chỉ sinh ra là thỏ, mà còn sinh ra gần vạch đích hơn rùa.

Cuộc đời cũng khác với câu chuyện ở một điểm quan trọng, là không giống như trong truyện, nơi các nhân vật được gán cho một cái nhãn, "thỏ" hoặc "rùa", và sống với cái nhãn đó suốt đời, con người không có cái nhãn nào cả. Con người thay đổi. Ngoại hình có thể thay đổi, tính cách có thể thay đổi, năng lực cũng có thể thay đổi.

Con rùa dù chạy suốt đời thì vẫn chạy chậm. Con người thì không như thế, bạn sẽ trở nên giỏi hơn nếu bạn luyện tập.

Một hòn đá được thả từ trên cao xuống, nếu không có lực cản, giây đầu tiên nó rơi nhanh như một người chạy, nhưng đến giây thứ ba nó đã nhanh như ô tô, và càng rơi nó càng nhanh.

Nói một viên đá rơi nhanh hay chậm là vô nghĩa, cần phải nói nó rơi nhanh hay chậm vào thời điểm nào. Tương tự như vậy, nói một người giỏi hay không cũng chỉ đúng ở một thời điểm. Hôm nay một người không giỏi, bằng nỗ lực, ngày hôm sau người đó có thể giỏi. Vấn đề là hòn đá khi đã thả thì không ngừng rơi, và không ngừng nhanh lên. Nếu một người có thể không ngừng tiến lên, thì việc tiến xa chỉ là vấn đề thời gian.

Ta hãy quay trở lại với cuộc đua ban đầu. Thỉnh thoảng, khoảng cách giữa thỏ và rùa lớn đến nỗi rùa có dành cả đời để chạy cũng không đuổi kịp thỏ, hay rùa có biến hình thành siêu rùa và chạy nhanh hơn cả thỏ thì cũng không đuổi kịp. Nếu có ai nói với bạn rằng cần cù lúc nào cũng bù được thông minh thì đó chỉ là một lời động viên với ý tốt chứ không phải là sự thật.

Tóm lại, cần cù thì có thể bù được thông minh, hoặc không. Nhưng điều tôi muốn nói hơn cả là, tại sao cứ phải đi so với những kẻ thông minh làm gì? 99% khi bạn làm những so sánh kiểu đó, bạn sẽ thấy thêm tự ti mà thôi. Nếu người ta đủ thông minh thì người ta cũng sẽ biết rằng lười biếng là tự hủy hoại bản thân. Nếu bạn có một mục tiêu, thì hãy tập trung cho mục tiêu đó, đừng nhìn ngó xung quanh cho mất thời gian. Bạn sẽ thành công, và những người thông minh hơn cũng sẽ thành công, hãy hạnh phúc với điều đó và bỏ cái suy nghĩ về cần cù với thông minh đi. Có người thấy hạnh phúc vì đạt được điều họ hằng mơ ước, có người hạnh phúc vì thấy mình hơn người khác, trong khi "người khác" chỉ đơn giản là một sự thất bại. Có năng lực mà không làm nên trò trống gì thì rõ ràng là một sự thất bại, thành công hơn những người như thế thì đâu có gì đáng tự hào.

So sánh với người khác luôn làm cho bạn hoặc là trở nên tự phụ, hoặc là trở nên nhỏ nhen. Hãy so sánh với mình của ngày hôm qua, hãy nỗ lực để trở nên giỏi giang và đạt nhiều thành tựu hơn con người đó, chứ không phải ai khác. Chuyện cần cù hay thông minh, thực ra không nên quan tâm đến thế đâu.

Trả lời

Rùa và thỏ chạy thi. Nói về chạy thì thỏ có tài năng, còn rùa có sự cần cù.

Trong câu chuyện, rùa thắng.

Cuộc đời thì hơi khác câu chuyện một chút. Có những con thỏ, không chỉ sinh ra là thỏ, mà còn sinh ra gần vạch đích hơn rùa.

Cuộc đời cũng khác với câu chuyện ở một điểm quan trọng, là không giống như trong truyện, nơi các nhân vật được gán cho một cái nhãn, "thỏ" hoặc "rùa", và sống với cái nhãn đó suốt đời, con người không có cái nhãn nào cả. Con người thay đổi. Ngoại hình có thể thay đổi, tính cách có thể thay đổi, năng lực cũng có thể thay đổi.

Con rùa dù chạy suốt đời thì vẫn chạy chậm. Con người thì không như thế, bạn sẽ trở nên giỏi hơn nếu bạn luyện tập.

Một hòn đá được thả từ trên cao xuống, nếu không có lực cản, giây đầu tiên nó rơi nhanh như một người chạy, nhưng đến giây thứ ba nó đã nhanh như ô tô, và càng rơi nó càng nhanh.

Nói một viên đá rơi nhanh hay chậm là vô nghĩa, cần phải nói nó rơi nhanh hay chậm vào thời điểm nào. Tương tự như vậy, nói một người giỏi hay không cũng chỉ đúng ở một thời điểm. Hôm nay một người không giỏi, bằng nỗ lực, ngày hôm sau người đó có thể giỏi. Vấn đề là hòn đá khi đã thả thì không ngừng rơi, và không ngừng nhanh lên. Nếu một người có thể không ngừng tiến lên, thì việc tiến xa chỉ là vấn đề thời gian.

Ta hãy quay trở lại với cuộc đua ban đầu. Thỉnh thoảng, khoảng cách giữa thỏ và rùa lớn đến nỗi rùa có dành cả đời để chạy cũng không đuổi kịp thỏ, hay rùa có biến hình thành siêu rùa và chạy nhanh hơn cả thỏ thì cũng không đuổi kịp. Nếu có ai nói với bạn rằng cần cù lúc nào cũng bù được thông minh thì đó chỉ là một lời động viên với ý tốt chứ không phải là sự thật.

Tóm lại, cần cù thì có thể bù được thông minh, hoặc không. Nhưng điều tôi muốn nói hơn cả là, tại sao cứ phải đi so với những kẻ thông minh làm gì? 99% khi bạn làm những so sánh kiểu đó, bạn sẽ thấy thêm tự ti mà thôi. Nếu người ta đủ thông minh thì người ta cũng sẽ biết rằng lười biếng là tự hủy hoại bản thân. Nếu bạn có một mục tiêu, thì hãy tập trung cho mục tiêu đó, đừng nhìn ngó xung quanh cho mất thời gian. Bạn sẽ thành công, và những người thông minh hơn cũng sẽ thành công, hãy hạnh phúc với điều đó và bỏ cái suy nghĩ về cần cù với thông minh đi. Có người thấy hạnh phúc vì đạt được điều họ hằng mơ ước, có người hạnh phúc vì thấy mình hơn người khác, trong khi "người khác" chỉ đơn giản là một sự thất bại. Có năng lực mà không làm nên trò trống gì thì rõ ràng là một sự thất bại, thành công hơn những người như thế thì đâu có gì đáng tự hào.

So sánh với người khác luôn làm cho bạn hoặc là trở nên tự phụ, hoặc là trở nên nhỏ nhen. Hãy so sánh với mình của ngày hôm qua, hãy nỗ lực để trở nên giỏi giang và đạt nhiều thành tựu hơn con người đó, chứ không phải ai khác. Chuyện cần cù hay thông minh, thực ra không nên quan tâm đến thế đâu.