Cây cối có bao giờ ngủ không?

  1. Khoa học

Con người và động vật đều phải ngủ vậy cây cối thì sao ạ?

Từ khóa: 

cây cối

,

ngủ

,

khoa học

Thực vật và động vật, dù có mối liên hệ rất mật thiết, nhưng bản chất hoàn toàn khác biệt. Tuy vậy, các nghiên cứu trước kia đã từng khám phá ra những nét khá tương đồng giữa con người cây cối. Hầu hết các sinh vật sống đều điều chỉnh hành vi của chúng cho phù hợp với nhịp sinh học ngày và đêm và thực vật cũng không phải là ngoại lệ: hoa nở vào buổi sáng, một số lá cây khép lại vào ban đêm.

Qua nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học đến từ Áo, Phần Lan và Hungary, họ đã sử dụng máy quét laser để theo dõi trạng thái của 1 cây bạch dương, các nhà khoa học đã ghi lại được toàn bộ mọi thay đổi vật lý chỉ ra dấu hiệu về 1 “giấc ngủ” của cây vào ban đêm, với đặc điểm dễ nhận thấy nhất bên ngoài là các ngọn bạch dương rủ xuống khoảng 4 inch bắt đầu từ khi hoàng hôn buông xuống cho tới nửa đêm, cùng với đó là hoàng loạt thay đổi ẩn bên trong thân cây.

Để xác định rõ tác động từ khí hậu và địa điểm, các chuyên gia đã thí nghiệm 2 lần, trên 2 cây khác nhau tại Phần Lan và Áo. Cả 2 khu vực này đều không có gió và hơi nước ngưng đọng. Kết quả cho thấy chỉ vài giờ sau khi Mặt trời lặn, các cành cây bắt đầu hạ dần xuống. Đến khi trời sáng, chúng dần trở lại vị trí cũ. Vẫn chưa rõ liệu chúng có được “đánh thức” bởi ánh nắng mặt trời hay không hay được đánh thức bởi nhịp sinh học bên trong chúng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng sở dĩ có hiện tượng này là do sự giảm áp suất nước bên trong của cây - 1 hiện tượng được gọi là áp suất turgor, liên quan mật thiết đến quá trình quang hợp. Vào ban đêm, không có quang hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành các loại đường đơn giản, do đó cây có thể duy trì nguồn năng lượng bằng cách lợi dụng áp suất để hướng lá cây về phía Mặt trời.

Trả lời

Thực vật và động vật, dù có mối liên hệ rất mật thiết, nhưng bản chất hoàn toàn khác biệt. Tuy vậy, các nghiên cứu trước kia đã từng khám phá ra những nét khá tương đồng giữa con người cây cối. Hầu hết các sinh vật sống đều điều chỉnh hành vi của chúng cho phù hợp với nhịp sinh học ngày và đêm và thực vật cũng không phải là ngoại lệ: hoa nở vào buổi sáng, một số lá cây khép lại vào ban đêm.

Qua nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học đến từ Áo, Phần Lan và Hungary, họ đã sử dụng máy quét laser để theo dõi trạng thái của 1 cây bạch dương, các nhà khoa học đã ghi lại được toàn bộ mọi thay đổi vật lý chỉ ra dấu hiệu về 1 “giấc ngủ” của cây vào ban đêm, với đặc điểm dễ nhận thấy nhất bên ngoài là các ngọn bạch dương rủ xuống khoảng 4 inch bắt đầu từ khi hoàng hôn buông xuống cho tới nửa đêm, cùng với đó là hoàng loạt thay đổi ẩn bên trong thân cây.

Để xác định rõ tác động từ khí hậu và địa điểm, các chuyên gia đã thí nghiệm 2 lần, trên 2 cây khác nhau tại Phần Lan và Áo. Cả 2 khu vực này đều không có gió và hơi nước ngưng đọng. Kết quả cho thấy chỉ vài giờ sau khi Mặt trời lặn, các cành cây bắt đầu hạ dần xuống. Đến khi trời sáng, chúng dần trở lại vị trí cũ. Vẫn chưa rõ liệu chúng có được “đánh thức” bởi ánh nắng mặt trời hay không hay được đánh thức bởi nhịp sinh học bên trong chúng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng sở dĩ có hiện tượng này là do sự giảm áp suất nước bên trong của cây - 1 hiện tượng được gọi là áp suất turgor, liên quan mật thiết đến quá trình quang hợp. Vào ban đêm, không có quang hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành các loại đường đơn giản, do đó cây có thể duy trì nguồn năng lượng bằng cách lợi dụng áp suất để hướng lá cây về phía Mặt trời.

Chúng vẫn có ngủ chứ:)) chúng sẽ khép lá lại. Tại vì buổi tối chất diệp lục hầu như không hoạt động, chất diệp lục chỉ hoạt động ban ngày, hấp thụ ánh mặt trời làm thức ăn cho cây. Nếu chúng không ngủ thì ban đêm sẽ dễ bị sương xâm nhập làm hại

💛 chúng ngủ khi chúng ta cũng ngủ