Cha mẹ và con cái: liệu có nên trở thành bạn bè?

  1. Giáo dục

Dạo một vòng internet tìm những kinh nghiệm nuôi dạy con trẻ, các bậc phụ huynh không khó để thấy những lời khuyên về việc nên làm bạn với con. Nhưng điều đó liệu có thật sự phù hợp?

Từ khóa: 

giáo dục

Trong cuốn sách The Narcissism Epidemic, tác giả Jean Twenge and W. Keith Campbell lưu ý rằng nhiều cha mẹ gặp vấn đề khi cố gắng làm bạn với con. Đó là bởi vì cha mẹ, với tư cách là bạn bè, khó có thể áp dụng các quy tắc và chuẩn mực cho con mình. Những quy tắc này có thể là đặt ra giờ giới nghiêm, yêu cầu con làm bài tập, la rầy khi con nói hay làm những điều vượt quá giới hạn, hoặc nói “không” trước những đòi hỏi vô lý. Những điều này có thể khiến trẻ không thích, nhưng ở vị trí của một người bạn, cha mẹ sẽ cảm thấy tệ khi con khó chịu với những quyết định của mình.

Hơn nữa ở giai đoạn phát triển, trẻ em cần có đủ năng lượng cảm xúc để điều chỉnh và xử lý các vấn đề bất an của bản thân. Trong thời gian này, trẻ sẽ tìm đến cha mẹ như nguồn sức mạnh, kiến ​​thức và hỗ trợ. Vì vậy cha mẹ cần khiến cho trẻ cảm giác an toàn khi trở về nhà, nơi trẻ biết mình có thể dựa vào cha mẹ về mặt vật chất lẫn tinh thần. Thay vì chia sẻ quá nhiều, cha mẹ có thể dạy trẻ cách thông cảm với các thành viên trong gia đình trong giai đoạn khó khăn.

Và để phát triển toàn diện, con cái cần có các mối quan hệ với các bạn cùng lứa. Kết bạn là một phần quan trọng của quá trình trưởng thành, nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, học cách cộng tác và điều chỉnh cảm xúc. Tình bạn còn giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và cũng là hàng rào bảo vệ chống lại nạn bắt nạt. Vì thế, có thể khẳng định cha mẹ không thể thay thế vai trò bạn bè, và điều họ có thể là giúp con trẻ cảm thấy bớt cô đơn hơn nếu gặp vấn đề xã hội, ở bên cạnh chia sẻ và quan tâm con nhiều hơn.

Trả lời

Trong cuốn sách The Narcissism Epidemic, tác giả Jean Twenge and W. Keith Campbell lưu ý rằng nhiều cha mẹ gặp vấn đề khi cố gắng làm bạn với con. Đó là bởi vì cha mẹ, với tư cách là bạn bè, khó có thể áp dụng các quy tắc và chuẩn mực cho con mình. Những quy tắc này có thể là đặt ra giờ giới nghiêm, yêu cầu con làm bài tập, la rầy khi con nói hay làm những điều vượt quá giới hạn, hoặc nói “không” trước những đòi hỏi vô lý. Những điều này có thể khiến trẻ không thích, nhưng ở vị trí của một người bạn, cha mẹ sẽ cảm thấy tệ khi con khó chịu với những quyết định của mình.

Hơn nữa ở giai đoạn phát triển, trẻ em cần có đủ năng lượng cảm xúc để điều chỉnh và xử lý các vấn đề bất an của bản thân. Trong thời gian này, trẻ sẽ tìm đến cha mẹ như nguồn sức mạnh, kiến ​​thức và hỗ trợ. Vì vậy cha mẹ cần khiến cho trẻ cảm giác an toàn khi trở về nhà, nơi trẻ biết mình có thể dựa vào cha mẹ về mặt vật chất lẫn tinh thần. Thay vì chia sẻ quá nhiều, cha mẹ có thể dạy trẻ cách thông cảm với các thành viên trong gia đình trong giai đoạn khó khăn.

Và để phát triển toàn diện, con cái cần có các mối quan hệ với các bạn cùng lứa. Kết bạn là một phần quan trọng của quá trình trưởng thành, nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, học cách cộng tác và điều chỉnh cảm xúc. Tình bạn còn giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và cũng là hàng rào bảo vệ chống lại nạn bắt nạt. Vì thế, có thể khẳng định cha mẹ không thể thay thế vai trò bạn bè, và điều họ có thể là giúp con trẻ cảm thấy bớt cô đơn hơn nếu gặp vấn đề xã hội, ở bên cạnh chia sẻ và quan tâm con nhiều hơn.

Mình thì chưa có gia đình nên không thể cảm nhận được rõ ràng. Em gái 1 đứa kém mình 9 t, 2 đứa nhỏ còn lại kém mình 15 t nên cũng có thể coi là 1 thế hệ. Chỉ cách biệt nhau 1 thế hệ là góc nhìn nó khác biệt rất lớn chứ chưa nói đến việc cha mẹ cách con cái từ 2 đến 3 thế hệ. Thành ra việc làm bạn giữa cha mẹ vs con cái rất khó.
Đầu tiên việc cha mẹ luôn cố gắng xây dựng 1 hình ảnh trong mắt con cái khiến nó tạo ra khoảng cách. Cha mẹ và ng lớn tuổi luôn có suy nghĩ họ là đúng để rồi áp đặt các tư tưởng góc nhìn để rồi đứa trẻ không nghe theo và phản nghịch lại. Đây là sự xung đột giữa tư tưởng của 2 thế hệ. Chỉ khi nào cha mẹ và ng lớn lắng nghe chia sẻ và đặt mình và góc nhìn của đứa nhỏ thì khi đó vấn đề mới đc gỡ bỏ phần nào.
Thứ 2 những đứa trẻ thường bị ảnh hưởng từ đám đông thành ra nhận thức hay quan điểm rất dễ sai lầm và phiến diện. Ng trưởng thành thì có thể nhận thức và đánh giá đc bản chất vấn đề. Có khi họ còn không nhận thức đc cốt lõi , điểm mấu chốt. Đến họ còn không nhận ra được thì làm sao có thể chỉ ra cho tụi nhỏ. Nếu như nhận ra được thì phải tìm cách nói thật đơn giản để cho tụi nhỏ hiểu, nhưng liệu ng lớn họ có đủ kiên nhẫn không? Câu trả lời thường là không vì quan điểm sai lầm. Chúng nó lớn tự chúng nó sẽ hiểu. Thành ra tụi nhỏ phải tự mày mò tìm hiểu và vấp ngã trong khi những vấp ngã đó hoàn toàn có thể hạn chế bằng việc có được sự dạy bảo ngay từ đầu. Ng Việt thường ít khi dạy con tự lập từ nhỏ họ bao bọc đứa trẻ đến khi chúng nó lớn thì lại không có sự giáo dục đầy đủ về tâm sinh lý . Điều này dẫn đến sự đứt gãy trong tâm lý nhất là từ độ tuổi 16 đến 22. Nói 1 cách thẳng thì đó là sự đói khát thông tin khi bị bỏ rơi . Thành ra tụi nhỏ bị vấp ngã khá nhiều và mình cũng là 1 ví dụ điển hình. Nếu như phân tích sâu hơn thì nó còn liên quan đến thiên kiến xác nhận vs tự kỷ ám thị nhưng sẽ không bàn ở đây.
Thứ 3 đó là việc các khái niệm về truyền thống , đạo đức văn hóa của ng Việt đang bị nhào nặn . Kết quả là tạo ra 1 thứ gì đó rất lạ , rất Việt. Đến ng lớn còn không thể định hình đc các giá trị đó thì lấy gì để dạy lũ trẻ. Ở đây mình không đề cập nó đúng sai phù hợp hay không. Nhưng thật ngớ ngẩn khi lôi đạo đức , truyền thống văn hóa ra giáo dục lũ trẻ trong khi bản thân người dạy còn không nắm bắt và định hình được nó. Đây là chủ đề sâu rộng nên mình sẽ không nói nhiều.
Thứ 4 thiếu sự thấu hiểu về tính cách của đôi bên. Điều này khiến sự tiếp xúc nó càng khó khăn. Có thể mn chửi mình là khoe khoang hay lập dị hoặc là tây chẳng tây tàu chẳng tàu. Nhưng khi nhắc đến MBTI thì rất ít ng biết. Bạn nào muốn biết thì hỏi chị Gg nhé . Bản thân mình thuộc nhóm INTP thành ra rất quái đản và lập dị . Rất khó để mình nc vs giao tiếp 1 cách thoải mái. Nếu như cha vs mẹ hoặc ng khác có thể tìm hiểu và xác định nhóm tính cách của con cái thì lúc đó họ sẽ xác định đc 1 phần các rắc rối cũng như sự phức tạp trong tính cách của ng khác kể cả con cái.
Chốt lại hết cà phê vs thuốc rồi lên không nhảm nữa. Vấn đề này phức tạp và khó khăn hơn mình tưởng nhiều nên mình chỉ có thể nhảm tới đây thôi , mà cũng hết chữ hết ý rồi. 

Có nhiều khái niệm bạn bè khác nhau, đâu phải cứ bạn bè là nhí nhố, nói gì cũng được, cãi nhau cũng được rồi tự do tranh luận đâu đúng không bạn.

Mình cũng có những người bạn lớn tuổi, thậm chí ngang tuổi bố mẹ mình, mình vẫn coi đó là những "cô bạn" rất đáng yêu, rất tuyệt trong cuộc sống này. Cô cho mình nhiều lời khuyên ý nghĩa, cô cũng coi mình như con để chỉ dạy, cô vui vì những thành tựu của mình. Cô cũng lắng nghe mình như một người bạn, cô cũng xin mình những lời khuyên.

Nói chung làm bạn theo mình quan trọng là sự tôn trọng và giới hạn. Bố mẹ làm bạn với con khi con gặp khó khăn, cần lời khuyên và những bối rối trong cuộc sống, bố mẹ nghe con và tháo gỡ cùng con. Còn có những giới hạn về đạo đức về khuôn phép, con cần phải tuân thủ và bố mẹ cũng vậy.

Trong mối quan hệ giữa con người cần có sự tôn trọng, nó không phải là giàu sang mới được tôn trọng, nhiều tuổi mới được tôn trọng mà là với ai cũng tôn trọng cái khác biệt của họ, không phải họ khác mình mà lấy mình ra làm chuẩn mực để so chiếu, thế thì lại là không tôn trọng mất rồi.

Nói chung cha mẹ và con cái làm bạn được là the best, không được thì xin hãy là người đồng hành, cùng tiến bước, xin đừng làm cái dây buộc mũi con và kéo đi.

Thời mình không bao giờ có chuyện bố mẹ làm bạn với con cái luôn. Một là ngoan ngoãn bố mẹ thương, hai là bố láo thì ăn roi ăn vụt. Mình nghĩ phụ huynh vẫn cần phải giữ hình ảnh nghiêm khắc trong mắt con cái, chứ bạn bè chát chít chia sẻ với nhau quá đâm ra nó lại tưởng mình dễ tính rồi nhờn nói không nghe.