Chế thư gạ đánh tổ tôm, chẳng dè ăn án mưu phản xém chết

  1. Lịch sử

Đó là câu chuyên về cụ Đinh Nhật Thận ( 1815 – 1866 ), cụ là một nhà thơ, thầy thuốc giỏi thời nhà Nguyễn, tiếng tăm của cụ vang khắp cả kinh thành Huế.

Aka Thận là bạn thân aka Quát, sau khi anh Quát đã chán cà khịa vua bằng mồm và chuyển qua đấm vào mồm vua, nên dù không có dính líu gì đến bộ môn cà khịa bằng tay chứ không bằng mồm của ông bạn, Thận ca vẫn bị điều về Huế để theo dõi, mật thám luôn luôn bám sát nhất cử nhất động, chỉ trừ những khi về nhà vui thú với vợ lớn, vợ bé, tá lả các loại vợ ra hay đại loại như vậy thì không lúc nào rời mắt khỏi cụ Thận, đại khái cũng là tận tụy với công việc lắm lắm.

**

Thời đó, đánh tổ tôm là một bộ môn rất oách, oách lắm, ấy thế mới có câu thơ nói:

Làm trai biết đánh Tổ tôm
Uống chè mạn hảo xem nôm Thúy Kiều

Cụ Thận thì đích là hảo hán không sai một ly, nên mấy món tổ tôm này cụ cũng biết chơi sương sương như ngâm thơ hay chữa bệnh vậy.

Một hôm đẹp trời như mọi hôm giời đẹp khác, khi đang sửa soạn chơi tổ tôm với mấy ông bạn, tính cả cụ Thận thì đã đủ 4 chân, thiếu mất một chân, mà cái món tổ tôm này xưa nay vẫn cần 5 người mới chơi được. Cụ liền viết ngay một bức thư cho bạn. Nhưng khổ cái cụ nhà ta thì là một nhà nho đúng lắm, viết thư gửi bạn thì sao thể viết xoàng xĩnh vài chữ được, cụ được mời nhận thư đọc cái không cần nghĩ đã biết ngay thì còn gì là thể diện của cụ ? Nên cụ cũng ý tứ viết bức thư rất thâm thúy gửi cho bạn, đại ý như này:

Tứ tướng dĩ cụ,
Chỉ khiếm nhất viên,
Tương nhất bách nhị thập tinh binh,
Độ hà lai chiến.

Nghĩa là: "Bốn tướng đã có mặt, chỉ thiếu một tướng, hãy đem đủ 120 tinh binh, qua sông giao chiến".

Run rủi thế nào, bức thư cụ gửi cho bạn lại bị mật thám giật mất của người nhà, mở phong bao ra thì nào là 4 tướng, nào là 120 tinh binh, đoan chắc phát này vớ được phong thư “tạo phản” nên tay mật thám hí hửng mang bức “mật thư về trình quan lớn. Bức “mật thư” rủ bạn đánh tổ tôm rất oách của mình khiến cụ Thận bị giải về phủ. Mặc dù ông đã cố giải thích với quan phủ rằng: "Đây chỉ là một giấy mời đánh tổ tôm. Tôi đã có 3 người bạn đến rủ đánh tổ tôm, với tôi là 4, đó là " Tứ tướng dĩ cụ". Nhưng đánh tổ tôm phải có 5 người, nên "Chỉ khiếm nhất viên". Tôi mời 1 người bạn nữa ở bên kia sông sang chơi và mượn cả cỗ bài 120 quân, nên phải: "Tương nhất bách nhị thập tinh binh, qua sông giao chiến". Nói mỏi cả mồm, nhưng quan nào có tin, dám lắm quan còn tưởng cụ nghĩ mình non và xanh lắm, có ý xỏ dây vào mũi mình dắt đi như dắt một con bò. Thế là nhất định không nghe cái giải thích của cụ Thận, khép luôn cụ vào tội “yêu thư yêu ngôn rồi gửi ông về trình Bộ Hình. Hình như số cụ cũng hơi….đen, đen như đêm 30 còn tắt điện, nên gặp ngay ông quan bộ hình vốn thù sẵn với cụ, thế là không lằng nhằng, cụ bị tuyên ngay cái án… tử hình!.

Nhưng chắc nhờ làm việc tốt nhiều, chữa bệnh cho người dân nên cụ cũng được giời thương, và cũng cái nghề chữa bệnh bốc thuốc bênh cạnh cái món thơ ca với tổ tôm nên cụ mới thoát, số là cụ cố thân mẫu của quan đang bị bệnh nặng, nghe danh tiếng chữa bệnh của cụ Đinh Nhật Thận nên muốn mời ông đến chữa. Bất đắc dĩ quan Thượng thư phải cho lính xuống nhà giam đòi ông. Đinh Nhật Thận trả lời: Chú về bẩm hộ, quan lớn mời thầy thuốc chữa bệnh cho cụ cố mà làm như gọi dân đến hầu kiện. Như vậy thầy vừa mất thể diện, quan lớn vừa mang tội bất hiếu. Khi nào quan lớn thân hành tới đón ta, ta mới đi. Quan Thượng thư một mặt bị cụ cố thúc bách, một mặt được những người xung quanh khuyên nhủ, đành nén giận đến nhà giam mời cụ Thận. Thuốc thang ít lâu, cụ cố khỏi bệnh, thầy thuốc cũng được thoát chết vì sau khi bình phục cụ cố buộc quan Thượng thư phải tìm cách tha tội cho ân nhân đã cứu sống mình, vì ai đời lại đi giết ngay một ông vừa cứu mạng sống cụ cố thân mẫu mình bao giờ ? Mà cái án xét ra cũng nhập nhằng mù mờ quá.

Thế là vì lá thư gạ bạn đánh tổ tôm của mình mà quan nghè Đinh Nhật Thận phải tội tử hình, nhưng nhờ cái tay nghề chữa bệnh bốc thuốc nên cụ lại thoát, trên đời truyện kì lạ như vậy quả là hiếm lắm!

P/s: Thực tế ông là một người có tài lắm, giỏi thơ ca lại giỏi cả y thuật. Vì khinh chốn quan trường, cụ cáo quan về quê. Ở quê nhà, ông mở trường dạy học, làm thuốc; đồng thời vận động người dân khai hoang lập ấp ở làng Thanh Liêm và làng Tiên Hội, gọi là ấp Gia Hội, vì vậy ngày nay có con đường mang tên ông, đủ thấy được tấm lòng và tài năng của ông. Đây chỉ là một tích có thật được kể lại dưới góc nhìn của chủ tus, mong anh em vẫn nên thẳng thắng ghi nhận công lao của cụ.

Theo Hoàng Hải Long, hội những người thích tìm hiểu về lịch sử.

https://cdn.noron.vn/2021/03/24/4745587315968633-1616597678_1024.jpg
Từ khóa: 

chém gió đi tù

,

lịch sử

"Bút sa gà chết" thật không sai anh nhi?

Trả lời

"Bút sa gà chết" thật không sai anh nhi?

Việc chữ việc nghĩa thật là khó lường ^^, tri thức có sức mạnh mà sự mê muội cũng có sức mạnh của nó. TVTL thấy cách dẫn dắt chuyện lịch sử của bạn khá lôi cuốn đó