Chỉ ra thông điệp về văn học nghệ thuật trong tác phẩm “Bông hồng vàng” của Konstantin Paustovsky?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Viết một cuốn sách về nghề văn vốn đã là một ý định được Paustovsky ấp ủ từ rất lâu. Không phải một cuốn sách dạy viết văn, không phải thế, ông không có ý định dạy bảo ai, mà là một cuốn khảo cứu nghiêm túc về lao động đặc thù của những người cầm bút và vai trò của họ trong đời sống tinh thần của cộng đồng nhân loại. Trong bài “Thơ của văn xuôi” đăng trong tạp chí “Ngọn cờ” số ra tháng 9 năm 1953, ông viết rằng ý tưởng sáng tác một cuốn sách về nghề văn đã nảy ra trong ông ngay từ thế chiến thứ hai. Ông đã bắt đầu nhưng chiến tranh đã ngăn trở ông hoàn thành nó. Phải đợi đến mùa thu năm 1955, tại tỉnh Dubunty, một tỉnh nhỏ nằm bên bờ vịnh Riga, Paustovsky mới hoàn thành cuốn sách "Bông Hồng Vàng" ra mắt bạn đọc lần đầu trong tạp chí "Tháng Mười”. Cả cuốn sách là những câu chuyện ngắn, những câu chuyện được kể bằng trí tưởng tượng, bằng lời tường thuật của một người khác, được Paustovsky lượm nhặt, đúc kết. Những câu chuyện tuy không dài, không tường tận chi tiết, xong lại chứa đựng những triết lý văn học nghệ thuật vô cùng sâu sắc và quý giá. Mở đầu cuốn sách là câu chuyện “Bụi quý”, một trong những câu chuyện ý nghĩa nhất, đáng giá nhất của nhà văn. Bởi nó chứa đựng một thông điệp văn học nghệ thuật sâu sắc về nghĩa vụ của một nhà văn. Qua tác phẩm nói chung cũng như qua những câu văn của tác giả nói riêng, cho ta nhận được những thông điêp sâu sắc về việc sáng tác văn học nghệ thuật. Thứ nhất, chất liệu của văn học nghệ thuật phải được lấy từ chính đời sống thực tại quanh ta. Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc bông đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, thậm chí một bông tiêu huyền xốp đang bay lượn, hay lửa sao trong một vũng nước đêm - tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng. Một quan niệm nghệ thuật bao giờ cũng là tiền đề của một thi pháp nghệ thuật tương ứng. Những quan niệm của Paustovsky về sáng tác văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng là nền tảng hình thành phong cách nghệ thuật của ông. Trong “Bông hồng vàng”, Paustovsky nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của văn học nghệ thuật, sứ mệnh của nhà văn, một số vấn đề về tâm lý học sáng tạo văn học. Bên cạnh đó, ông truyền lại cả những kinh nghiệm quý giá của bản thân trong hoạt động sáng tác từ việc thu thập tư liệu cuộc sống, hình thành ý tưởng, cảm hứng sáng tác, gọt giũa câu chữ cho đến khi đứa con tinh thần của nhà văn ra đời. Theo Paustovsky, “văn xuôi có sức lay động sâu xa nhất là thứ văn xuôi cô đúc”, trong đó, nhà văn loại bỏ tất cả những gì thừa thãi, chỉ giữ lại những gì cần thiết nhất, giá trị nhất. Bản thân nhà văn cho rằng mỗi lần cầm bút viết là thêm một lần chắt lọc và ngưng kết xúc cảm ở dạng tinh túy nhất. Từ đó, Paustovsky nêu ra “nguyên lý bông hồng vàng” trong lĩnh vực sáng tác văn học. Ông quan niệm nhà văn là người gom góp những mảy bụi vàng trong cuộc sống, sàng lọc qua tháng năm để đúc để đúc những bông hồng vàng dâng tặng cho đời. Cuộc sống vốn bộn bề, phức tạp và trong vô vàn tạp chất bụi bặm của nó có những hạt bụi vàng ẩn giấu kín đáo. Nhà văn phải là người chắt lọc những hạt bụi đónhững gì tinh hoa nhất để kết thành quặng quý. Cái đẹp của nghệ thuật, theo Paustovsky, chính là ở những cái chượt đến ấy, những cái tưởng chừng rất nhỏ nhặt trong cuộc sống đời thường lại là chất liệu để làm nên những tuyệt tác. Tựa đề các truyện ngắn: Tia chớp, Những bông hoa làm bằng vỏ bào, Bức điện, Hạt cát, Chiếc nhẫn bằng thép, Lẵng quả thông, Cây tường vi, Một món quà... là tên gọi những sự vật quen thuộc ta vẫn bắt gặp hằng ngày. Nhưng trong tác phẩm của Paustovsky chúng lại phát ra những thứ ánh sáng trong trẻo, lung linh, mới lạ. |Những tác phẩm này là sự hóa thân từ những mảy bụi vàng của hiện thực cuộc sống mà nhà văn chắt chiu trên con đường tìm kiếm cái đẹp. Thứ hai, để tạo nên một tác phẩm văn học nghệ thuật thực sự có giá trị thì phải cần rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt nhất chính là sự kiên trì. Việc lọc vàng từ sàng sẩy những bụi bẩn mà người khác vứt đi quả là công việc không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ, vừa phải có đủ những đức tính kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ, cần mẫn... Trong bao nhiêu triệu con người sống trên cái đất nước Nga ấy liệu có được bao nhiêu người có thể lọc rác ra vàng? Chắc chắn là rất ít, hoặc chỉ mó một Chamet mà thôi. Và ngay cả việc sáng tác văn học cũng vậy, có kiến thức thôi chưa đủ, cũng cần kiên trì sàng lọc những gì tinh túy nhất mới đưa vào tác phẩm văn chương. Chất liệu văn chương luôn tồn tại rất nhiều xung quanh chúng ta. Chọn ra được chất liệu đã là một việc vô cùng khó và tốn thời gian cũng như trí óc, xong việc làm thế nào để biến những thứ thô sơ ấy trở thành “vàng” thì còn khó hơn rất nhiều. Ta phải bỏ công, bỏ sức, bỏ trí tuệ, bỏ sức lực. Càng sàng sẩy kỹ thì thứ thu được lại càng tinh túy. Đối với nghiệp cầm bút, ta thà viết đi viết lại thật nhiều bản nháp, vứt những thứ không phải là văn chương chân chính ấy vào sọt rác, còn hơn là viết thật ít, để rồi ném cái thứ chẳng khác gì rác ấy vào nền văn học nước nhà. Thứ ba, sáng tác văn học là tạo ra những giá trị nghệ thuật mới, nâng cao tầm tri thức của nhân loại và làm giàu đẹp thêm đời sống tinh thần, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Như Paustovsky nói là “để cho cái đẹp của đất đai, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn người, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến thắng bóng tối, để chúng vĩnh viễn rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt”. Có rất nhiều nhà văn, nhà thơ trên thế giới này. Có người sáng tác vì yêu thích, có người sáng tác vì nghệ thuật cao quý, nhưng cũng có những người sáng tác vì đồng tiền. Những thứ văn chương sáng tác theo thị chúng khán giả, sáng tác theo đơn đặt hàng hầu hết đều mang một đặc điểm chung, đó là không có giá trị nghệ thuật. Chúng đều là những thứ rẻ tền và những kẻ tạo ra chúng cũng chẳng có giá trị cao hơn. Bởi vậy việc sáng tác đòi hỏi lương tâm người cầm bút phải luôn hướng đến cái nghệ thuật, cái giá trị cho đời, cho người.
Trả lời
Viết một cuốn sách về nghề văn vốn đã là một ý định được Paustovsky ấp ủ từ rất lâu. Không phải một cuốn sách dạy viết văn, không phải thế, ông không có ý định dạy bảo ai, mà là một cuốn khảo cứu nghiêm túc về lao động đặc thù của những người cầm bút và vai trò của họ trong đời sống tinh thần của cộng đồng nhân loại. Trong bài “Thơ của văn xuôi” đăng trong tạp chí “Ngọn cờ” số ra tháng 9 năm 1953, ông viết rằng ý tưởng sáng tác một cuốn sách về nghề văn đã nảy ra trong ông ngay từ thế chiến thứ hai. Ông đã bắt đầu nhưng chiến tranh đã ngăn trở ông hoàn thành nó. Phải đợi đến mùa thu năm 1955, tại tỉnh Dubunty, một tỉnh nhỏ nằm bên bờ vịnh Riga, Paustovsky mới hoàn thành cuốn sách "Bông Hồng Vàng" ra mắt bạn đọc lần đầu trong tạp chí "Tháng Mười”. Cả cuốn sách là những câu chuyện ngắn, những câu chuyện được kể bằng trí tưởng tượng, bằng lời tường thuật của một người khác, được Paustovsky lượm nhặt, đúc kết. Những câu chuyện tuy không dài, không tường tận chi tiết, xong lại chứa đựng những triết lý văn học nghệ thuật vô cùng sâu sắc và quý giá. Mở đầu cuốn sách là câu chuyện “Bụi quý”, một trong những câu chuyện ý nghĩa nhất, đáng giá nhất của nhà văn. Bởi nó chứa đựng một thông điệp văn học nghệ thuật sâu sắc về nghĩa vụ của một nhà văn. Qua tác phẩm nói chung cũng như qua những câu văn của tác giả nói riêng, cho ta nhận được những thông điêp sâu sắc về việc sáng tác văn học nghệ thuật. Thứ nhất, chất liệu của văn học nghệ thuật phải được lấy từ chính đời sống thực tại quanh ta. Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc bông đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, thậm chí một bông tiêu huyền xốp đang bay lượn, hay lửa sao trong một vũng nước đêm - tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng. Một quan niệm nghệ thuật bao giờ cũng là tiền đề của một thi pháp nghệ thuật tương ứng. Những quan niệm của Paustovsky về sáng tác văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng là nền tảng hình thành phong cách nghệ thuật của ông. Trong “Bông hồng vàng”, Paustovsky nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của văn học nghệ thuật, sứ mệnh của nhà văn, một số vấn đề về tâm lý học sáng tạo văn học. Bên cạnh đó, ông truyền lại cả những kinh nghiệm quý giá của bản thân trong hoạt động sáng tác từ việc thu thập tư liệu cuộc sống, hình thành ý tưởng, cảm hứng sáng tác, gọt giũa câu chữ cho đến khi đứa con tinh thần của nhà văn ra đời. Theo Paustovsky, “văn xuôi có sức lay động sâu xa nhất là thứ văn xuôi cô đúc”, trong đó, nhà văn loại bỏ tất cả những gì thừa thãi, chỉ giữ lại những gì cần thiết nhất, giá trị nhất. Bản thân nhà văn cho rằng mỗi lần cầm bút viết là thêm một lần chắt lọc và ngưng kết xúc cảm ở dạng tinh túy nhất. Từ đó, Paustovsky nêu ra “nguyên lý bông hồng vàng” trong lĩnh vực sáng tác văn học. Ông quan niệm nhà văn là người gom góp những mảy bụi vàng trong cuộc sống, sàng lọc qua tháng năm để đúc để đúc những bông hồng vàng dâng tặng cho đời. Cuộc sống vốn bộn bề, phức tạp và trong vô vàn tạp chất bụi bặm của nó có những hạt bụi vàng ẩn giấu kín đáo. Nhà văn phải là người chắt lọc những hạt bụi đónhững gì tinh hoa nhất để kết thành quặng quý. Cái đẹp của nghệ thuật, theo Paustovsky, chính là ở những cái chượt đến ấy, những cái tưởng chừng rất nhỏ nhặt trong cuộc sống đời thường lại là chất liệu để làm nên những tuyệt tác. Tựa đề các truyện ngắn: Tia chớp, Những bông hoa làm bằng vỏ bào, Bức điện, Hạt cát, Chiếc nhẫn bằng thép, Lẵng quả thông, Cây tường vi, Một món quà... là tên gọi những sự vật quen thuộc ta vẫn bắt gặp hằng ngày. Nhưng trong tác phẩm của Paustovsky chúng lại phát ra những thứ ánh sáng trong trẻo, lung linh, mới lạ. |Những tác phẩm này là sự hóa thân từ những mảy bụi vàng của hiện thực cuộc sống mà nhà văn chắt chiu trên con đường tìm kiếm cái đẹp. Thứ hai, để tạo nên một tác phẩm văn học nghệ thuật thực sự có giá trị thì phải cần rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt nhất chính là sự kiên trì. Việc lọc vàng từ sàng sẩy những bụi bẩn mà người khác vứt đi quả là công việc không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ, vừa phải có đủ những đức tính kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ, cần mẫn... Trong bao nhiêu triệu con người sống trên cái đất nước Nga ấy liệu có được bao nhiêu người có thể lọc rác ra vàng? Chắc chắn là rất ít, hoặc chỉ mó một Chamet mà thôi. Và ngay cả việc sáng tác văn học cũng vậy, có kiến thức thôi chưa đủ, cũng cần kiên trì sàng lọc những gì tinh túy nhất mới đưa vào tác phẩm văn chương. Chất liệu văn chương luôn tồn tại rất nhiều xung quanh chúng ta. Chọn ra được chất liệu đã là một việc vô cùng khó và tốn thời gian cũng như trí óc, xong việc làm thế nào để biến những thứ thô sơ ấy trở thành “vàng” thì còn khó hơn rất nhiều. Ta phải bỏ công, bỏ sức, bỏ trí tuệ, bỏ sức lực. Càng sàng sẩy kỹ thì thứ thu được lại càng tinh túy. Đối với nghiệp cầm bút, ta thà viết đi viết lại thật nhiều bản nháp, vứt những thứ không phải là văn chương chân chính ấy vào sọt rác, còn hơn là viết thật ít, để rồi ném cái thứ chẳng khác gì rác ấy vào nền văn học nước nhà. Thứ ba, sáng tác văn học là tạo ra những giá trị nghệ thuật mới, nâng cao tầm tri thức của nhân loại và làm giàu đẹp thêm đời sống tinh thần, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Như Paustovsky nói là “để cho cái đẹp của đất đai, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn người, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến thắng bóng tối, để chúng vĩnh viễn rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt”. Có rất nhiều nhà văn, nhà thơ trên thế giới này. Có người sáng tác vì yêu thích, có người sáng tác vì nghệ thuật cao quý, nhưng cũng có những người sáng tác vì đồng tiền. Những thứ văn chương sáng tác theo thị chúng khán giả, sáng tác theo đơn đặt hàng hầu hết đều mang một đặc điểm chung, đó là không có giá trị nghệ thuật. Chúng đều là những thứ rẻ tền và những kẻ tạo ra chúng cũng chẳng có giá trị cao hơn. Bởi vậy việc sáng tác đòi hỏi lương tâm người cầm bút phải luôn hướng đến cái nghệ thuật, cái giá trị cho đời, cho người.