Chim ra ràng, tháng củ mật, nguyên đán, nguyên tiêu hay lì xì có nghĩa gì vậy?

  1. Văn hóa

Theo mình tìm hiểu thì trong tiếng Việt có một số từ ngữ không còn được sử dụng nữa, gọi là từ cổ. Trong khi đó có một số từ như nguyên đán, nguyên tiêu hay lì xì vẫn được sử dụng nhưng ít người biết ý nghĩa thật sự của nó? Mọi người có thể giải nghĩa giúp mình không?

mattroiongdia-1450884631532
Từ khóa: 

tiếng việt

,

cội việt

,

nguồn gốc tiếng việt

,

tinh hoa việt nam

,

văn hóa

Nghĩa gốc là có lợi, may mắn, tốt lành. Nên tiền -xì là tiền may mắn, lời chúc may mắn, tốt lành vậy.... Lì xì, nguyên đán, nguyên tiêu đều từ bên Tàu ra cả, "nguyên đán" buổi sáng ban đầu, ngày đầu tiên của năm

Trả lời

Nghĩa gốc là có lợi, may mắn, tốt lành. Nên tiền -xì là tiền may mắn, lời chúc may mắn, tốt lành vậy.... Lì xì, nguyên đán, nguyên tiêu đều từ bên Tàu ra cả, "nguyên đán" buổi sáng ban đầu, ngày đầu tiên của năm

Chim ra ràng là chim con đã mọc lông cánh, có thể bắt đầu ra khỏi tổ. Ràng mình đoán có lẽ là một từ chỉ cái tổ chim hoặc lông cánh chim, hoặc cũng có thể là một bộ phận nào đó của con chim mới lớn.

Tháng củ mật là từ Hán - Việt: củ là kiểu như kiểm, kiểm tra, kiểm soát. Mật là kiểu như cẩn mật. Ý là kiểm tra kỹ càng, cẩn thận về nhà cửa, làm ăn. Tránh trộm cắp tháng giáp Tết.

Nguyên đán (cũng Hán - Việt) nguyên là đầu, đán là ngày. Kiểu ngày đầu tiên (của năm) vậy.

Nguyên tiêu cũng tương tự là đêm rằm đầu.

Lì-xì là gốc tiếng Hán phiên ra âm Việt (Hán - Việt là lợi-thị). Nghĩa gốc là có lợi, may mắn, tốt lành. Nên tiền lì-xì là tiền may mắn, lời chúc may mắn, tốt lành vậy.

Và những từ này cũng ko cổ lắm đâu :D

Mấy từ kia vẫn xài đều mà bạn, có phải ít dùng đâu.

Chim ra ràng là thể loại mới bắt đầu mọc lông, nhưng chưa mọc full, thời điểm này chim non thường háu ăn, ăn nhiều nên khá là béo, nhiều thịt, rất bổ. Từ này thì đúng là TV.

Tháng củ mật thì là từ Hán Việt, về cơ bản thì nó có thể diễn giải ra là "củ sát cẩn mật" - kiểm soát cẩn thận. Nguyên do thì chắc là do vào tháng Chạp, người người nhà nhà bận rộn chuẩn bị cho tết nên thường lơ là cảnh giác dễ bị mất trộm. Ngoài ra thì tết đến các a đạo chích, cướp giật cũng cố kiếm thêm tí tiền ăn tết nên cũng phải đề cao cảnh giác hơn.

Lì xì, nguyên đán, nguyên tiêu đều là từ bên Tàu ra cả, "nguyên đán" là buổi sáng ban đầu, ngày đầu tiên của năm.  "Nguyên tiêu" là đêm trăng tròn đầu tiên của năm, hay rằm tháng giêng trong TV. Lì xì có nghĩa là tốt lành, vận may. Nguyên đán và lì xì ở VN mình dùng nhiều, nhưng nguyên tiêu thì ít hơn. Nguyên tiêu với chúng ta chỉ thường đi lễ chùa, còn bên Tàu thì nguyên tiêu là một ngày lễ rất lớn, vào ngày này người ta thường thả đèn trời và ăn bánh trôi.

 

Theo mình thì một số từ bạn đưa ra là từ gốc Hán nên nhiều người cứ sử dụng mà không rõ nghĩa, nhưng nguyên đán là buổi sáng đầu năm thì lì xì là cầu may mắn tốt lành. Có một số từ cổ thật sự không được sử dụng nữa thì biến mất hoặc cũng có một số từ được dùng tới ngày nay, một số khác thì thay đổi nghĩa ban đầu. Ví dụ từ kinh tế ngày xưa nghĩa là kinh ban tế thế, khác với từ kinh tế được dùng ngày nay.