Tiền lì xì có phải là cái nợ?

  1. Xã hội

Mới đây, đạo diễn Lê Hoàng đã gây nhiều chú ý khi đăng tải một bài viết liên quan đến phong tục lì xì ngày Tết. Ổng viết: "Nếu một cái Tết không phải lì xì, nhiều công dân sẽ cảm thấy nhẹ trong người, lâng lâng như được sống trên mây. Vì tiền lì xì mà trong ngày Xuân rất nhiều người không dám đi thăm bạn bè...Lì xì đúng là cái nợ! Phải làm sao để thoát ra? Câu hỏi này may ra Chí Phèo mới trả lời được!"

https://cdn.noron.vn/2023/01/03/32257001911410039366098604157659460116526268n-1672728525_1024.jpg

Mk thấy rằng lì xì Tết là một phong tục đẹp, không còn lì xì thì Tết cũng mất đi hương vị. Còn bạn, bạn cảm thấy ý kiến trên như thế nào?

Từ khóa: 

thảo luận văn minh

,

tết

,

xã hội

Thô nhưng Rất Thật và Rất Chính Xác. Lì xì đầu năm là nhận lộc, để xin vía may mắn, cả năm hưởng lộc nhưng nhiều người đặt nặng chuyện này vô cùng, làm tâm lý người lì xì cũng căng thẳng theo, mỗi khi nhét tờ polime vào bao phải đắn đo, suy nghĩ baonhiêu thì đúng, bao nhiêu thì đủ, ít quá không được mà tài chính thì có hạn. Họ hàng, gia đình nào đông con cháu là y như rằng sẽ tốn cả bộn chứ chẳng chơi, nhà nào có con nít thì còn "thu hồi vốn" được phần nào không thì cũng phải ráng chi một khoản cho cháu nội, cháu ngoại hai bên. Bởi nhiều người họ sợ Tết là vậy, vì không phải năm nào công việc, làm ăn kinh doanh cũng suôn sẻ. Cái đó không phải CHO LỘC nữa mà đúng là CÁI NỢ thiệt sự🙂🙂🙂
Trả lời
Thô nhưng Rất Thật và Rất Chính Xác. Lì xì đầu năm là nhận lộc, để xin vía may mắn, cả năm hưởng lộc nhưng nhiều người đặt nặng chuyện này vô cùng, làm tâm lý người lì xì cũng căng thẳng theo, mỗi khi nhét tờ polime vào bao phải đắn đo, suy nghĩ baonhiêu thì đúng, bao nhiêu thì đủ, ít quá không được mà tài chính thì có hạn. Họ hàng, gia đình nào đông con cháu là y như rằng sẽ tốn cả bộn chứ chẳng chơi, nhà nào có con nít thì còn "thu hồi vốn" được phần nào không thì cũng phải ráng chi một khoản cho cháu nội, cháu ngoại hai bên. Bởi nhiều người họ sợ Tết là vậy, vì không phải năm nào công việc, làm ăn kinh doanh cũng suôn sẻ. Cái đó không phải CHO LỘC nữa mà đúng là CÁI NỢ thiệt sự🙂🙂🙂
Mình vẫn thích văn hóa lì xì của nước mình. Nó là lộc đầu năm dù nhiều hay ít cũng nên nhận, lì xì chỉ lấy may thôi chứ không phải làm giàu hay trục lợi. Nhiều cá nhân nổi lòng tham thích trục lợi nên mới gây tranh cãi. 😃Ông Hoàng nói 1 phần đúng bản chất ông nói thẳng nên mất lòng người nghe. Bỏ lì xì là điều không phải ông muốn là được, nó là nét văn hóa của người Việt rồi, đi sâu vào tiềm thức, hơn nữa mn cũng như bao đứa trẻ thôi Tết mong lì xì màý kiến của ông là không khả thi. Hết!
Thực ra lì xì rất hay, là nét truyền thông văn hoá mang ý nghĩa năm mới nhiều may mắn. Nhưng chính người lớn làm cho lì xì ko còn giá trị vốn có của nó nữa. Đánh nhẽ người lớn nên giáo dục trẻ nhỏ rằng khi nhận đc lì xì phải hoan hỉ cảm ơn chứ ko phải giở ra xem trong có bao nhiêu tiền rồi dè bỉu nhiều ít, lì xì ko phải thước đo sự giàu nghèo của con người.
Con nhà mk ko phải khen đâu nhưng trộm vía đứa nào nhận đc lì xì ko bao giờ xem ngay lúc đấy, mà bao giờ cũng cảm ơn cất đi về nhà mới mở xem, nhiều thì chúng nó vui tí nhưng ít chưa bao giờ chê cả. Nhiều người lớn đặt nặng cái lì xì quá lm cho trẻ nhỏ học theo thói xấu thành ra Tết ngoài việc lo lắng những việc xung quanh ngta còn lo lì xì sao cho ko bị đánh giá là ki bo kẹt xỉ.
Là "nợ" hay "phong tục đẹp" là do suy nghĩ của mỗi người. Nếu bạn nghĩ đơn giản lì xì cho trẻ em chỉ là hành động cho đi sự may mắn trong dịp đầu năm (ít hay nhiều ko quan trọng). Khi bạn cho đi mà cảm thấy vui vẻ ko mong nhận lại, thì cảm giác lúcđó là bạn đang mang lại may mắn cho người khác...suy ra bạn sẽ thấy vui.
Còn ngược lại, bạn lì xì trong tâm thế của người đang làm nghĩa vụ bắt buộc, ko thoải mái và thấy rất xót ví...thì đó là cảm giác của người đang "trả nợ đời"..vô cùng khó chịu.
Có 1 điều chắc chắn ban ko hề để tâm là: "cho đi vui vẻ" hay "trả nợ đòi" đều do bạn lựa chọn...ko ai bắt buộc ^^
Nhiều ông bảo lì xì ít con nít nó khinh. Vậy thì tôi nói thẳng luôn đó đâu phải là lỗi của người lì xì. Đó là lỗi của cha mẹ những đứa cầm lì xì mà khinh thường ấy chứ. Nếu đã là lỗi của cha mẹ chúng nó thì các ông ôm bực vào người làm gì?
Nhà tôi ba thế hệ, mùng 2 Tết ông nội cầm một sấp lì xì ra bên trong chỉ toàn là 2.000 với 5000. Ấy vậy mà con cháu cứ bu đen bu đỏ, nhỏ thì có những đứa còn ẵm ngửa lớn thì có ba tôi và mấy bác Toàn là U60-70. Đứng xếp hàng rồng rắn để nhận được lì xì. Ai có thì mừng rỡ khoe với những người còn lại rằng đã có lì xì chứ chẳng ai tị nạnh gì cả. Mấy đứa con nít ở nhà đứa nào bốc tiền ra mà chê ít chê nhiều thì lập tức cha mẹ nó tức là cô chú bác của tôi sẽ kêu ra mà dạy lại đàng hoàng.
Tôi nhớ có lần khi còn nhỏ đứa em họ của tôi chê sao ít quá. Mẹ nó tức là cô ruột của tôi liền kêu ra và hỏi: "tiền này do con làm ra à? Con đổ mồ hôi hay là trằn trọc suy nghĩ tìm cách buôn bán để làm ra đồng tiền này? Nếu không phải tiền cho con làm ra tại sao con phải chê ít và nhiều? Đây là tiền bác cho con để chúc may mắn. Chứ không phải là bác trả công cho con? Nếu con không thích để mẹ nói với mấy cô mấy bác sau này không cần phải cho nữa vì nếu lỡ ích quá con chê thì sao?" Từ đó thằng em tôi chưa bao giờ dám chơi ít hay nhiều cho đến lớn luôn. Tôi hạnh phúc vì được sinh ra ở một gia đình được dạy dỗ như thế từ bé.
Vậy đấy! Tiền lì xì thì các bác cứ cho bao nhiêu tùy vào khả năng của mình. Đâu có quy định nào là giới hạn của tiền lì xì? Những đứa trẻ khinh thường hay chê thì là do lỗi của cha mẹ nó không có giáo dục các bác giận hay mắc cỡ làm gì?