Chức năng cơ bản của người lãnh đạo và người quản lý?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

• Chức năng cơ bản của người lãnh đạo: - Chức năng đổi mới, kiến tạo lại tổ chức( thay đổi khuôn mẫu cũ, tạo ra hướng đi mới): người lãnh đạo tạo ra sự thay đổi. Đó là chức năng quan trọng nhất. Người lãnh đạo trước hết phải là người xác định được tầm nhìn mới và truyền bá tầm nhìn đó trong tổ chức. Người lãnh đạo kiến tạo, xác định mục tiêu đổi mới, giúp mọi người chấp nhận được mục tiêu đổi mới, khuyến khích hợp tác các thành viên, giúp họ làm việc cùng nhau để đạt được sự thay đổi đó. Họ tạo ra tầm nhìn mới cho tương lai của tổ chức. Người lãnh đạo cần bác bỏ những khuôn mẫu cũ trong văn hóa tổ chức, phải đứng bên ngoài để nhìn vào tổ chức của mình, phát hiện cái cần thay đổi và giải thích tại sao cần có sự thay đổi đó. Người lãnh đạo đổi mới truyền bá tầm nhìn mới tới những người dưới quyền. Người lãnh đạo luôn tìm những hành động biểu tượng cho tầm nhìn tương lai. Họ thường tạo ra sự chú ý ngay từ đầu khi muốn thay đôi tầm nhìn ở người dưới quyền.. Sau đó người lãnh đạo đổi mới thực hiện hóa tầm nhìn đã tạo ra về tổ chức doanh nghiệp. Đây là công việc khó khăn, nhiều người đã thất bại thậm chí không nhận được sự ủng hộ nhất định. VD: Steve Jobs quay trở lại apple khi mà apple đang trong hoàn cảnh khó khăn, đứng trước bờ vực phá sản. Chính sự đổi mới trong tư duy và phong cách quản lý đã giúp Steve jobs vực dậy được apple và đưa apple phát triển như ngày hôm nay. - Chức năng tạo động lực cho tổ chức: lãnh đạo được hiểu như 1 nghệ thuật hay 1 quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được mục tiêu của tổ chức. Những người dưới quyền có xu hướng tuân theo người lãnh đạo mà họ cho là có khả năng đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của họ. Như vậy người lãnh đạo và khuyến khích động cơ thúc đẩy ở người lao động có mối quan hệ gắn bó với nhau. Nếu hiểu được động cơ thúc đầy, hiểu được mong muốn của người lao động, thì người lãnh đạo không chỉ đáp ứng nhu cầu của họ mà còn khuyến khích, khơi dậy những động cơ phù hợp, đồng thời kìm hãm những động cơ không phù hợp. Người lãnh đạo cần phân biệt các loại nhu cầu khác nhau của tổ chức và của các thành viên, để có thể khuyến khích mọi người làm việc. Người lãnh đạo sử dụng mục tiêu để tăng cường động cơ làm việc . Để người lao động chấp nhận mục tiêu của tổ chức cần khuyến khích sự tham gia của họ vào việc xác định mục tiêu đó. Mục tiêu phải được các thanh viên trong tổ chức chấp nhận và được cho là khả thi. Từ đó họ sẽ xuất hiện động cơ nội sinh có tác động tích cực tới việc đạt được mục tiêu đổi mới chung của tổ chức. Người lãnh đạo cá nhân hóa việc khen thưởng nhằm đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân. Việc trả công dựa vào kết quả công việc sáng tạo. Người lãnh đạo còn là người xây dựng văn hóa, tạo dựng bầu không khí làm việc thích hợp. - Chức năng xây dựng văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức thể hiện giá trị hay những ý tưởng xã hội và những niềm tin mà những thành viên cùng nhau chia sẻ. Những giá trị niềm tin được thể hiện thông qua các biểu tượng, tập tục, nghi lễ, truyện truyền miệng. Một tổ chức thành công cần có nền văn hóa lành mạnh và ý thức mục tiêu rõ ràng. Phạm vi văn hóa và biểu tượng văn hóa rất quan trọng đối với công tác lãnh đạo. Người lãnh đạo được xem là người tạo dựng văn hóa luôn chú ý đến hệ giá trị của tổ chức,ý thức được tầm quan trọng của các chuẩn mực văn hóa và tìm cách đưa chúng vào mối tương tác, vào công việc hàng ngày và tạo hình hài cho các sự kiện trong hoạt động của tổ chức. Người lãnh đạo là người tìm kiếm, xác định, truyền bá những giá trị và niềm tin những cái diện mạo mới cho tổ chức. Người lãnh đạo đưa ra những giá trị niềm tin mới nếu chúng chưa có trong tổ chức. Xã hội hóa những thành viên mới trong nền văn hóa của tổ chức, truyền lại những giá trị này thông qua việc giữ gìn truyền thống tập tục tốt, loại bỏ những quan niệm lạc hậu k còn phù hợp. Người lãnh đạo tạo ra bầu không khí làm việc thích hợp. Yếu tố quan trọng ngự trị bầu không khí trong tổ chức đó là mối quan hệ qua lại giữa các thành viên cởi mở, tin tưởng, bình đẳng, dụng hòa, vị tha. Người lãnh đạo có thể khuyến khích hình thành mối quan hệ đồng nghiệp chân thành giữa các thành viên thông qua giao tiếp hàng ngày. - Chức năng xây dựng tổ chức học tập: Để xây dựng tổ chức học tập, người lãnh đạo cần phải biết tự nhận thức chính mình và tạo điều kiện cho mọi người học tập. Tự nhận thức là sự nhận thức cao nhất của con người. Với tư cách là người đứng đầu, người lãnh đạo trước hết cần nhận thức đúng đắn về bản thân, về vị trí và vai trò của mình, những giá trị mà mình thừa nhận, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Cần nhận thức thực tiễn và bản chất nhiệm vụ của mình để tạo ra cấu trúc tổ chức phù hợp và tạo điều kiện cho mọi người học tập. Viêc học tập được tạo động lực từ chính quá trình làm việc, lao động trong cơ quan tổ chức. Mọi công việc chỉ được thực hiện tốt nhất khi có sự tham gia của tìm kiếm, khám phá, áp dụng tri thức mới, tri thức được đào tạo ra trong quá trình làm việc. Lãnh đạo đổi mới cũng có vai trò tạo động lực cho hình thành và phát triển tổ chức học tập. Lãnh đạo còn được gọi là quá trình giáo dục. Người lãnh đạo cần có vai trò trí tuệ trong phân tích và truyền đạt kiến thức. Sử dụng quyền lực trong vai trò giáo dục ở đây được tiến hành bằng việc trao quyền cho cấp dưới nhận thức những điều kiện hiện tại và những thời cơ cho sự thay đổi. Người lãnh đạo còn tạo ra cấu trúc tổ chức và điều kiện cho mọi người học tập, trưởng thành và phát triển  Ví dụ: • Chức năng cơ bản của người quản lý - Chức năng lập kế hoạch: Lập kế hoạch là hành động quan trọng cho cả người quản lý và nhân viên. Người quản lý có nhiệm vụ chuyển kế hoạch chiến lược thành kế hoạch hành động. Lập kế hoạch liên quan đến xác định những việc phải làm và thời gian cho phép làm những công việc đó. Tuyên bố công việc phải làm rõ ràng và chi tiết, cho phép dự tính nguồn lực cho giải quyết công việc cụ thể. Trong việc lập kế hoạch, người quản lý phải rất cụ thể, chi tiết để mọi việc được nhận biết và đánh giá ở mọi thời điểm. - Chức năng tổ chức công việc: Khi kế hoạch đã được xác lập, người quản lý cần quyết định phân bổ và phối hợp nguồn lực như nào để đạt được mục tiêu đề ra. Tổ chức là quá trình phân chia công việc ra những thành tố có thể quản lý được và giao cho các đơn vị thực hiện để đạt được kết quả mong muốn. Khi thực hiện chức năng tổ chức, người quản lý cần đặt ra và trả lời các câu hỏi về các yếu tố quyết định tầm quản lý và số lượng cấp tổ chức, các yêu tố xác định khuôn khổ của việc phân chia bộ phận, các loại quan hệ quyền hạn trong tổ chức, sự phân bố quyền lực trong tổ chức. - Chức năng chỉ đạo điều hành: Chức năng điều hành thể hiện ở sự phối hợp công việc của các bộ phận của tổ chức trong 1 kế hoạch chung. Những gì được xác định trong kế hoạch được người quản lý đưa vào lịch trình thực hiện và duy trì sự phối hợp giữa các bộ phận những gì đã nhất trí và được tổ chức thông qua. Thực hiện chức năng điều hành, người quản lý phối hợp công việc hài hòa giữa các bộ phận, duy trì việc thực hiện các công việc theo tiến độ trên cơ sở những giải quyết khó khăn, vướng mắc của các bộ phận. Người quản lý cần có hiểu biết sâu sắc về công việc, có khả năng giao tiếp tốt, thông thạo vấn đề liên quan tới pháp lí, tới quan hệ đối tác. Điều quan trong nhất của chức năng điều hành là duy trì mọi hoạt động diển ra bình thường theo lộ trình, theo tiến độ đã định. Người lãnh đạo cần có thói quen sâu sát, chi tiết, nắm vững công việc đang diễn ra, những khó khăn có thể gặp phải. - Chức năng kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá không chỉ là quá trình xác định việc thực hiện có tuân thủ kế hoạch đã đặt ra hay không và công việc tổ chức thực thi công việc đã đạt đươc mục tiêu hay chưa. Kiểm tra còn là quá trình phân tích những bất cập giữa những gì đã lập kế hoạch và những gì đã đạt được và từ đó có thể điều chỉnh kế hoạch và công việc tổ chức để đạt được mục tiêu. Kiểm tra đánh giá có chức năng duy trì trạng thái ổn định. Người quản lý cần duy trì trạng thái ổn định của tổ chức, cần giải quyết những vấn đề trong phạm vi ngắn hạn, người quản lý làm việc như người quản trị truyền thống.
Trả lời
• Chức năng cơ bản của người lãnh đạo: - Chức năng đổi mới, kiến tạo lại tổ chức( thay đổi khuôn mẫu cũ, tạo ra hướng đi mới): người lãnh đạo tạo ra sự thay đổi. Đó là chức năng quan trọng nhất. Người lãnh đạo trước hết phải là người xác định được tầm nhìn mới và truyền bá tầm nhìn đó trong tổ chức. Người lãnh đạo kiến tạo, xác định mục tiêu đổi mới, giúp mọi người chấp nhận được mục tiêu đổi mới, khuyến khích hợp tác các thành viên, giúp họ làm việc cùng nhau để đạt được sự thay đổi đó. Họ tạo ra tầm nhìn mới cho tương lai của tổ chức. Người lãnh đạo cần bác bỏ những khuôn mẫu cũ trong văn hóa tổ chức, phải đứng bên ngoài để nhìn vào tổ chức của mình, phát hiện cái cần thay đổi và giải thích tại sao cần có sự thay đổi đó. Người lãnh đạo đổi mới truyền bá tầm nhìn mới tới những người dưới quyền. Người lãnh đạo luôn tìm những hành động biểu tượng cho tầm nhìn tương lai. Họ thường tạo ra sự chú ý ngay từ đầu khi muốn thay đôi tầm nhìn ở người dưới quyền.. Sau đó người lãnh đạo đổi mới thực hiện hóa tầm nhìn đã tạo ra về tổ chức doanh nghiệp. Đây là công việc khó khăn, nhiều người đã thất bại thậm chí không nhận được sự ủng hộ nhất định. VD: Steve Jobs quay trở lại apple khi mà apple đang trong hoàn cảnh khó khăn, đứng trước bờ vực phá sản. Chính sự đổi mới trong tư duy và phong cách quản lý đã giúp Steve jobs vực dậy được apple và đưa apple phát triển như ngày hôm nay. - Chức năng tạo động lực cho tổ chức: lãnh đạo được hiểu như 1 nghệ thuật hay 1 quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được mục tiêu của tổ chức. Những người dưới quyền có xu hướng tuân theo người lãnh đạo mà họ cho là có khả năng đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của họ. Như vậy người lãnh đạo và khuyến khích động cơ thúc đẩy ở người lao động có mối quan hệ gắn bó với nhau. Nếu hiểu được động cơ thúc đầy, hiểu được mong muốn của người lao động, thì người lãnh đạo không chỉ đáp ứng nhu cầu của họ mà còn khuyến khích, khơi dậy những động cơ phù hợp, đồng thời kìm hãm những động cơ không phù hợp. Người lãnh đạo cần phân biệt các loại nhu cầu khác nhau của tổ chức và của các thành viên, để có thể khuyến khích mọi người làm việc. Người lãnh đạo sử dụng mục tiêu để tăng cường động cơ làm việc . Để người lao động chấp nhận mục tiêu của tổ chức cần khuyến khích sự tham gia của họ vào việc xác định mục tiêu đó. Mục tiêu phải được các thanh viên trong tổ chức chấp nhận và được cho là khả thi. Từ đó họ sẽ xuất hiện động cơ nội sinh có tác động tích cực tới việc đạt được mục tiêu đổi mới chung của tổ chức. Người lãnh đạo cá nhân hóa việc khen thưởng nhằm đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân. Việc trả công dựa vào kết quả công việc sáng tạo. Người lãnh đạo còn là người xây dựng văn hóa, tạo dựng bầu không khí làm việc thích hợp. - Chức năng xây dựng văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức thể hiện giá trị hay những ý tưởng xã hội và những niềm tin mà những thành viên cùng nhau chia sẻ. Những giá trị niềm tin được thể hiện thông qua các biểu tượng, tập tục, nghi lễ, truyện truyền miệng. Một tổ chức thành công cần có nền văn hóa lành mạnh và ý thức mục tiêu rõ ràng. Phạm vi văn hóa và biểu tượng văn hóa rất quan trọng đối với công tác lãnh đạo. Người lãnh đạo được xem là người tạo dựng văn hóa luôn chú ý đến hệ giá trị của tổ chức,ý thức được tầm quan trọng của các chuẩn mực văn hóa và tìm cách đưa chúng vào mối tương tác, vào công việc hàng ngày và tạo hình hài cho các sự kiện trong hoạt động của tổ chức. Người lãnh đạo là người tìm kiếm, xác định, truyền bá những giá trị và niềm tin những cái diện mạo mới cho tổ chức. Người lãnh đạo đưa ra những giá trị niềm tin mới nếu chúng chưa có trong tổ chức. Xã hội hóa những thành viên mới trong nền văn hóa của tổ chức, truyền lại những giá trị này thông qua việc giữ gìn truyền thống tập tục tốt, loại bỏ những quan niệm lạc hậu k còn phù hợp. Người lãnh đạo tạo ra bầu không khí làm việc thích hợp. Yếu tố quan trọng ngự trị bầu không khí trong tổ chức đó là mối quan hệ qua lại giữa các thành viên cởi mở, tin tưởng, bình đẳng, dụng hòa, vị tha. Người lãnh đạo có thể khuyến khích hình thành mối quan hệ đồng nghiệp chân thành giữa các thành viên thông qua giao tiếp hàng ngày. - Chức năng xây dựng tổ chức học tập: Để xây dựng tổ chức học tập, người lãnh đạo cần phải biết tự nhận thức chính mình và tạo điều kiện cho mọi người học tập. Tự nhận thức là sự nhận thức cao nhất của con người. Với tư cách là người đứng đầu, người lãnh đạo trước hết cần nhận thức đúng đắn về bản thân, về vị trí và vai trò của mình, những giá trị mà mình thừa nhận, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Cần nhận thức thực tiễn và bản chất nhiệm vụ của mình để tạo ra cấu trúc tổ chức phù hợp và tạo điều kiện cho mọi người học tập. Viêc học tập được tạo động lực từ chính quá trình làm việc, lao động trong cơ quan tổ chức. Mọi công việc chỉ được thực hiện tốt nhất khi có sự tham gia của tìm kiếm, khám phá, áp dụng tri thức mới, tri thức được đào tạo ra trong quá trình làm việc. Lãnh đạo đổi mới cũng có vai trò tạo động lực cho hình thành và phát triển tổ chức học tập. Lãnh đạo còn được gọi là quá trình giáo dục. Người lãnh đạo cần có vai trò trí tuệ trong phân tích và truyền đạt kiến thức. Sử dụng quyền lực trong vai trò giáo dục ở đây được tiến hành bằng việc trao quyền cho cấp dưới nhận thức những điều kiện hiện tại và những thời cơ cho sự thay đổi. Người lãnh đạo còn tạo ra cấu trúc tổ chức và điều kiện cho mọi người học tập, trưởng thành và phát triển  Ví dụ: • Chức năng cơ bản của người quản lý - Chức năng lập kế hoạch: Lập kế hoạch là hành động quan trọng cho cả người quản lý và nhân viên. Người quản lý có nhiệm vụ chuyển kế hoạch chiến lược thành kế hoạch hành động. Lập kế hoạch liên quan đến xác định những việc phải làm và thời gian cho phép làm những công việc đó. Tuyên bố công việc phải làm rõ ràng và chi tiết, cho phép dự tính nguồn lực cho giải quyết công việc cụ thể. Trong việc lập kế hoạch, người quản lý phải rất cụ thể, chi tiết để mọi việc được nhận biết và đánh giá ở mọi thời điểm. - Chức năng tổ chức công việc: Khi kế hoạch đã được xác lập, người quản lý cần quyết định phân bổ và phối hợp nguồn lực như nào để đạt được mục tiêu đề ra. Tổ chức là quá trình phân chia công việc ra những thành tố có thể quản lý được và giao cho các đơn vị thực hiện để đạt được kết quả mong muốn. Khi thực hiện chức năng tổ chức, người quản lý cần đặt ra và trả lời các câu hỏi về các yếu tố quyết định tầm quản lý và số lượng cấp tổ chức, các yêu tố xác định khuôn khổ của việc phân chia bộ phận, các loại quan hệ quyền hạn trong tổ chức, sự phân bố quyền lực trong tổ chức. - Chức năng chỉ đạo điều hành: Chức năng điều hành thể hiện ở sự phối hợp công việc của các bộ phận của tổ chức trong 1 kế hoạch chung. Những gì được xác định trong kế hoạch được người quản lý đưa vào lịch trình thực hiện và duy trì sự phối hợp giữa các bộ phận những gì đã nhất trí và được tổ chức thông qua. Thực hiện chức năng điều hành, người quản lý phối hợp công việc hài hòa giữa các bộ phận, duy trì việc thực hiện các công việc theo tiến độ trên cơ sở những giải quyết khó khăn, vướng mắc của các bộ phận. Người quản lý cần có hiểu biết sâu sắc về công việc, có khả năng giao tiếp tốt, thông thạo vấn đề liên quan tới pháp lí, tới quan hệ đối tác. Điều quan trong nhất của chức năng điều hành là duy trì mọi hoạt động diển ra bình thường theo lộ trình, theo tiến độ đã định. Người lãnh đạo cần có thói quen sâu sát, chi tiết, nắm vững công việc đang diễn ra, những khó khăn có thể gặp phải. - Chức năng kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá không chỉ là quá trình xác định việc thực hiện có tuân thủ kế hoạch đã đặt ra hay không và công việc tổ chức thực thi công việc đã đạt đươc mục tiêu hay chưa. Kiểm tra còn là quá trình phân tích những bất cập giữa những gì đã lập kế hoạch và những gì đã đạt được và từ đó có thể điều chỉnh kế hoạch và công việc tổ chức để đạt được mục tiêu. Kiểm tra đánh giá có chức năng duy trì trạng thái ổn định. Người quản lý cần duy trì trạng thái ổn định của tổ chức, cần giải quyết những vấn đề trong phạm vi ngắn hạn, người quản lý làm việc như người quản trị truyền thống.