Chúng ta nên làm gì nếu như không thể phát triển du lịch được như trước nữa?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Nếu như Việt Nam không thể phát triển du lịch như trong giai đoạn cũ thì chúng ta sẽ phải làm gì, dùng biện pháp thay thế gì để cứu lấy nền kinh tế, cứu lấy các hộ kinh doanh như homestay, nhà hàng ăn...

Từ khóa: 

kinh doanh và khởi nghiệp

Năm 1997, khủng hoảng kinh tế Châu Á. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thêm một lần nữa, ở quy mô toàn cầu. Năm 2020, thêm một lần khủng hoảng kinh tế lớn nữa.

Bạn có thể rút ra một quy luật về vĩ mô là sau tầm 11-12 năm sẽ có khủng hoảng một lần... Điều đáng nói ở đây là nếu nó diễn ra thường xuyên như vậy thì chắc chắn loài người sẽ tiếp tục tồn tại, đất nước cũng sẽ tồn tại tiếp.

Nhưng đó là chuyện vĩ mô, giờ nói chuyện kinh tế vi mô, chúng ta phải chấp nhận một thực tế là có rất nhiều người/gia đình khánh kiệt vì khủng hoảng xảy ra, không phải ngành này thì ngành khác thôi. Việc này cũng giống như các tế bào trong cơ thể chúng ta, hằng ngày đều có tế bào chết và được thay thế bởi tế bào khác. Lâu lâu chúng ta bị bệnh một phát, là một lượng lớn tế bào bị chết và bị thay thế. Nhưng con người rồi sẽ gượng dậy được và sống tiếp.

Nói thật ra, các hình thức homestay mới xuất hiện gần đây, chưa từng trải qua bất cứ lần khủng hoảng kinh tế nào, nên giờ là thử thách cho ngành đó. Nếu sau đó nó biến đổi sang hình thức mới thông minh hơn, và tồn tại thì đợt khủng hoảng tiếp theo trong tương lai nó sẽ khó chịu tác động hơn.

Ngược lại, ngành du lịch vốn khá bị ít ảnh hưởng bởi khủng hoảng 1997 hay 2008, thì giờ mới bị ảnh hưởng. Như vậy cũng là "công bằng" vì lâu lâu mới bị tác động một lần, không dễ gì bị tàn lụi hoàn toàn đâu. Hết khủng hoảng rồi mọi thứ sẽ ổn.

Tóm lại, tôi không hẳn ủng hộ việc nhà nước can thiệp để cứu ngành này ngành kia. Hãy để nó chết, vì như vậy những người sáng tạo ra xu hướng mới này nọ mới có đất dụng võ, cứu ngành cũ là giết ngành mới, và như vậy là không công bằng.

Trả lời

Năm 1997, khủng hoảng kinh tế Châu Á. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thêm một lần nữa, ở quy mô toàn cầu. Năm 2020, thêm một lần khủng hoảng kinh tế lớn nữa.

Bạn có thể rút ra một quy luật về vĩ mô là sau tầm 11-12 năm sẽ có khủng hoảng một lần... Điều đáng nói ở đây là nếu nó diễn ra thường xuyên như vậy thì chắc chắn loài người sẽ tiếp tục tồn tại, đất nước cũng sẽ tồn tại tiếp.

Nhưng đó là chuyện vĩ mô, giờ nói chuyện kinh tế vi mô, chúng ta phải chấp nhận một thực tế là có rất nhiều người/gia đình khánh kiệt vì khủng hoảng xảy ra, không phải ngành này thì ngành khác thôi. Việc này cũng giống như các tế bào trong cơ thể chúng ta, hằng ngày đều có tế bào chết và được thay thế bởi tế bào khác. Lâu lâu chúng ta bị bệnh một phát, là một lượng lớn tế bào bị chết và bị thay thế. Nhưng con người rồi sẽ gượng dậy được và sống tiếp.

Nói thật ra, các hình thức homestay mới xuất hiện gần đây, chưa từng trải qua bất cứ lần khủng hoảng kinh tế nào, nên giờ là thử thách cho ngành đó. Nếu sau đó nó biến đổi sang hình thức mới thông minh hơn, và tồn tại thì đợt khủng hoảng tiếp theo trong tương lai nó sẽ khó chịu tác động hơn.

Ngược lại, ngành du lịch vốn khá bị ít ảnh hưởng bởi khủng hoảng 1997 hay 2008, thì giờ mới bị ảnh hưởng. Như vậy cũng là "công bằng" vì lâu lâu mới bị tác động một lần, không dễ gì bị tàn lụi hoàn toàn đâu. Hết khủng hoảng rồi mọi thứ sẽ ổn.

Tóm lại, tôi không hẳn ủng hộ việc nhà nước can thiệp để cứu ngành này ngành kia. Hãy để nó chết, vì như vậy những người sáng tạo ra xu hướng mới này nọ mới có đất dụng võ, cứu ngành cũ là giết ngành mới, và như vậy là không công bằng.

Ko làm du lịch nữa chắc chỉ có đi cuốc đất trồng sắn trồng khoai thôi. Chứ du lịch ko phục hồi đc thì công nghiệp cũng ko có đầu ra cho sản phẩm.

Nhưng bạn cũng có thể yên tâm. Trừ khi động đất làm sụp hết thắng cảnh, hỏa hoạn thiêu cháy hết danh lam thì lúc đó du lịch mới không thể phát triển. Còn thì điểm đến có sức hút sẽ luôn có sức hút. Chỉ cần dịch bệnh qua, xã hội mở cửa thì du khách lại đi thôi. Du lịch ngày nay là 1 trong những nhu cầu thiết yếu của con người mà.

Mà bạn ở đâu mà lo dữ vậy? (ko trả lời cũng ko sao đâu)