[Chuyện nghề] Đỉnh cao của sự thấu hiểu chính là im lặng

  1. Phong cách sống

  2. Tâm lý học

  3. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  4. Tâm sự cuộc sống

Mình vẫn đang làm một công việc khác bên cạnh nghề khai vấn mà mình theo đuổi. Công việc đó cho mình rất nhiều kĩ năng. Và một trong những kĩ năng mình coi trọng đó là kĩ năng quan sát. Mình thích quan sát mọi thứ quanh mình. Nếu là niềm vui thì mình ghi nhận. Nếu là khổ đau mình cũng ghi nhận. Trong quá trình quan sát và ghi nhận mọi việc diễn ra trong cuộc sống của mình, mình hiểu bản thân hơn, hiểu mọi người hơn, hiểu cuộc sống hơn và sống trọn vẹn hơn.
Đối với nghề khai vấn, có thể nói kĩ năng quan trọng nhất cần có chính là quan sát sâu, lắng nghe đúng, thấu hiểu bằng trái tim. Trong đó, đỉnh cao của sự thấu hiểu chính là im lặng.
Chúng ta, dù làm nghề nào đi nữa, đứng ở cương vị nào đi nữa cũng cần học những kĩ thuật và phương pháp cơ bản của nghề. Tuy nhiên, việc học đó chỉ giúp chúng ta trở thành một người thợ. Trên thế gian này có hàng ngàn người thợ trong các lĩnh vực khác nhau. Chỉ khi nào chúng ta có những nét riêng sáng tạo nhất định trong nghề chúng ta chọn thì khi đó chúng ta mới khác biệt. Khác biệt ở đây với mình đó việc chúng ta tạo ra nhiều giá trị thật sự chứ không hẳn chỉ quan tâm đến lợi ích.
Nếu bạn là một đầu bếp, việc bạn nấu ra những món ăn ngon đó là điều tất yếu của nghề làm bếp. Nếu bạn có thể nấu ra những món ăn có thể không ngon và không đúng kĩ thuật, nhưng khi những vị khách ăn món bạn nấu đều thấy rất nhớ nhà và gia đình thì bạn thực sự đã thành công trong việc nấu nướng. 
Nếu bạn là một họa sĩ, bạn vẽ một bức tranh mà mọi người đều thấy đẹp thì đó cũng là lẽ thường tình. Nếu bạn chỉ ngẫu hứng vẽ những bức tranh theo cảm xúc, nhưng bất cứ ai nhìn thấy lòng cũng nặng trĩu, họ thấy mình ở trong đó và bạn như đang kể một câu chuyện buồn. Nếu sự thật là vậy, bạn đã thực sự thành công.
Đối với bất cứ công việc nào. Đừng quá để tâm đến hành trình bạn theo đuổi. Điều quan trọng đôi khi nằm ở chỗ "Giá trị bạn muốn tạo ra là gì?". 
Đối với nghề khai vấn, quan sát lắng nghe và thấu hiểu chính là con đường mình theo đuổi. Trong đó đỉnh cao của thấu hiểu chính là im lặng.
Mình từng đọc được ở đâu đó rằng: "Trong một cuộc đối thoại, điều đáng trân trọng nhất là bạn hiểu sự nhiệt tình của tôi. Dù khó khăn đến mấy cũng muốn giúp bạn hoàn thành tâm nguyện. Tôi hiểu những gì bạn nói, lặng lẽ cất giữ mọi cảm xúc ở trong lòng".  Mình cũng từng đọc được ở đâu đó rằng: " Trong một cuộc đối thoại, hạnh phúc nhất là một người nói có một người nghe, một người cười có người vui mừng, một người khóc có người vỗ nhẹ lên vai". 
Im lặng không hẳn là không nói gì. Im lặng chính là sự tương tác bằng tâm hồn
Những lời an ủi sáo rỗng. Những lời động viên cho có lệ... không thể so sánh được với sự im lặng chân thành. Im lặng chân thành chính là dùng trái tim để quan sát, dùng trái tim để lắng nghe, dùng trái tim để thấu hiểu.
Dù bạn đang làm công việc gì, mình cũng chúc bạn có một cuộc sống trọn vẹn. Trên cả việc lắng nghe thế giới chính là lắng nghe mình. Lắng nghe bản thân bằng việc cho chính mình những khoảng lặng chân thành để cảm nhận và ghi nhận tất cả những gì xoay quanh cuộc sống của chúng ta. Thành công thì không nói trước, nhưng sự mãn nguyện từ trong tâm hồn chính là một phần của hạnh phúc giữa cuộc đời phàm tục này. Bạn sẽ cùng làm giống mình đúng không?

 

Từ khóa: 

phong cách sống

,

tâm lý học

,

thấu ngành hiểu nghề

,

tâm sự cuộc sống

Em hiểu những thứ chị nói, nhưng trước khi mình thành công trong 1 lĩnh vực nào đấy, thì quá trình gian nan và khổ cực cũng xâu xé tấm lòng không ít thì nhiều. Liệu sự im lặng, và lắng nghe tâm hồn lúc đấy có tốt hơn là mình xả nó ra, để nó trôi đi mọi cảm xúc tiêu cực hay không hay để nó âm ỉ trong lòng? Có thể nó sẽ trở thành nguồn động lực lớn hơn bao giờ hết, và dồn đọng cảm xúc tất thảy khi đã thành công, hoặc nó sẽ trở thành một vũng nước đen tràn đầy tiêu cực và bản thân mình bị đắm chìm trong đó. Vậy thì trước khi im lặng là đỉnh cao của sự thấu hiểu, thì ta có nên "không im lặng" hay không?

Trả lời

Em hiểu những thứ chị nói, nhưng trước khi mình thành công trong 1 lĩnh vực nào đấy, thì quá trình gian nan và khổ cực cũng xâu xé tấm lòng không ít thì nhiều. Liệu sự im lặng, và lắng nghe tâm hồn lúc đấy có tốt hơn là mình xả nó ra, để nó trôi đi mọi cảm xúc tiêu cực hay không hay để nó âm ỉ trong lòng? Có thể nó sẽ trở thành nguồn động lực lớn hơn bao giờ hết, và dồn đọng cảm xúc tất thảy khi đã thành công, hoặc nó sẽ trở thành một vũng nước đen tràn đầy tiêu cực và bản thân mình bị đắm chìm trong đó. Vậy thì trước khi im lặng là đỉnh cao của sự thấu hiểu, thì ta có nên "không im lặng" hay không?

Im lặng cũng có thể là sự lựa chọn tốt, nhưng liệu chúng ta có từng hối hận vì đã im lặng không...

Mình thích sự tĩnh lặng, không phô trương, bởi vì suy cho cùng chuyện của mình thì cũng nên để tự bản thân mình giải quyết. Cái gì không thích thì không để tâm đến

Người không hợp thì né bớt đi

Chuyện gì không phải của mình thì bớt bàn tán

Và im lặng để bản thân bớt nói ra những điều đau lòng. Im lặng để xem mình có đúng, có sai ở đâu để còn sửa chữa

Giữa cái thành phố tấp nập như này, mình chỉ biết tin vào bản thân mình thôi

Thỉnh thoảng mình thích đến những nơi vắng vẻ, yên lặng để thấu hiểu bản thân hơn. 

Trên mạng lại có một câu nói rằng: “ Sự im lặng chính là tiếng khóc lớn nhất của một người”.