Có đúng là những người ngày đi học trong trường học giỏi ngoan ngoãn thì lớn lên không thành công bằng những người ngày xưa nghịch ngợm thành tích kém?

  1. Phong cách sống

  2. Hướng nghiệp

Từ khóa: 

phong cách sống

,

hướng nghiệp

Có lẽ là không.

Thỉnh thoảng tôi có cơ hội đọc chuyện về các vị tiền bối và đọc các tiền bối viết. Tôi có cảm giác ngày xưa, thời ta còn là thuộc địa, thời chiến tranh liên miên, người ta chỉ cần học hết tiểu học là đã khả năng lập luận rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Những người học hết trung học đã có thể coi là trí thức, còn những vị tốt nghiệp đại học thì sẽ nắm những vị trí chủ chốt trong xã hội.

Ngày nay thì tôi không ngạc nhiên lắm nếu thấy một cử nhân viết ra những câu tiếng Việt sai chính tả hay ngữ pháp, cũng không ngạc nhiên lắm khi thấy những người như thế thất nghiệp, thay vì trở thành trụ cột của quốc gia như những tiền bối được đào tạo ở cùng mức độ.

Có phải là giáo dục ngày nay đang đi xuống không?

Nếu bạn cũng ở độ tuổi giống như tôi, bạn sẽ có cảm giác là âm nhạc bây giờ kém xa nhạc ngày xưa. Thời xưa toàn những bài ca đi cùng năm tháng, ngày nay thì trên tab Music của Youtube rác nhiều hơn là nhạc. Dù là nhạc Âu Mỹ hay Việt Nam thì cũng đều cho cảm giác như thế cả.

Có phải là âm nhạc cũng đang đi xuống nốt không?

Nếu bạn phân vân với những câu hỏi trên, thì tiếp theo là một câu hỏi đơn giản hơn, chắc chắn đã được đưa vào các giáo trình ở đại học, vừa khó vừa dễ một cách bất ngờ.

Trong Đệ nhị Thế chiến, phe đồng minh muốn gia cố lớp vỏ của máy bay ném bom để đối phó với súng phòng không của đối phương. Dựa vào vị trí vết đạn bắn trên các máy bay trở về sau khi ném bom, họ xác định được tần suất trúng đạn của máy bay ở các bộ phận khác nhau như hình dưới.

https://cdn.noron.vn/2021/05/16/46234317072634893-1621140129_1024.png

Fig. 1.

Picture courtesy of By McGeddon - CC BY-SA 4.0 

Với thông tin như trên, bạn nghĩ tốt hơn thì nên gia cường phần đầu và động cơ, hay phần giữa và hai cánh?

Cuối cùng, bạn có hay xem shark tank không? Có vẻ là có rất nhiều lĩnh vực để khởi nghiệp, và các start-up đều rất có triển vọng. Giờ hãy thử nhìn quanh bạn, có bao nhiêu người mà bạn biết (bạn bè, người quen), đã khởi nghiệp thành công và sở hữu những doanh nghiệp triệu đô?

---

Có một điểm chung trong tất cả những ví dụ mà tôi nêu ra ở trên, đó là tôi, hoặc bạn, hoặc chúng ta, đã không nắm được thông tin đầy đủ. Thông tin mà chúng ta được tiếp cận chỉ là một phần không có tính đại diện cho thực tế mà chúng ta muốn biết.

Có phải giáo dục ngày xưa tốt hơn bây giờ không? Tôi không chắc. Tôi chỉ chắc chắn là ngày xưa ít người được đi học hơn bây giờ, chỉ riêng việc vào được đại học đã là một kỳ tích, và họ tạo thành giới tinh hoa. Những người mà tôi đọc được là những người, dù không nổi tiếng, nhưng chắc chắn có học vấn và địa vị. Nói đơn giản là, nếu những thứ họ viết không có giá trị, chúng sẽ không có cơ hội được những người ở thế hệ của tôi đọc. Chính vì chúng tốt, chúng mới được truyền lại đến ngày nay. Ngược lại, ở hiện tại thì chúng ta có thể tiếp cận với mọi thứ thượng vàng hạ cám. Báo lá cải ngày xưa chắc chắn đã chết hết, còn báo lá cải và fake news ngày nay thì nhan nhản. Tương tự với âm nhạc, chỉ những bài hát hay trong quá khứ mới được chia sẻ tới tận ngày nay, còn nhạc hiện đại thì dù nhảm nhí tới cỡ nào cũng vẫn rất dễ dàng tiếp cận.

Nếu so sánh tinh hoa trong lịch sử với tinh hoa của hiện tại, chưa chắc bên nào tốt hơn. Có điều, chắc chắn là những thứ của ngày xưa mà còn tồn tại tới hôm nay thì thường là những thứ tốt, thời gian đã loại bỏ dần những thứ xấu. Ngược lại, vẫn chưa đủ thời gian cho những thứ rác sinh ra ở thời hiện đại phân hủy.

Bây giờ, hãy thử trả lời câu hỏi về chiếc máy bay. Ban đầu, người ta đã cho rằng nên làm dày thêm những phần bị bắn nhiều nhất để gia cố cho lớp vỏ. (Không thể làm dày toàn bộ lớp vỏ do giới hạn về trọng lượng.) Cuối cùng, người ta nhận ra rằng cần gia cố những vị trí ít bị bắn nhất. Lý do là dữ liệu về tần suất trúng đạn được thực hiện trên những máy bay sống sót trở về. Những máy bay bị trúng đạn ở những vị trí có ít vết đạn trong Fig.1. là những máy bay đã bị hạ, vì thế những vị trí đó mới là những vị trí quan trọng cần bảo vệ.

Cuối cùng, có một khả năng rất cao là nếu bạn bè của bạn start-up, thì số người thành công ít hơn hẳn số người thất bại. Đơn giản là vì đại đa số (90%) start-up là thất bại. Có điều, chúng ta bị ấn tượng rất mạnh bởi những start-up thành công và nhiều bạn trẻ nghĩ về start-up một cách đơn giản hơn so với thực tế. Một phần nguyên nhân của việc này là do truyền thông. Chúng ta rất dễ tìm thấy câu chuyện về một người thành công. Trong khi đó, câu chuyện về những người khác cũng cố gắng như người thành công ấy, cũng làm việc với phương pháp như thế nhưng thất bại, thì rất khó được tìm thấy, mặc dù những người như thế đông hơn.

Câu trả lời cho câu hỏi của bạn là "Không." Câu hỏi thì không đáng bàn, nhưng cách nghĩ dẫn đến câu hỏi thì rất đáng bàn.

Ý nghĩ rằng lúc nhỏ học hành chểnh mảng thì lớn lên thường thành công, cũng giống như ý nghĩ rằng start-up thì nhanh giàu, hay nhạc ngày xưa hay hơn nhạc ngày nay, theo tôi xuất phát từ cùng một nguyên nhân: survivorship bias. Đó là một thiên kiến mà chúng ta thường có được vì xem xét những trường hợp đặc biệt, nhưng lại tưởng rằng mình có những trường hợp mang tính đại diện. Chính vì dựa trên những thông tin không đầy đủ để đi đến kết luận, nên những kết luận đó thường sai. Kết luận kiểu như vậy rất giống như nhìn đội tuyển bóng rổ quốc gia của nước nào đó rồi kết luận toàn dân nước đó đều cao.

Tại sao lại gọi là "survivorship bias"? Bởi vì những trường hợp đặc biệt mà ta biết là những trường hợp "sống sót," những trường hợp khác, dù phổ biến đến đâu, đều đã "chết" trước khi thông tin về họ đến được với ta. Chẳng hạn, ta ít khi được nghe về các start-up thất bại, nên khi ta nghe về start-up, ta thường nghe về những thành công. Nếu không tìm hiểu, ta sẽ không biết tỷ lệ thành công của start-up là thấp đến kinh ngạc.

Trong cuốn "The art of thinking clearly," Dan Ariely dành chương đầu tiên để nói về survivorship bias. Chương đó có nhan đề là tại sao bạn nên đến thăm các nghĩa trang, và bắt đầu bằng câu chuyện về chàng Rick muốn làm ca sĩ. Dù có đi đến đâu Rick cũng thấy các ngôi sao nhạc rock: trên TV, trên tạp chí, trên web. Họ ở khắp nơi. Có rất nhiều ngôi sao nhạc rock, và họ đều thành công. Vì thế, Rick lập một ban nhạc. Nhưng tỷ lệ thành công của Rick là bao nhiêu? Xấp xỉ 0. Số ca sỹ vô danh trong các nghĩa trang lớn gấp hàng ngàn lần số người trên sân khấu, nhưng không ai biết về họ, vì báo chí không quan tâm đến thất bại. Ariely đưa ra ví dụ rằng với mỗi một tác giả bán chạy, bạn sẽ tìm được 100 tác giả chẳng có ai đọc, với mỗi tác giả ấy lại có 100 người thậm chí chưa từng được xuất bản, và với mỗi người ấy lại có 100 người chưa bao giờ viết xong nổi một bản thảo, dù có giấc mơ trở thành nhà văn. Một người chỉ đi đến các nhà sách sẽ không bao giờ biết đến những con số ấy và tưởng rằng trở thành một nhà văn thành công không quá khó. Sự thật có phải như vậy không?

Chúng ta cần nhìn thực tế bằng đôi mắt và cái đầu của chính chúng ta, chứ không phải bằng báo chí và những bài viết câu view. Trong "Factfulness", Hans Rosling đã đưa ra rất nhiều ví dụ cho thấy nhận thức về thế giới của chúng ta bị truyền thông làm cho méo mó một cách đáng kinh ngạc, và đáng báo động. Nếu có thời gian, bạn hãy thử đọc cuốn đó.

Trường học không dạy ta tất cả, nhưng chắc chắn có cố gắng dạy ta nhiều thứ quan trọng. Những người từng là học sinh hay sinh viên giỏi thường có những kỹ năng mà những người học lực yếu thường không có. Chẳng hạn, họ biết tránh nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ, nếu họ biết nhiều "sếp" từng có học lực trung bình hơn là những "sếp" từng học giỏi, họ sẽ không kết luận rằng học kém thường làm sếp. Cứ cho là 99% người khi bé học giỏi đều thành công, và khoảng 10% người khi bé học bình thường lớn lên thành công, thì số lượng người học trung bình mà "thành công" vẫn cứ áp đảo, vì họ quá đông.

Bây giờ hãy quay trở lại với câu hỏi ban đầu của bạn. Hồi bé ngịch ngợm, kém cỏi, thì lớn lên có thành công hơn những người chăm chỉ, giỏi giang không? Bạn thật sự băn khoăn chuyện đó? Hãy nhớ rằng bạn ít nghe về những người học kém từ bé và lớn lên có một công việc tầm thường, chỉ là vì có-quá-nhiều câu chuyện như thế. Nếu chuyện gì nhiều đến mức hiển nhiên thì người ta sẽ không đưa tin. Người ta chỉ đưa tin những gì giật gân và dễ thu hút sự chú ý mà thôi. Hãy chú ý những từ này: hiển nhiên, và giật gân. Chuyện bé không chịu học hành rèn luyện, đến khi lớn lên có cuộc đời tầm thường là hiển nhiên, nếu không thế thì sẽ được lên báo.

Bạn có thể nghe chuyện Gates hay Jobs bỏ học đại học, vậy bạn có biết hồi nhỏ họ học thế nào không? Hay bạn có biết Pichai hay Musk đã tốt nghiệp trường nào hay làm được những gì từ khi còn nhỏ không? Hay gần gũi hơn, hãy thử tìm hiểu xem những người giàu có nhất ở VN có học vấn như thế nào. Rất có thể, bạn sẽ đi đến kết luận rằng lúc nhỏ lười biếng nghịch ngợm mà lớn lên thành công, thì đó hoặc chỉ đơn giản là ngoại lệ xảy ra với một tỷ lệ vô cùng nhỏ, hoặc cái gọi là thành công đó cũng chưa hẳn là thành công lắm.

Như đã nói ở trên, hãy nhìn thế giới bằng đôi mắt và cái đầu của chúng ta. Nếu bạn thật sự muốn biết nghịch ngợm lúc nhỏ và thành công khi trưởng thành có liên quan đến nhau không, hãy làm một nghiên cứu nhỏ. Trong nghiên cứu này, bạn sẽ tìm hệ số tương quan giữa "nghịch ngợm" và "thành công." Nếu hệ số tương quan giữa hai biến đó gần với 1 thì bạn cứ khuyên các em nhỏ đừng học hành ngoan ngoãn nữa, nếu ngược lại thì chúng ta hãy quên chuyện lúc bé chơi bời mà lớn lên thành công thôi.

Nếu bạn chưa quen với hệ số tương quan, hãy đọc về nó ở đây:

Để bắt đầu, hãy chọn ra một tập khoảng 100-200 người trưởng thành ở một nhóm tuổi đủ lớn. Hãy tìm những người ở càng nhiều ngành nghề, địa vị xã hội, v.v. càng tốt. Tóm lại là hãy làm cho những người được chọn có tính đại diện cho xã hội, đừng chọn những người có nhiều đặc điểm chung. Sau đó hãy lượng hóa yếu tố "nghịch ngợm" khi còn bé, chẳng hạn bằng một công thức bao gồm các điểm tổng kết khi còn đi học, hạnh kiểm (lượng hóa), số tiền án tiền sự trước khi thành niên, v.v. Sau đó, hãy thêm các trọng số mà bạn thấy cần thiết (ví dụ, hạnh kiểm quan trọng gấp 10 lần điểm tổng kết). Tiếp theo, hãy lượng hóa "thành công" khi trưởng thành. Trong công thức bạn có thể đưa vào tổng tài sản, chức vụ trong chính quyền, độ tín nhiệm (lượng hóa), độ nổi tiếng (lượng hóa), v.v. Bây giờ bạn đã có hai biến rồi, hãy tính hệ số tương quan thôi. Để tăng độ tin cậy, hãy dùng tập dữ liệu lớn hơn, chẳng hạn khảo sát 1000 người. Cách lượng hóa hai yếu tố cũng rất trọng, bạn nên tìm hiểu các nghiên cứu liên quan để có phương pháp lượng hóa hợp lý.

Nếu bạn thật sự băn khoăn về điều bạn hỏi, hãy thực hiện nghiên cứu trên thử xem. Mặc dù tôi khá chắc chắn về câu trả lời của mình, mọi ý kiến chỉ là ý kiến. Nếu bạn có một kết quả nghiên cứu, ý kiến của bạn sẽ có trọng lượng hơn. Chúc bạn trả lời được câu hỏi của chính mình.

Trả lời

Có lẽ là không.

Thỉnh thoảng tôi có cơ hội đọc chuyện về các vị tiền bối và đọc các tiền bối viết. Tôi có cảm giác ngày xưa, thời ta còn là thuộc địa, thời chiến tranh liên miên, người ta chỉ cần học hết tiểu học là đã khả năng lập luận rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Những người học hết trung học đã có thể coi là trí thức, còn những vị tốt nghiệp đại học thì sẽ nắm những vị trí chủ chốt trong xã hội.

Ngày nay thì tôi không ngạc nhiên lắm nếu thấy một cử nhân viết ra những câu tiếng Việt sai chính tả hay ngữ pháp, cũng không ngạc nhiên lắm khi thấy những người như thế thất nghiệp, thay vì trở thành trụ cột của quốc gia như những tiền bối được đào tạo ở cùng mức độ.

Có phải là giáo dục ngày nay đang đi xuống không?

Nếu bạn cũng ở độ tuổi giống như tôi, bạn sẽ có cảm giác là âm nhạc bây giờ kém xa nhạc ngày xưa. Thời xưa toàn những bài ca đi cùng năm tháng, ngày nay thì trên tab Music của Youtube rác nhiều hơn là nhạc. Dù là nhạc Âu Mỹ hay Việt Nam thì cũng đều cho cảm giác như thế cả.

Có phải là âm nhạc cũng đang đi xuống nốt không?

Nếu bạn phân vân với những câu hỏi trên, thì tiếp theo là một câu hỏi đơn giản hơn, chắc chắn đã được đưa vào các giáo trình ở đại học, vừa khó vừa dễ một cách bất ngờ.

Trong Đệ nhị Thế chiến, phe đồng minh muốn gia cố lớp vỏ của máy bay ném bom để đối phó với súng phòng không của đối phương. Dựa vào vị trí vết đạn bắn trên các máy bay trở về sau khi ném bom, họ xác định được tần suất trúng đạn của máy bay ở các bộ phận khác nhau như hình dưới.

https://cdn.noron.vn/2021/05/16/46234317072634893-1621140129_1024.png

Fig. 1.

Picture courtesy of By McGeddon - CC BY-SA 4.0 

Với thông tin như trên, bạn nghĩ tốt hơn thì nên gia cường phần đầu và động cơ, hay phần giữa và hai cánh?

Cuối cùng, bạn có hay xem shark tank không? Có vẻ là có rất nhiều lĩnh vực để khởi nghiệp, và các start-up đều rất có triển vọng. Giờ hãy thử nhìn quanh bạn, có bao nhiêu người mà bạn biết (bạn bè, người quen), đã khởi nghiệp thành công và sở hữu những doanh nghiệp triệu đô?

---

Có một điểm chung trong tất cả những ví dụ mà tôi nêu ra ở trên, đó là tôi, hoặc bạn, hoặc chúng ta, đã không nắm được thông tin đầy đủ. Thông tin mà chúng ta được tiếp cận chỉ là một phần không có tính đại diện cho thực tế mà chúng ta muốn biết.

Có phải giáo dục ngày xưa tốt hơn bây giờ không? Tôi không chắc. Tôi chỉ chắc chắn là ngày xưa ít người được đi học hơn bây giờ, chỉ riêng việc vào được đại học đã là một kỳ tích, và họ tạo thành giới tinh hoa. Những người mà tôi đọc được là những người, dù không nổi tiếng, nhưng chắc chắn có học vấn và địa vị. Nói đơn giản là, nếu những thứ họ viết không có giá trị, chúng sẽ không có cơ hội được những người ở thế hệ của tôi đọc. Chính vì chúng tốt, chúng mới được truyền lại đến ngày nay. Ngược lại, ở hiện tại thì chúng ta có thể tiếp cận với mọi thứ thượng vàng hạ cám. Báo lá cải ngày xưa chắc chắn đã chết hết, còn báo lá cải và fake news ngày nay thì nhan nhản. Tương tự với âm nhạc, chỉ những bài hát hay trong quá khứ mới được chia sẻ tới tận ngày nay, còn nhạc hiện đại thì dù nhảm nhí tới cỡ nào cũng vẫn rất dễ dàng tiếp cận.

Nếu so sánh tinh hoa trong lịch sử với tinh hoa của hiện tại, chưa chắc bên nào tốt hơn. Có điều, chắc chắn là những thứ của ngày xưa mà còn tồn tại tới hôm nay thì thường là những thứ tốt, thời gian đã loại bỏ dần những thứ xấu. Ngược lại, vẫn chưa đủ thời gian cho những thứ rác sinh ra ở thời hiện đại phân hủy.

Bây giờ, hãy thử trả lời câu hỏi về chiếc máy bay. Ban đầu, người ta đã cho rằng nên làm dày thêm những phần bị bắn nhiều nhất để gia cố cho lớp vỏ. (Không thể làm dày toàn bộ lớp vỏ do giới hạn về trọng lượng.) Cuối cùng, người ta nhận ra rằng cần gia cố những vị trí ít bị bắn nhất. Lý do là dữ liệu về tần suất trúng đạn được thực hiện trên những máy bay sống sót trở về. Những máy bay bị trúng đạn ở những vị trí có ít vết đạn trong Fig.1. là những máy bay đã bị hạ, vì thế những vị trí đó mới là những vị trí quan trọng cần bảo vệ.

Cuối cùng, có một khả năng rất cao là nếu bạn bè của bạn start-up, thì số người thành công ít hơn hẳn số người thất bại. Đơn giản là vì đại đa số (90%) start-up là thất bại. Có điều, chúng ta bị ấn tượng rất mạnh bởi những start-up thành công và nhiều bạn trẻ nghĩ về start-up một cách đơn giản hơn so với thực tế. Một phần nguyên nhân của việc này là do truyền thông. Chúng ta rất dễ tìm thấy câu chuyện về một người thành công. Trong khi đó, câu chuyện về những người khác cũng cố gắng như người thành công ấy, cũng làm việc với phương pháp như thế nhưng thất bại, thì rất khó được tìm thấy, mặc dù những người như thế đông hơn.

Câu trả lời cho câu hỏi của bạn là "Không." Câu hỏi thì không đáng bàn, nhưng cách nghĩ dẫn đến câu hỏi thì rất đáng bàn.

Ý nghĩ rằng lúc nhỏ học hành chểnh mảng thì lớn lên thường thành công, cũng giống như ý nghĩ rằng start-up thì nhanh giàu, hay nhạc ngày xưa hay hơn nhạc ngày nay, theo tôi xuất phát từ cùng một nguyên nhân: survivorship bias. Đó là một thiên kiến mà chúng ta thường có được vì xem xét những trường hợp đặc biệt, nhưng lại tưởng rằng mình có những trường hợp mang tính đại diện. Chính vì dựa trên những thông tin không đầy đủ để đi đến kết luận, nên những kết luận đó thường sai. Kết luận kiểu như vậy rất giống như nhìn đội tuyển bóng rổ quốc gia của nước nào đó rồi kết luận toàn dân nước đó đều cao.

Tại sao lại gọi là "survivorship bias"? Bởi vì những trường hợp đặc biệt mà ta biết là những trường hợp "sống sót," những trường hợp khác, dù phổ biến đến đâu, đều đã "chết" trước khi thông tin về họ đến được với ta. Chẳng hạn, ta ít khi được nghe về các start-up thất bại, nên khi ta nghe về start-up, ta thường nghe về những thành công. Nếu không tìm hiểu, ta sẽ không biết tỷ lệ thành công của start-up là thấp đến kinh ngạc.

Trong cuốn "The art of thinking clearly," Dan Ariely dành chương đầu tiên để nói về survivorship bias. Chương đó có nhan đề là tại sao bạn nên đến thăm các nghĩa trang, và bắt đầu bằng câu chuyện về chàng Rick muốn làm ca sĩ. Dù có đi đến đâu Rick cũng thấy các ngôi sao nhạc rock: trên TV, trên tạp chí, trên web. Họ ở khắp nơi. Có rất nhiều ngôi sao nhạc rock, và họ đều thành công. Vì thế, Rick lập một ban nhạc. Nhưng tỷ lệ thành công của Rick là bao nhiêu? Xấp xỉ 0. Số ca sỹ vô danh trong các nghĩa trang lớn gấp hàng ngàn lần số người trên sân khấu, nhưng không ai biết về họ, vì báo chí không quan tâm đến thất bại. Ariely đưa ra ví dụ rằng với mỗi một tác giả bán chạy, bạn sẽ tìm được 100 tác giả chẳng có ai đọc, với mỗi tác giả ấy lại có 100 người thậm chí chưa từng được xuất bản, và với mỗi người ấy lại có 100 người chưa bao giờ viết xong nổi một bản thảo, dù có giấc mơ trở thành nhà văn. Một người chỉ đi đến các nhà sách sẽ không bao giờ biết đến những con số ấy và tưởng rằng trở thành một nhà văn thành công không quá khó. Sự thật có phải như vậy không?

Chúng ta cần nhìn thực tế bằng đôi mắt và cái đầu của chính chúng ta, chứ không phải bằng báo chí và những bài viết câu view. Trong "Factfulness", Hans Rosling đã đưa ra rất nhiều ví dụ cho thấy nhận thức về thế giới của chúng ta bị truyền thông làm cho méo mó một cách đáng kinh ngạc, và đáng báo động. Nếu có thời gian, bạn hãy thử đọc cuốn đó.

Trường học không dạy ta tất cả, nhưng chắc chắn có cố gắng dạy ta nhiều thứ quan trọng. Những người từng là học sinh hay sinh viên giỏi thường có những kỹ năng mà những người học lực yếu thường không có. Chẳng hạn, họ biết tránh nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ, nếu họ biết nhiều "sếp" từng có học lực trung bình hơn là những "sếp" từng học giỏi, họ sẽ không kết luận rằng học kém thường làm sếp. Cứ cho là 99% người khi bé học giỏi đều thành công, và khoảng 10% người khi bé học bình thường lớn lên thành công, thì số lượng người học trung bình mà "thành công" vẫn cứ áp đảo, vì họ quá đông.

Bây giờ hãy quay trở lại với câu hỏi ban đầu của bạn. Hồi bé ngịch ngợm, kém cỏi, thì lớn lên có thành công hơn những người chăm chỉ, giỏi giang không? Bạn thật sự băn khoăn chuyện đó? Hãy nhớ rằng bạn ít nghe về những người học kém từ bé và lớn lên có một công việc tầm thường, chỉ là vì có-quá-nhiều câu chuyện như thế. Nếu chuyện gì nhiều đến mức hiển nhiên thì người ta sẽ không đưa tin. Người ta chỉ đưa tin những gì giật gân và dễ thu hút sự chú ý mà thôi. Hãy chú ý những từ này: hiển nhiên, và giật gân. Chuyện bé không chịu học hành rèn luyện, đến khi lớn lên có cuộc đời tầm thường là hiển nhiên, nếu không thế thì sẽ được lên báo.

Bạn có thể nghe chuyện Gates hay Jobs bỏ học đại học, vậy bạn có biết hồi nhỏ họ học thế nào không? Hay bạn có biết Pichai hay Musk đã tốt nghiệp trường nào hay làm được những gì từ khi còn nhỏ không? Hay gần gũi hơn, hãy thử tìm hiểu xem những người giàu có nhất ở VN có học vấn như thế nào. Rất có thể, bạn sẽ đi đến kết luận rằng lúc nhỏ lười biếng nghịch ngợm mà lớn lên thành công, thì đó hoặc chỉ đơn giản là ngoại lệ xảy ra với một tỷ lệ vô cùng nhỏ, hoặc cái gọi là thành công đó cũng chưa hẳn là thành công lắm.

Như đã nói ở trên, hãy nhìn thế giới bằng đôi mắt và cái đầu của chúng ta. Nếu bạn thật sự muốn biết nghịch ngợm lúc nhỏ và thành công khi trưởng thành có liên quan đến nhau không, hãy làm một nghiên cứu nhỏ. Trong nghiên cứu này, bạn sẽ tìm hệ số tương quan giữa "nghịch ngợm" và "thành công." Nếu hệ số tương quan giữa hai biến đó gần với 1 thì bạn cứ khuyên các em nhỏ đừng học hành ngoan ngoãn nữa, nếu ngược lại thì chúng ta hãy quên chuyện lúc bé chơi bời mà lớn lên thành công thôi.

Nếu bạn chưa quen với hệ số tương quan, hãy đọc về nó ở đây:

Để bắt đầu, hãy chọn ra một tập khoảng 100-200 người trưởng thành ở một nhóm tuổi đủ lớn. Hãy tìm những người ở càng nhiều ngành nghề, địa vị xã hội, v.v. càng tốt. Tóm lại là hãy làm cho những người được chọn có tính đại diện cho xã hội, đừng chọn những người có nhiều đặc điểm chung. Sau đó hãy lượng hóa yếu tố "nghịch ngợm" khi còn bé, chẳng hạn bằng một công thức bao gồm các điểm tổng kết khi còn đi học, hạnh kiểm (lượng hóa), số tiền án tiền sự trước khi thành niên, v.v. Sau đó, hãy thêm các trọng số mà bạn thấy cần thiết (ví dụ, hạnh kiểm quan trọng gấp 10 lần điểm tổng kết). Tiếp theo, hãy lượng hóa "thành công" khi trưởng thành. Trong công thức bạn có thể đưa vào tổng tài sản, chức vụ trong chính quyền, độ tín nhiệm (lượng hóa), độ nổi tiếng (lượng hóa), v.v. Bây giờ bạn đã có hai biến rồi, hãy tính hệ số tương quan thôi. Để tăng độ tin cậy, hãy dùng tập dữ liệu lớn hơn, chẳng hạn khảo sát 1000 người. Cách lượng hóa hai yếu tố cũng rất trọng, bạn nên tìm hiểu các nghiên cứu liên quan để có phương pháp lượng hóa hợp lý.

Nếu bạn thật sự băn khoăn về điều bạn hỏi, hãy thực hiện nghiên cứu trên thử xem. Mặc dù tôi khá chắc chắn về câu trả lời của mình, mọi ý kiến chỉ là ý kiến. Nếu bạn có một kết quả nghiên cứu, ý kiến của bạn sẽ có trọng lượng hơn. Chúc bạn trả lời được câu hỏi của chính mình.

Bao nhiêu vậy? 100 thằng học dốt thì được 1 thằng thành công 99 thằng còn lại đi làm việc chân tay . 100 thằng học hỏi thì 99 thằng có công ăn việc làm tốt. Đừng lấy cái thiểu số để phủ nhận 1 vấn đề lớn.
Có những thằng nghịch ngợm thành tích kém nhưng đầu óc nó vẫn thông minh nhé, chẳng qua nó chán học ham chơi thôi chứ không chuyện một thằng đi đánh nhau, nghịch ngợm đầu óc tư duy kém mà đòi thành công đâu nhé.
Nên mấy thằng lười học đừng có vịn vào thằng này thằng kia để nghĩ việc học không quan trọng