Có đúng là những người ngày đi học trong trường học giỏi ngoan ngoãn thì lớn lên không thành công bằng những người ngày xưa nghịch ngợm thành tích kém ?

  1. Giáo dục

  2. Xã hội

Mình không hiểu nguyên do tại sao mà bây giờ mọi người ủng họ tư tưởng này nhiệt tình đến như vậy luôn ạ. Các bạn có cảm thấy nó mâu thuẫn không , vậy sao các trường đại học không bỏ tuyển những người có thành tích tốt đi, chọn những bạn phá phách vào học. Còn nữa những doanh nghiệp lớn hãy tuyển một bạn học chưa hết cấp 3 với vốn tiếng anh khoảng 10 từ vô làm Marketing đi ạ. Mình cảm thấy thực sự bức xúc vì những sự ủng hộ lố quá mức của mọi người về quan điểm này. Các bạn thường lấy một số ít có thành tích học tập tốt nhưng thất bại ra làm ví dụ cho một số rất ít người học hành không tới đâu thành công . Khi một người có thành tích tốt sau đó đạt được thành công , mọi người xem nó là đương nhiên không có gì đáng nhắc đến. Khoonng lẽ hàng triệu con người thất bại ngay trên ghế nhà trường trong việc học tập và chấp nhận một cuộc đời an phận với công việc chân tay ba cọc ba đồng sao không ai nhắc đến. Những nhà khoa học , lãnh đạo, chuyên gia của chúng ta đâu hết sao không ai nhắc vậy. Mọi người ngày càng tạo ra một tư tưởng cực xấu cho thế hệ sau, không cần học hành vẫn có thành công. Một vài cá thể thành công trong nhóm học tập không hề tốt không đại diện rằng học tập tốt sẽ thất bại hơn những người học kém

https://cdn.noron.vn/2021/05/11/880282984915717007-1620701032_1024.png
Từ khóa: 

giáo dục

,

giáo dục

,

xã hội

Chắc bạn cũng biết về câu chuyện Bill Gates, và một số tỷ phú khác, bỏ đại học và thành công. Các câu chuyện này dẫn đến xu hướng: bỏ học đại học; bỏ học đại học đi khởi nghiệp; không học đại học...

Điểm chung với vấn đề bạn đang nêu ra là "sự chú ý".

Sự chú ý đến từ:

1. Những vấn đề không phải là hình tượng chung của xã hội.

Mình đã coi post mà bạn nhắc đến trong hình.

Một học sinh giỏi trở nên thành công. Mọi người nghĩ gì? "quá là bình thường đi". Vậy, một học sinh cá biệt trở nên thành công và mọi người sẽ nghĩ "đây là trường hợp đặc biệt". Và điều này "gây chú ý" hơn là những điều xã hội cho là hiển nhiên.

2. Sử dụng một mệnh đề khác để làm nổi mệnh đề chính và khái quát hóa.

Đây là lỗi ngụy biện và một số trường hợp đều không phản ánh cả cộng đồng.

Nhắc lại chuyện Bill Gates, trường hợp này có cả 2 vấn đề bạn nhắc tới: bỏ học (hoặc trường hợp tương tự là thành tích kém) và học giỏi thành công. Có thể search nhanh năng lực học tập của Bill Gates thế nào và tại sao vấn đề này lại không được chú ý bằng việc "bỏ học" của ổng. Theo mình, chính là vì truyền thông, truyền thông đã tạo ra "Sự chú ý" để làm truyền thông mà thôi.

Đó là chuyện thế giới, còn chuyện ở "làng" thì sao? là truyền miệng, ngụy biện và không xem xét đến toàn bộ khía cạnh của vấn đề và chỉ xét trên bề mặt vấn đề.

Và người nói "người ngày đi học trong trường học giỏi ngoan ngoãn thì lớn lên không thành công bằng những người ngày xưa nghịch ngợm thành tích kém" lại không phải là "người ngày xưa nghịch ngợm" mà lại là những người bên ngoài nhìn vào đấy. Hãy thử hỏi những người trực tiếp thành công, mà ngày xưa nghịch ngợm thử xem họ nói gì? họ đã trải qua những gì để thành công?

Lần sau hãy hỏi những người nói câu trên: bạn có gì để thành công như họ? Bạn biết họ có gì mà thành công như giờ không?

Vậy nên, take it ez thôi bạn. Xung quanh mình không ai cổ súy việc "không cần học hành VẪN có thành công" đâu.

Trả lời

Chắc bạn cũng biết về câu chuyện Bill Gates, và một số tỷ phú khác, bỏ đại học và thành công. Các câu chuyện này dẫn đến xu hướng: bỏ học đại học; bỏ học đại học đi khởi nghiệp; không học đại học...

Điểm chung với vấn đề bạn đang nêu ra là "sự chú ý".

Sự chú ý đến từ:

1. Những vấn đề không phải là hình tượng chung của xã hội.

Mình đã coi post mà bạn nhắc đến trong hình.

Một học sinh giỏi trở nên thành công. Mọi người nghĩ gì? "quá là bình thường đi". Vậy, một học sinh cá biệt trở nên thành công và mọi người sẽ nghĩ "đây là trường hợp đặc biệt". Và điều này "gây chú ý" hơn là những điều xã hội cho là hiển nhiên.

2. Sử dụng một mệnh đề khác để làm nổi mệnh đề chính và khái quát hóa.

Đây là lỗi ngụy biện và một số trường hợp đều không phản ánh cả cộng đồng.

Nhắc lại chuyện Bill Gates, trường hợp này có cả 2 vấn đề bạn nhắc tới: bỏ học (hoặc trường hợp tương tự là thành tích kém) và học giỏi thành công. Có thể search nhanh năng lực học tập của Bill Gates thế nào và tại sao vấn đề này lại không được chú ý bằng việc "bỏ học" của ổng. Theo mình, chính là vì truyền thông, truyền thông đã tạo ra "Sự chú ý" để làm truyền thông mà thôi.

Đó là chuyện thế giới, còn chuyện ở "làng" thì sao? là truyền miệng, ngụy biện và không xem xét đến toàn bộ khía cạnh của vấn đề và chỉ xét trên bề mặt vấn đề.

Và người nói "người ngày đi học trong trường học giỏi ngoan ngoãn thì lớn lên không thành công bằng những người ngày xưa nghịch ngợm thành tích kém" lại không phải là "người ngày xưa nghịch ngợm" mà lại là những người bên ngoài nhìn vào đấy. Hãy thử hỏi những người trực tiếp thành công, mà ngày xưa nghịch ngợm thử xem họ nói gì? họ đã trải qua những gì để thành công?

Lần sau hãy hỏi những người nói câu trên: bạn có gì để thành công như họ? Bạn biết họ có gì mà thành công như giờ không?

Vậy nên, take it ez thôi bạn. Xung quanh mình không ai cổ súy việc "không cần học hành VẪN có thành công" đâu.

cá nhân mình hồi xưa toàn hạng 49/50 mình toàn cúp học và việc ngồi học đối với mình thì nhàm chán mình thích trải nghiệm và tự đút kết những bài học để bây giờ những gì mình đã trải nghiệm đã giúp công việc mình rất rất là thuận lợi mối xã giao mình rất rộng trong rất nhiều lĩnh vực..... cái gì không biết thì học cho biết từ nấu ăn cho đến sửa điện nước nghiên cứu về hoa cá cây cỏ động vật vv... chưa tính thời gian rảnh để mình nghiên cứu vào chiêm tinh huyền học khoa học y học và sản xuất chương trình vv.... và gia đình và bạn bè mình rất rất là ngưỡng mộ các tài lẽ của mình chưa kể mình là 1 cây hài chuyên nghiệp nếu bạn ở cạnh mình thì bảo đảm cả ngày bạn cười toét cả mồm ra.....mình có 1 khả năng trời cho là thích nghi mọi hoàn cảnh......... nên ở đâu mình cũng ở được làm gì cũng được=]]] chỉ cần chịu khó lắng nghe chịu khó học hỏi thôi.

Cs nó muôn màu mà nhưg có lẽ một phần vì các chú học giỏi thường là con ngoan nên văn hoá ăn sâu là ổn định vậy thôi ak

Ở VN hiện tại là như này này:

"Phân lô bán nền muôn đời thịnh 

*** vạn kiếp suy"

* bạn có thể thay vào luyện kim bán dẫn, oto điện thoại, trồng cây cạo mủ, học hành vất vả... Thay cái gì vào nó cũng hợp =)).

Mức độ thành công ở VN cũng thường được đo bằng độ giàu. Người Việt giàu nhất hiện tại là 1 tư bản đỏ phân lô bán nền. Nghề kiếm tiền nhanh và dễ nhất cũng là buôn BDS. Bạn bỏ thời gian mười mấy năm đi học, rồi ra ngoài làm cả đời cũng ko kiếm bằng cò đất bán được mấy lô đất hay những thành phần nhà có sẵn lô đất đúng quy hoạch. Thế nên việc bạn học hành giỏi giang, thạc sĩ, tiến sĩ gì đấy nhưng chạy con Ex thì người ta cũng đánh giá bạn ko thành công bằng 1 thành phần chạy Civic chẳng hạn (dù nó chả có bằng cấp gì).

Ngoài ra, việc học giỏi ở phổ thông ko có nghĩa là bạn sẽ học giỏi ở đại học. Thủ khoa đầu vào BKHN 30 điểm thi ĐH, học đến năm 3 năm 4 bị đuổi học ko phải là ko có. Ở phổ thông có thầy cô cha mẹ quản chặt thúc vào đít nên học tử tể, lên đại học ko ai quản nữa, ko có khả năng chống lại cám dỗ, ko có tinh thần tự học thì cứ trượt dài thôi. Mà trên con đường học hành, học giỏi ở ĐH mới là thứ quan trọng.

Theo mình thì việc mọi người ủng hộ cũng không có gì nặng nề đâu, đơn giản chỉ là mọi người muốn nói rằng ngoài việc học hành ra cũng có nhiều lựa chọn để đi đến thành công, để nuôi sống bản thân và có ích cho xã hội.

Còn con đường để đi tới thành công sẽ luôn có khó khăn, có vất vả, có trở ngại, cái đó người học giỏi hay học chưa giỏi, học chăm hay chưa chăm đều phải trải qua như nhau. Miễn là có chí thì dù xuất phát điểm thế nào cũng không ngăn cản được chúng ta bước tới.