Vì sao những người “học giỏi” thời học sinh thường không thành công bằng những người học “bình thường”

  1. Phong cách sống

  2. Giáo dục

Tiếp tục Series “Make Đại Việt Great Again”, hôm nay mình muốn chia sẻ quan điểm của mình về quan điểm tại sao “Những người học giỏi” thường ít thành công và làm sếp hơn những người “Học bình thường”, hay dân dã còn nói là học giỏi chỉ để làm cu ly cho mấy thằng học trung bình làm sếp :)).

https://cdn.noron.vn/2021/04/27/49301135312574395-1619498988_1024.png

Trước hết phải nói trong xã hội hiện đại, tiền và năng lực chính là thước đo giá trị con người, vấn đề tiền mình xin phép không nói ở đây, ta sẽ tập trung vào vấn đề “năng lực”. Xin trích dẫn công thức của TS. Lê Thẩm Dương về “”năng lực” của một người như sau:

Năng lực = 1%Kiến thức + 14%Kỹ năng +85% Thái độ

Trong đó,

  • Kiến thức: nói đơn giản là tấm bằng, là kiến thức chuyên môn hẹp: IT, điện tử,… của các bạn khi đi học và kiến thức chuyên môn rộng: Văn, sử, địa, hoá,…

  • Kỹ năng là các kỹ năng để bạn thực hiện công việc nào đó, ví dụ search google(kỹ năng cực kỳ quan trọng), tiếng anh, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng khen chê,…

  • Thái độ với công việc bạn thực hiện, trong đó quan trọng nhất là khả năng tự quyết định(cái này các sếp thích nhất, không phải tuỳ tiện nha), quyết tâm thực hiện công việc, trung thành với công ty,…

Qua phân tích quan điểm về “năng lực”, ta có thể thấy yếu tố kiến thức mà những bạn học giỏi thường rất cao thì lại chiếm khá ít trong khái niệm “năng lực”. Như vậy ở trên là cách xét năng lực một người khi bạn làm sếp, chính vì vậy các bạn học giỏi thường quên mất những kiến thức khác rất quan trọng để nâng cao năng lực, nâng cao giá trị bản thân nên ít khi được các sếp “lọt mắt xanh” nên khó lòng mà lên làm sếp được. Nói theo ngôn ngữ quản trị hiện đại thì chỉ là nhân sự nhóm III(Giỏi nhưng không hiếm) chứ không thể xếp quy hoạch vào nhân sự nhóm II(sếp) được. Về vấn đề nhân sự mình sẽ có một bài riêng sau cho những bạn muốn tìm hiểu.

Quay trở lại chủ đề chính, với vốn thời gian như nhau nhưng ngược lại với những người học giỏi(học nhiều trong sách vở) thì những người không học quá giỏi có nhiều thời gian hơn để học những kỹ năng cần thiết, rèn luyện những tố chất để trở thành người lãnh đạo hơn. Cuối cùng thì, lãnh đạo cũng là một nghề phải học, cần rất nhiều kỹ năng chứ không đơn giản chỉ “giỏi chuyên môn” là được. Người giỏi có thể không làm được lãnh đạo, chứ lãnh đạo thì chắc chắn là họ giỏi.

Chốt lại: Chúng ta vẫn thường xuyên nhầm lẫn khi đánh giá một người “giỏi” qua bằng cấp, hay còn gọi là kiến thức của người ta, nhưng thực chất nó chỉ chiếm 1% năng lực mà thôi. Tuy vậy ở Việt Nam chẳng ai dạy chúng ta điều này khi ta còn đi học, nên thường ta vẫn hay nhầm lẫn vấn đề này. Qua bài viết này, trước hết mình mong những bạn đang còn hiểu sai hãy nhìn nhận lại bản thân mình, nhìn lại kỹ năng của bản thân, nhìn lại thái độ và những phẩm chất của chính mình nếu muốn gia tăng năng lực, hay giá trị bản thân của mình trong bất kỳ tổ chức nào, từ đó có kế hoạch học tập và rèn luyện hợp lý và có cái nhìn khách quan hơn về năng lực người khác, nâng cao văn hoá doanh nghiệp. Đồng thời, mình rất muốn những ai có con trang bị cho con mình những kiến thức này từ sớm, từ đó định hướng được cho học sinh, sinh viên.

Nếu các bạn có muốn thảo luận thêm có thể bình luận bên dưới, mọi người cùng thảo luận để tăng cường năng lực bản thân nhé, “Make Đại Việt great again”

Từ khóa: 

phong cách sống

,

giáo dục

Không biết từ bao giờ người ta coi trọng thành công tức là làm sếp này kia MÀ XEM NHẸ GIÁ TRỊ CỦA KIẾN THỨC tiền cũng được đẻ ra từ kiến thức đấy. Thế giới này trở nên như ngày nay nhờ vào kiến thức chứ không nhờ vào tiền đâu ạ

Trả lời

Không biết từ bao giờ người ta coi trọng thành công tức là làm sếp này kia MÀ XEM NHẸ GIÁ TRỊ CỦA KIẾN THỨC tiền cũng được đẻ ra từ kiến thức đấy. Thế giới này trở nên như ngày nay nhờ vào kiến thức chứ không nhờ vào tiền đâu ạ

Chừng nào mọi người còn chạy theo cái thành công , thì khó lòng đất nước phát triển lắm. Tri thức là gốc , là cội nguồn mà lại 1% thì chịu. Thằng dốt mà nhiều kỹ năng nói chuyện hay với thuyết phục hay gì đó thì ngta gọi đó là bốc phét

“học giỏi” thời học sinh thường không thành công bằng những người học “bình thường” xin phép hỏi tác giả tỷ lệ ra sao mà lại bảo thường thành công hơn vậy. Mình muốn hỏi tác giả những nhà khoa học, nền móng cho sự tồn tại của nhân loại mà kiến thức của chọ chiếm 1% thôi hả. Thế này nhé vậy bạn đánh giá thế nào về một người có 99% nhưng không biết một chứ gì