Tên những cuốn sách hay có đề tài về Thiền hoặc Phật giáo?

  1. Sách

Từ khóa: 

thiền

,

phật giáo

,

sách

Bạn Tuyết Liên hình như rất cảm mến đạo Phật :) kinh sách giờ nhiều lắm bạn ạ, mình cũng tham khảo nhiều nguồn nhưng không dám đọc quá nhiều vì còn phải lựa chọn cái gì hợp với mình, dành thời gian để thực hành và ngẫm lại. Mình phân loại theo nguồn cho bạn nhé:

- Nguồn chính thống: Nếu muốn tự chọn lựa sách bạn tham khảo Thư viện ở chùa Quán Sứ, học viện PG với hàng ngàn đầu sách quý, chuyên môn sâu hoặc Thư viện Hoa sen trên mạng. Nội dung của các sách vẫn chỉ xoay quanh Kinh - Luật - Luận với các bản chữ Phạn, Hán, Nôm, Quốc ngữ. Các sách được viết chuẩn chỉnh theo giáo pháp, ngôn ngữ hàn lâm vì chủ yếu phục vụ tăng ni, nếu ai chưa tìm hiểu sâu thì đọc khá khó.

- Nguồn tham khảo: các NXB bây giờ cũng giúp phố biến việc áp dụng đạo Phật trong đời sống. Nguồn này thì cứ chọn tác giả nổi tiếng mà đọc 1 chùm như các sách của thầy Nhất Hạnh, thầy Viên Minh, thầy Minh Niệm, thầy Chân Quang... Tác giả nước ngoài có Ajahn Chah, S. N. Goenka, Ajahn Bramh, Jiddu Krishnamurti, Osho, Sadhguru...

Theo mình hiểu Thiền là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm trong thời gian – không gian hiện tại để nhận biết sự vật hoặc về ý niệm. Thiền là công cụ đắc lực để tĩnh tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm để nhận thức bản ngã và thế giới xung quanh một cách đúng đắn, sáng suốt nhất. Nhưng mỗi mình Thiền không thì không đủ vì nó chỉ là 1 thành phần của Định trong tam giác Giới - Định - Tuệ. Hành giả thực hành thiền trước hết phải giữ giới (các quy tắc sống thiện), sau mới là chăm chỉ học pháp, thực hành thiền đúng cách thì mới có được tỉnh thức (tuệ).

Nếu bạn đã đến giai đoạn thực hành thiền để tu tập nhất định phải đọc quyển "Từ chánh niệm đến giác ngộ" của Bramh nhé. Quyển này được coi là cẩm nang vào đường đạo mà hành giả nào cũng phải đọc kĩ trước khi thực hành.

Trả lời

Bạn Tuyết Liên hình như rất cảm mến đạo Phật :) kinh sách giờ nhiều lắm bạn ạ, mình cũng tham khảo nhiều nguồn nhưng không dám đọc quá nhiều vì còn phải lựa chọn cái gì hợp với mình, dành thời gian để thực hành và ngẫm lại. Mình phân loại theo nguồn cho bạn nhé:

- Nguồn chính thống: Nếu muốn tự chọn lựa sách bạn tham khảo Thư viện ở chùa Quán Sứ, học viện PG với hàng ngàn đầu sách quý, chuyên môn sâu hoặc Thư viện Hoa sen trên mạng. Nội dung của các sách vẫn chỉ xoay quanh Kinh - Luật - Luận với các bản chữ Phạn, Hán, Nôm, Quốc ngữ. Các sách được viết chuẩn chỉnh theo giáo pháp, ngôn ngữ hàn lâm vì chủ yếu phục vụ tăng ni, nếu ai chưa tìm hiểu sâu thì đọc khá khó.

- Nguồn tham khảo: các NXB bây giờ cũng giúp phố biến việc áp dụng đạo Phật trong đời sống. Nguồn này thì cứ chọn tác giả nổi tiếng mà đọc 1 chùm như các sách của thầy Nhất Hạnh, thầy Viên Minh, thầy Minh Niệm, thầy Chân Quang... Tác giả nước ngoài có Ajahn Chah, S. N. Goenka, Ajahn Bramh, Jiddu Krishnamurti, Osho, Sadhguru...

Theo mình hiểu Thiền là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm trong thời gian – không gian hiện tại để nhận biết sự vật hoặc về ý niệm. Thiền là công cụ đắc lực để tĩnh tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm để nhận thức bản ngã và thế giới xung quanh một cách đúng đắn, sáng suốt nhất. Nhưng mỗi mình Thiền không thì không đủ vì nó chỉ là 1 thành phần của Định trong tam giác Giới - Định - Tuệ. Hành giả thực hành thiền trước hết phải giữ giới (các quy tắc sống thiện), sau mới là chăm chỉ học pháp, thực hành thiền đúng cách thì mới có được tỉnh thức (tuệ).

Nếu bạn đã đến giai đoạn thực hành thiền để tu tập nhất định phải đọc quyển "Từ chánh niệm đến giác ngộ" của Bramh nhé. Quyển này được coi là cẩm nang vào đường đạo mà hành giả nào cũng phải đọc kĩ trước khi thực hành.

Cảm thấy chưa nói đã miệng nên mình cmt tiếp:3

Bạn

Blue Sapphire
đã giới thiệu và phân loại cũng rõ ràng rồi. Nhưng tự nhiên mình nhớ ra còn có một thể loại, mà nó lại chính là thể loại đầu tiên dẫn dắt mình đến với đạo Phật. Đó là các truyện cổ tích, tiền thân về đức Phật, thơ văn, điển tích của Thiền tông thời xưa. Tủ sách nhà mình có sẵn những truyện này và mình chọn đọc chúng đầu tiên, hồi mình còn bé xíu. Mình nghĩ những truyện này cũng có thể cho con cái bạn đọc sau này được á. Thực sự là kho tàng văn học Phật giáo rất bao la, so với các sách thời nay mang hơi hướng Phật giáo ứng dụng, nhập thế, tâm lý trị liệu, các kiến giải xuyên tôn giáo, thì các nguồn thư tịch, phóng tác thời xưa để lại lại mang màu sắc dân gian, cổ truyền hơn.

Giờ thì mình chỉ còn nhớ được quyển Thoát vòng tục lụy, Tuyển tập truyện cổ về đức Phật:(

Mình nhớ thiền sư Nhất Hạnh cũng có viết mấy quyển với văn phong kể chuyện giản dị như: Tố - Thiều - Lan (quyển này rất cảm động), Văn lang dị sử (quyển này kể chuyện Lạc Long Quân - Âu Cơ mà đọc nghe rất dễ thương), Tí (kể chuyện về các thuyền nhân vượt biên). Ngoài ra mình còn nhớ được một quyển có tựa đề cũng hay là Thiên thần quét lá, của Vĩnh Hảo (mình ko biết người này là ai:( ).

Chúc bạn đọc sách vui và học được nhiều điều bổ ích ^^

Tự nhiên mình lại muốn chia sẻ một bộ phim (ko liên quan lắm nhỉ :p) về Phật giáo Tây tạng. Phim tên là Samsara, ra mắt năm 2001. Năm đó mình lên chùa xin xuất gia, nhưng ở được 4 tháng thì lại bỏ về. Mình tình cờ biết và xem phim này sau lúc trên chùa về, nên có lẽ nó có ấn tượng lớn với mình. Trước đó mình cũng có biết về Mật tông Tây tạng qua mấy quyển sách của bác Nguyên Phong, với một quyển luận của học giả Edward Conze. Phim kể về một nhà sư trẻ, vì còn vướng nợ trần nên phải xuống núi. Trong phim có xuất hiện một công án thiền rất hay: "Làm sao để giữ cho giọt nước không bị bay hơi?" Mặc dù nhân vật chính là một vị tăng sĩ, và tư tưởng phim gửi gắm cũng song hành với những ích kỷ của một kẻ đang cầu đạo giải thoát, nhưng trong phim cũng có một nhân vật nữ chính, và mình cũng rất ấn tượng với những câu thoại của cô ấy ở cuối phim.

Mình kể sơ vậy hi vọng dụ được bạn xem thử phim. Mình nhớ Conze đã ví Mật tông Tây tạng như là một cánh hoa nở muộn, sau khi đóa hoa Phật pháp đã khai mở viên mãn trên đất nước Ấn Độ và Trung Hoa. Dù vậy, họ vẫn có những đóng góp rất lớn cho hương sắc của đóa hoa đó.