Có khi nào trên đường đời tấp nập, bạn vô tình... xuống tóc quy y?

  1. Phong cách sống

Hôm nay, nhân một buổi trao đổi với chồng chuyện sau này (tức lúc về già) rất có thể anh sẽ... đi tu, cả hai trong vài phút lòng vòng thế nào đã vô tình được biết đến một vài từ diễn tả Phật ra đời trong tập sách 100 câu hỏi Phật Pháp của soạn giả Thích Phước Thái. Ví dụ tiếng Anh là Buddha Birthday, còn tiếng Việt thì rất nhiều từ khác nhau như đản sinh, giáng sinh, thị hiện, xuất thế, lâm phàm, giáng trần v.v... Liệu trong những từ này, nghĩa của chúng giống nhau hay khác nhau? Và ý nghĩa của mỗi từ ngữ này là như thế nào?
Ảnh: Internet
Như chúng ta cũng biết, "phong bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", từ ngữ tiếng Việt cũng vậy, cũng vô cùng phong phú. Cùng một vấn đề, nhưng người ta lại có rất nhiều từ ngữ để diễn tả nó. Trong khi tiếng Anh (hay tiếng nước khác) người ta chỉ có một từ ngữ để diễn tả thôi. Theo tìm hiểu, mình được biết là những từ ngữ như trên, nếu xét về mặt danh từ thì tuy có khác, nhưng về ý nghĩa của mỗi từ ngữ thì không có khác mấy.
Cụ thể, danh từ "đản sinh" là nói lên ý nghĩa sự ra đời của Đức Phật nhằm đem lại cho muôn loài (trong đó loài người là quan trọng nhất) một niềm vui hân hoan xán lạn, và đồng thời cũng là để tô điểm cho cõi đời này thêm nhiều hương hoa tươi đẹp.
Hay như từ "giáng sinh" thì lại hàm có nghĩa là Đức Phật từ một nơi cao xa mà xuống một chỗ thấp để sinh ra.
Còn "thị hiện" thì ý nói rằng, Đức Phật tu hành đã thành Phật trải qua nhiều đời nhiều kiếp rồi, nay vì muốn hóa độ chúng sinh ở cõi Ta bà này, nên Ngài giả đò hiện ra cái thân hình bằng xương bằng thịt  như bao nhiêu con người trần tục khác, (Nhưng có điều khác là thân Ngài có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp) để cho Ngài dễ bề cảm hóa chúng sinh mà thôi. Nên trong kinh thường gọi cái thân Phật thị hiện là ứng thân, tức là một trong 3 thân Phật vậy.
Trong khi đó, danh từ "xuất thế" thì chỉ có nghĩa đơn giản là ra đời. Chỉ cho Đức Phật vì thương xót chúng sinh đang trầm luân trong biển ái vô minh nghiệp thức tràn đầy khổ lụy, nên Ngài xuất hiện ở thế gian này để cứu độ họ chóng được giải thoát.
Còn chữ "lâm phàm" thì lâm là đến, phàm là chỉ cho cõi đời "ngũ trược ác thế" (năm thứ dơ dáy ở cõi Ta Bà) này. Nghĩa là ý nói rằng, vì chúng sinh đang lăn lộn trong cõi đời trược ác này, nên Đức Phật thương xót mà đến cõi này để độ họ.
Riêng "giáng trần" thì cũng đồng nghĩa như giáng thế hay giáng sinh.
Nói chung thì, những từ ngữ này thì mỗi từ tự thân chúng đều có mang một ý nghĩa đặc biệt của nó. Chỉ khác ý nghĩa rộng hẹp của mỗi từ có khác một chút, nhưng tựu trung lại cũng là để nói lên ý nghĩa chỉ cho Đức Phật ra đời để hóa độ chúng sinh.
Còn như hiện nay, người ta vẫn quen dùng danh từ Phật Đản, bởi sự thông dụng của nó cũng như là do hầu hết mọi người đều hay nói đến từ này.
Thường thì trong ngày Phật đản, mọi người thường hay làm gì nhỉ?
Ảnh: Internet
Nói đến đây, tự dưng nhớ lại câu chuyện ban đầu mình và chồng đang bàn, liệu có bạn nào có ý định sau này sẽ quy y cửa Phật giống như ông chồng mình không? :)
Từ khóa: 

quy y cửa phật

,

xuống tóc đi tu

,

phật đản

,

giáng sinh

,

phong cách sống

Thật sự cũng đã từng có thời gian muốn xuống tóc :(

Trả lời

Thật sự cũng đã từng có thời gian muốn xuống tóc :(

Theo như quan sát của mình thì hiện nay cũng có nhiều bạn trẻ là học sinh sinh viên tuy không có xuống tóc nhưng vẫn vào chùa ở để quét chùa, đọc kinh, học Phật... tương tự như mình thực tập tại các công ty vậy. Các bạn ấy sau này có thể sẽ ra đời không chọn gắn bó với chùa với Phật nhưng đó cũng là thời gian các bạn học được rất nhiều điều hay và bổ ích.

Phật thì dùng từ Đản sanh bạn nhé. Giáng sanh là đức Chúa rồi. Vì Phật Thích Ca ko xem mình là thánh thần giáng thế nên ko gọi là giáng. Chỉ có Chúa Jesus là Chúa sẵn trên Trời giáng thế cứu độ chúng sanh thôi.

Còn thị hiện là hiện ra trước mọi người dưới dạng một hình ảnh, phép lạ gì đó.

Còn xuất thế là đi tu chứ ko phải là được sinh ra, tương đương với chữ xuất gia.

Đây là suy nghĩ của mình. Mỗi từ có một tác dụng riêng chứ ko phải bao gồm chỉ để diễn tả 1 việc.

Mình xác nhận mình có nhé. Nhưng không phải vào chùa quốc doanh đâu;  ồn ào lắm.

Còn phải xem người muốn xuống tóc quy y có căn tu không đã, rồi còn duyên nữa. Chưa kể có "còn chút gì để nhớ" nhân gian không... Đâu cứ nói đi tu là đi được ngay đâu :)

Trước khi đọc bài này mình chưa từng có ý định sẽ vào chùa quy y, nhưng giờ lại thấy có khi nên thử. Biết đâu bất ngờ mình và chùa có duyên với nhau 😅 Như mình thấy nhiều người cũng xuống tóc đồ, cũng tu đồ rồi, mà sau thấy vẫn còn nặng nợ chuyện trần gian lại hoàn tục là chuyện bình thường :)


@Tuyen