Nguyên Phi Ỷ Lan - người lãnh đạo công cuộc Bắc phạt ?  vị Vua Bà bị các Sử gia chối bỏ !

  1. Lịch sử

39743651_270065680276234_7997824967439810560_n


THIÊN NAM KIỆT NỮ - CHÍ HƯỚNG GIANG SAN

Cũng lâu rồi tôi chưa viết bài nào về Lịch Sử, về những vị tiền nhân. Nhờ có page Việt Sử Kiêu Hùng mà tôi có dịp biết tới Noron, biết tới cuộc thi và cộng đồng tri thức Việt này.

Lúc đọc được chủ đề cuộc thi, tôi đã mất khá nhiều thời gian để nghĩ xem mình nên viết về vị nữ anh hùng nào của Sử Việt. Không phải vì tôi không biết viết gì, mà ngược lại,.. Theo dòng chảy thời gian từ thời vua Hùng dựng nước tới ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, đã xuất hiện khá nhiều nữ nhân làm xoay chuyển vận nước: vua Trưng, bà Triệu, thái hậu Dương Vân Nga, Huyền Trân công chúa ... v v . Và vô tình lướt qua bức tranh (ảnh bìa) trên page Việt Sử Kiêu Hùng, tôi đã quyết định viết về Nguyên Phi Ỷ Lan - Nữ nhân xoay chuyển dòng chảy thời đại tộc Việt.

Trước đây khi tìm hiểu về triều Lý, tôi đã khá ngạc nhiên khi không có nhiều ghi chép về cuộc đời bà dù khoảng thời gian bà nhiếp chính kéo dài nhiều năm và gắn liền với một giai đoạn đầy biến động và hào hùng của Đại Việt. Những gì Sử gia ghi chép về bà chỉ đơn giản vài dòng liên quan tới việc bà nhập cung, sinh con, nhiếp chính, và một vài sự kiện khác... Và những ghi chép này còn khá mơ hồ, khá đơn giản. Dường như các sử gia tiền nhân đã phớt lờ đi phần lớn huân nghiệp và công lao của bà trong công cuộc Bắc phạt cũng như công cuộc kháng chiến bảo vệ giang sơn.

Tôi sẽ không đi quá sâu vào những sự kiện như: nhập cung, nhiếp chính lần một, lần hai, án Dương hoàng hậu ..v.v .Những điều này bạn hoàn toàn có thể search trên google. Thay vào đó, tôi muốn nhấn mạnh tầm nhìn, cùng tài năng lãnh đạo của Thần Phi và lí do các sử gia tiền nhân không ghi chép nhiều về bà .


  1. Tài năng và tầm nhìn.

Có ghi chép về việc vua Thánh Tông giao lại việc triều chính cho bà trước khi Chiêm phạt. Hãy nhớ rằng thời bấy giờ, những tư tưởng Nho gia: trọng nam khinh nữ, tính gia trưởng đã ăn sâu vào cả dân tộc. Chỉ vỏn vẹn 5 năm kể từ lúc tiếm cung, việc Thần Phi - một nữ nhân đứng ra điều hành triều đình phong kiến quả là một sự kì tích không tưởng. Và việc điều hành một "bộ máy" triều đình đó lại diễn ra rất trơn tru, không gặp phải sự chống đối của những nho thần trong triều, chứng tỏ bà có bản lĩnh cùng sự khéo léo của một "chính trị gia". Trong khoảng thời gian ngắn đó, bà đã ban hành những "chính sách quốc gia" mang tầm nhìn cải cách đến tận bây giờ: luật cấm giết mổ trâu bò, trừng trị nặng kẻ trộm trâu, luật phu phụ như chuộc người, gả tỳ nữ cho kẻ góa vợ, binh lính ... Những điều đó vẫn còn được áp dụng mãi về sau, khiến cho quốc sản dồi dào, binh lực hùng hậu, dân trí mở mang,trở thành một trong những tiềm lực khiến Đại Việt sau này vốn hùng mạnh càng thêm hùng mạnh, công khai Bắc phạt, chiến tranh với Tống.

Thần Phi là người am hiểu, có kiến thức không thua gì nam nhân đầu triều. Điều đó được thể hiện trong việc đối đáp với vua Lý Thánh Tông khi ông hỏi về kế trị nước: "Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh... v.v " ( còn dài nên mình không tiện nêu ra ở đây). Việc sau này bà nhiếp chính lần hai được lịch sử ghi đại khái "Ỷ Lan khóc với con sao nỡ để mẹ ruột ... " khá đơn giản. Đơn giản tới mức khó tin. Vài giọt nước mắt mà có thể khuynh đảo triều chính được như thế ư ? Có lẽ sự thật không đơn giản như vậy. Nếu không có sự hậu thuẫn của thái úy Lý Thường Kiệt (LTK) cùng đa số triều thần thì việc một ông vua con 8 tuổi tự ý phế vị Dương thái hậu vì nghe lời mẹ sẽ khó được triều thần chấp nhận. Triều thân mà không chấp thuận, họ có thể tạo sức ép thoái vị lên thiên tử bất cứ lúc nào. Nhưng tất cả điều đó không xảy ra, đơn giản vì đa số quan trong triều đều một lòng với Thần Phi thay vì Dương hậu.

Có lẽ mốc Lịch Sử được nhắc tới nhiều nhất triều Lý là chuyến Bắc phạt cùng trận chiến sông Như Nguyệt. Sử gia thừa nhận rằng thái úy LTK là người đưa ra kế sách Bắc phạt. Nhưng liệu người đứng sau chỉ một mình LTK, hay còn thêm Linh Nhân Hoàng Thái Hậu - Ỷ Lan. Tôi tin điều đó là sự thực. Nếu kế sách chỉ do thái úy đưa ra, mà người đứng đầu triều chính không chấp thuận thì có lẽ không có "cuộc chiến thành Ung Châu" về sau. Và khi LTK dẫn quân Bắc phạt thì Linh Nhân Thái Hậu ở trong nước điều hành việc hậu cần, tiếp tế, quân nhu lương thảo. Tất cả việc điều hành diễn ra không trở ngại, dường như đã được bà dự tính, lên kế hoạch từ lâu để chuẩn bị cho mốc Sử son làm nghiêng ngả giang sơn Đại Tống.

2. Đối với sử gia

Người ta tin rằng sự kiện bà chiếm quyền từ tay Dương thái hậu đã để lại điều không hay trong cuộc đời bà, khiến bà bị sử gia thời sau ghét. Việc bà xử tử Dương thái hậu và 72 tỳ nữ , tôi không dám bàn chuyện đúng sai của tiền nhân. Chỉ nghĩ rằng nếu ai khác ở trong hoàn cảnh của bà, khả năng cao người đó cũng làm thế. Và có lẽ việc đó là cần thiết, để bảo vệ vị thế người lãnh đạo có vai trò quyết định vận mệnh dân tộc sau này.


Từng có những thời kì, những nhân vật Lịch Sử quan trọng bị Sử gia lãng quên, hoặc cố tình lãng quên vì góc nhìn chủ quan của người viết Sử. Việc một bà hoàng hậu nhiếp chính và một viên hoạn quan nắm giữ quân đội đất nước là điều mà đa số nho gia không thích. Họ không muốn điều đó trở thành tấm gương xấu cho cháu sau này. Cái nạn nữ nhân nhiếp chính, hoạn quan nắm quyền gây biến động giang sơn đã khá phổ biến trong dòng chảy lịch sử cả 2 dân tộc Việt-Hoa. Mà điển hình là sau Linh Nhân Thái Hậu, triều lý có thêm ba bà thái hậu nhiếp chính làm triều đại đi xuống. Có lẽ đó là lí do mà ghi chép sử về vị "vua bà" còn khá mờ nhạt, chưa xứng đáng với những đóng góp cho tộc Việt của bà. Nhưng thôi, hậu nhân không có quyền chê trách tiền nhân. Tất cả chỉ là đôi điều suy nghĩ của bản thân mà thôi.


3.Kết

Quá khứ, hiện tại đều có nữ nhân làm thay đổi vận mệnh dân tộc, không có lý do gì sau này lại không có. Nhân ngày 20/10, chúc các bạn nữ, các chị, các mẹ, cô, dì luôn kế thừa truyền thống, tiếp nối tinh thần của các nữ nhân anh hùng dân tộc và làm rạng danh tộc Việt.


Nguồn kiến thức: Nam Quốc Sơn Hà - Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ

Ảnh: Việt Sử Kiêu Hùng - Đại chiến thành Ung Châu P2.

Từ khóa: 

thiên nam nữ kiệt

,

phụ nữ việt nam

,

lịch sử

Nhân tiện, hiện tại mình đang có trong tay bản online khoảng > 50 cuốn sử, cả chính sử, dư địa chí, các nghiên cứu sử việt qua các thời đại, bạn nào muốn có thể comment email ở đây hoặc inbox mình, mình gửi cho :3 .

Trả lời

Nhân tiện, hiện tại mình đang có trong tay bản online khoảng > 50 cuốn sử, cả chính sử, dư địa chí, các nghiên cứu sử việt qua các thời đại, bạn nào muốn có thể comment email ở đây hoặc inbox mình, mình gửi cho :3 .

Hay cho câu "Thiên nam kiệt nữ - Trí hướng giang san". Đâu phải cứ nam nhân mới lo được vận nước đâu nhỉ :D

Khá đấy cháu :)

cho bạn nào thắc mắc, một số từ ngữ trong bài viết được mình viết hoa như "Vua Bà", "Thần Phi", "Linh Nhân Hoàng Thái Hậu" ,.. mình viết vì thói quen, để tỏ lòng tôn kính đối với các vị tiền nhân

Dường như thớt nói giảm nói tránh vụ án Dương hậu và 72 nữ nhân thì phải,

Nhưng có lẽ mình ở địa vị đó, thì những việc như vậy không có gì là lạ,.. Những tướng cầm quân ngoài sa trường vẫn giết hàng trăm, hàng ngàn người bên quân đối phương cơ mà

Thích cách sử dụng từ ngữ của bạn: "tộc Việt", "khuynh đảo", "hùng mạnh", "nữ nhân", "tiền nhân" ... Cách sử dụng khiến người đọc cảm thấy sự hào hùng của lịch sử thời Lý

Mình nhận ra giọng văn của bạn này, chắc chắn đọc rất nhiều sách của bác Trần Đại Sỹ nên sử dụng từ ngữ giống của ông ý, thích kiểu này :p

đã vote nhé :) viết hay lắm bạn

Cùng quan điểm với tác giả ^_^ bài viết khá hay!