Ai là vị vua cuối cùng của nhà Mạc?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

lịch sử

Mạc Toàn (? – 1593) là vị vua thứ sáu và là vua cuối cùng của nhà Mạc thời kỳ Nam - Bắc triều trong lịch sử Việt Nam.

Mạc Toàn là con trai thứ của Mạc Mậu Hợp - vua thứ năm nhà Mạc. Nguyên quán Mạc Toàn là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).

Mạc Toàn sinh ra và lớn lên khi nhà Mạc đã suy yếu. Sau khi ông cố, Phụ chính Mạc Kính Điển, mất năm 1580, chính sự của vua cha Mạc Mậu Hợp càng đi xuống; về quân sự không giữ được ưu thế với quân Nam triều nhà Lê.

Sau nhiều năm giao chiến thất bại, năm 1592, nhà Mạc bị quân Nam triều tổng tấn công ra Thăng Long dưới quyền của Trịnh Tùng. Sau 2 trận thua lớn, cuối năm 1592, Mạc Mậu Hợp phải mang gia quyến bỏ chạy khỏi kinh thành Thăng Long. Mạc Toàn cũng trong số đó.

Ít lâu sau, quân Nam triều bắt được Thái hậu – bà nội Mạc Toàn - giải về Kinh sư. Khi đến sông Bồ Đề, thái hậu họ Mạc vì lo buồn mà chết.
Trong tình thế nguy cấp, Mạc Mậu Hợp bèn truyền ngôi cho Mạc Toàn làm vua để giữ việc nước, đổi niên hiệu là Vũ An năm thứ nhất. Bản thân Mạc Mậu Hợp tự mình làm tướng. Tuy nhiên lúc đó tình hình nhà Mạc không thể cứu vãn được nữa. Trịnh Tùng chia quân đánh các ngả, truy lùng bắt Mậu Hợp.

Đầu năm dương lịch 1593, Mậu Hợp bị Trịnh Tùng bắt được và chém ở Bồ Đề.

Mạc Toàn lên ngôi khi còn ít tuổi, lực lượng nhỏ yếu, không được nhân tâm ủng hộ. Thế cô, ông phải ngầm trốn theo hoàng thân Mạc Kính Chỉ mới xưng hiệu là Bảo Định, bản thân chỉ dùng hiệu là Vũ An vương. Tuy nhiên đến ngày 14 tháng 1 năm 1593, ông cũng bị quân Trịnh bắt được và đem chém đầu tại bến Thảo Tân cùng Mạc Kính Chỉ và nhiều tông thất nhà Mạc.

Mạc Toàn chỉ xưng hiệu được vài tháng, không rõ bao nhiêu tuổi, chỉ biết rằng vua cha Mậu Hợp khi mất trước đó không lâu mới 30 tuổi và ông có một người anh còn sống tới năm 1600. Trong các bộ sách sử chính thống của triều Lê Trung hưng cùng triều Nguyễn thì Mạc Toàn không có miếu hiệu và thụy hiệu, bởi thời kỳ tại vị của ông cũng là lúc nhà Mạc lụn bại suy vong, trong khi các vua Mạc thời kỳ Cao Bằng đối với quan điểm ngày xưa chỉ là phản động nên những sử gia phong kiến không quan tâm tìm hiểu kĩ lưỡng để viết sử nữa. Nhưng theo nghiên cứu gần đây của nhà sử học Trung Quốc Ngưu Quân Khải thì miếu hiệu của Mạc Toàn là Cảnh Tông , thụy hiệu là Khai Thiên Xung Địa An Văn Đoạt Vũ Thành Hoàng Đế.

Nguồn: Wikipedia.org

Trả lời

Mạc Toàn (? – 1593) là vị vua thứ sáu và là vua cuối cùng của nhà Mạc thời kỳ Nam - Bắc triều trong lịch sử Việt Nam.

Mạc Toàn là con trai thứ của Mạc Mậu Hợp - vua thứ năm nhà Mạc. Nguyên quán Mạc Toàn là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).

Mạc Toàn sinh ra và lớn lên khi nhà Mạc đã suy yếu. Sau khi ông cố, Phụ chính Mạc Kính Điển, mất năm 1580, chính sự của vua cha Mạc Mậu Hợp càng đi xuống; về quân sự không giữ được ưu thế với quân Nam triều nhà Lê.

Sau nhiều năm giao chiến thất bại, năm 1592, nhà Mạc bị quân Nam triều tổng tấn công ra Thăng Long dưới quyền của Trịnh Tùng. Sau 2 trận thua lớn, cuối năm 1592, Mạc Mậu Hợp phải mang gia quyến bỏ chạy khỏi kinh thành Thăng Long. Mạc Toàn cũng trong số đó.

Ít lâu sau, quân Nam triều bắt được Thái hậu – bà nội Mạc Toàn - giải về Kinh sư. Khi đến sông Bồ Đề, thái hậu họ Mạc vì lo buồn mà chết.
Trong tình thế nguy cấp, Mạc Mậu Hợp bèn truyền ngôi cho Mạc Toàn làm vua để giữ việc nước, đổi niên hiệu là Vũ An năm thứ nhất. Bản thân Mạc Mậu Hợp tự mình làm tướng. Tuy nhiên lúc đó tình hình nhà Mạc không thể cứu vãn được nữa. Trịnh Tùng chia quân đánh các ngả, truy lùng bắt Mậu Hợp.

Đầu năm dương lịch 1593, Mậu Hợp bị Trịnh Tùng bắt được và chém ở Bồ Đề.

Mạc Toàn lên ngôi khi còn ít tuổi, lực lượng nhỏ yếu, không được nhân tâm ủng hộ. Thế cô, ông phải ngầm trốn theo hoàng thân Mạc Kính Chỉ mới xưng hiệu là Bảo Định, bản thân chỉ dùng hiệu là Vũ An vương. Tuy nhiên đến ngày 14 tháng 1 năm 1593, ông cũng bị quân Trịnh bắt được và đem chém đầu tại bến Thảo Tân cùng Mạc Kính Chỉ và nhiều tông thất nhà Mạc.

Mạc Toàn chỉ xưng hiệu được vài tháng, không rõ bao nhiêu tuổi, chỉ biết rằng vua cha Mậu Hợp khi mất trước đó không lâu mới 30 tuổi và ông có một người anh còn sống tới năm 1600. Trong các bộ sách sử chính thống của triều Lê Trung hưng cùng triều Nguyễn thì Mạc Toàn không có miếu hiệu và thụy hiệu, bởi thời kỳ tại vị của ông cũng là lúc nhà Mạc lụn bại suy vong, trong khi các vua Mạc thời kỳ Cao Bằng đối với quan điểm ngày xưa chỉ là phản động nên những sử gia phong kiến không quan tâm tìm hiểu kĩ lưỡng để viết sử nữa. Nhưng theo nghiên cứu gần đây của nhà sử học Trung Quốc Ngưu Quân Khải thì miếu hiệu của Mạc Toàn là Cảnh Tông , thụy hiệu là Khai Thiên Xung Địa An Văn Đoạt Vũ Thành Hoàng Đế.

Nguồn: Wikipedia.org

Theo chính thống thì Mạc Toàn (Cảnh Tông Thành hoàng đế) là vua cuối cùng của họ Mạc không tính tàn dư chưa bị họ Trịnh tiêu diệt triệt để