Có nên chống phân mảnh ổ SSD?

  1. Công nghệ thông tin

Chống phân mảnh ổ SSD có làm giảm tuổi thọ của SSD không?

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

Chống phân mảnh SSD có làm giảm tuổi thọ của SSD, nhưng đôi khi vẫn cần chống phân mảnh.

Bộ nhớ bị phân mảnh có nghĩa là các file lớn không được lưu trữ ở một vùng bộ nhớ liên tục, mà ở nhiều vị trí khác nhau (phân mảnh). Khi đó để truy cập một file ổ cứng phải tìm ở các vị trí khác nhau. Ổ cứng thế hệ cũ mất khoảng 15ms để tìm vị trí của file bị phân mảnh, tức là nếu một file bị phân mảnh ở n vị trí khác nhau thì sẽ tốn ít nhất n x 15ms để đọc nó. Khi chống phân mảnh bạn làm cho các file được ghi liên tục ở một vị trí, tức là không mất thời gian tìm kiếm, và làm bộ nhớ hoạt động "nhanh" hơn.

Đối với SSD, có hai điểm cần chú ý.

1. Có người nói SSD không bị phân mảnh, thực ra SSD cũng bị. Tuy nhiên, thời gian tìm kiếm vị trí phân mảnh của SSD là 1ms (so với 15ms của ổ đĩa). Bạn nói chung sẽ không nhận ra sự khác biệt về thời gian ngay cả khi SSD bị phân mảnh.

2. Số lần ghi của SSD là có giới hạn. Khi vượt quá giới hạn này ổ SSD sẽ hỏng. Mỗi lần chống phân mảnh, bạn lại ghi vào SSD. Việc này thường không cần thiết vì nó không làm bạn cảm nhận được ổ SSD nhanh hơn, và nó làm giảm số lần bạn có thể ghi vào SSD, tức là làm giảm tuổi thọ của nó.

Vậy có phải là không bao giờ nên chống phân mảnh SSD không?

Không, đôi khi vẫn cần chống phân mảnh cho SSD.

Lý do:

1. Các vị trí bị phân mảnh được lưu trong một loại dữ liệu gọi là metadata. Khi file bị phân mảnh quá nhiều, metadata có thể không đủ lớn để lưu tất cả các vị trí bị phân mảnh. Có một giới hạn cho sự phân mảnh của SSD. Khi đó bạn sẽ thấy máy của bạn chạy chậm.

2. Dù chỉ tốn 1ms để tìm kiếm, nếu có quá nhiều vị trí phân mảnh, tổng của rất nhiều 1ms sẽ trở nên đáng chú ý.

Vì thế, đôi khi vẫn cần chống phân mảnh SSD. Tần suất thì phụ thuộc vào tần suất ghi vào ổ SSD của bạn. Tần suất mặc định trên Windows là một tháng một lần nếu System Restore được bật.

Bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây:

Trả lời

Chống phân mảnh SSD có làm giảm tuổi thọ của SSD, nhưng đôi khi vẫn cần chống phân mảnh.

Bộ nhớ bị phân mảnh có nghĩa là các file lớn không được lưu trữ ở một vùng bộ nhớ liên tục, mà ở nhiều vị trí khác nhau (phân mảnh). Khi đó để truy cập một file ổ cứng phải tìm ở các vị trí khác nhau. Ổ cứng thế hệ cũ mất khoảng 15ms để tìm vị trí của file bị phân mảnh, tức là nếu một file bị phân mảnh ở n vị trí khác nhau thì sẽ tốn ít nhất n x 15ms để đọc nó. Khi chống phân mảnh bạn làm cho các file được ghi liên tục ở một vị trí, tức là không mất thời gian tìm kiếm, và làm bộ nhớ hoạt động "nhanh" hơn.

Đối với SSD, có hai điểm cần chú ý.

1. Có người nói SSD không bị phân mảnh, thực ra SSD cũng bị. Tuy nhiên, thời gian tìm kiếm vị trí phân mảnh của SSD là 1ms (so với 15ms của ổ đĩa). Bạn nói chung sẽ không nhận ra sự khác biệt về thời gian ngay cả khi SSD bị phân mảnh.

2. Số lần ghi của SSD là có giới hạn. Khi vượt quá giới hạn này ổ SSD sẽ hỏng. Mỗi lần chống phân mảnh, bạn lại ghi vào SSD. Việc này thường không cần thiết vì nó không làm bạn cảm nhận được ổ SSD nhanh hơn, và nó làm giảm số lần bạn có thể ghi vào SSD, tức là làm giảm tuổi thọ của nó.

Vậy có phải là không bao giờ nên chống phân mảnh SSD không?

Không, đôi khi vẫn cần chống phân mảnh cho SSD.

Lý do:

1. Các vị trí bị phân mảnh được lưu trong một loại dữ liệu gọi là metadata. Khi file bị phân mảnh quá nhiều, metadata có thể không đủ lớn để lưu tất cả các vị trí bị phân mảnh. Có một giới hạn cho sự phân mảnh của SSD. Khi đó bạn sẽ thấy máy của bạn chạy chậm.

2. Dù chỉ tốn 1ms để tìm kiếm, nếu có quá nhiều vị trí phân mảnh, tổng của rất nhiều 1ms sẽ trở nên đáng chú ý.

Vì thế, đôi khi vẫn cần chống phân mảnh SSD. Tần suất thì phụ thuộc vào tần suất ghi vào ổ SSD của bạn. Tần suất mặc định trên Windows là một tháng một lần nếu System Restore được bật.

Bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây: