Có sự khác biệt giữa võ sĩ và võ sư hay không và làm thế nào để có thể đánh giá một võ sư/võ sĩ giỏi?

  1. Thể thao

Từ khóa: 

võ thuật

,

thể thao

Võ sĩ và võ sư

Chung chữ Võ. Khác chữ sĩ và sư

Võ thì đương nhiên là võ thuật. Sư là thầy. Sĩ là học trò (đôi khi cũng hiểu sĩ là người có học hay trí thức, sĩ cũng để chỉ tầng lớp trí thứ ngày xưa (sĩ công nông binh, tướng sĩ,...), hay cứ gọi là được học hành tử tế cho dễ hiểu)

Như vậy võ sĩ là người học võ. Võ sư là người dạy võ. Đương nhiên phải ở một đẳng cấp nhất định mới trở thành võ sư được.

So sánh:

Về Võ:

Võ sư chưa chắc giỏi võ hơn võ sĩ nhưng chắc chắn là kinh nghiệm và thấm nhuần tư tưởng võ học đến một mức độ mà các võ sĩ thông thường chưa đạt đến. Bên cạnh là Võ đạo.

Về nghề:

Võ sĩ giỏi hơn võ sĩ khác ở khả năng tiếp thu võ học và ứng dụng nó.

Võ sư giỏi hơn võ sư ở khía cạnh truyền đạt võ học và cả về kỹ năng.

Ở trên là so sánh, thực chất giỏi võ cũng như giỏi các môn khác. Giỏi rất dễ nhầm với thông minh (Kể cả trí thông minh thể chất, hoặc một từ nào đó nếu bạn nào biết chỉ giúp mình). Giỏi là làm đi làm lại một cái gì đó đến mức độ thuần thục về kỹ năng. Thông minh là khả năng tiếp thu một cái gì đó nhanh hay chậm. Vì vậy đánh giá giỏi hay không thì cần có bài kiểm tra kỹ năng (hiểu đơn giản là vượt ải). Chừng nào muốn tìm người giỏi hơn thì thi thố (vượt qua bài kiểm tra kỹ năng hoặc đối kháng).

Trả lời

Võ sĩ và võ sư

Chung chữ Võ. Khác chữ sĩ và sư

Võ thì đương nhiên là võ thuật. Sư là thầy. Sĩ là học trò (đôi khi cũng hiểu sĩ là người có học hay trí thức, sĩ cũng để chỉ tầng lớp trí thứ ngày xưa (sĩ công nông binh, tướng sĩ,...), hay cứ gọi là được học hành tử tế cho dễ hiểu)

Như vậy võ sĩ là người học võ. Võ sư là người dạy võ. Đương nhiên phải ở một đẳng cấp nhất định mới trở thành võ sư được.

So sánh:

Về Võ:

Võ sư chưa chắc giỏi võ hơn võ sĩ nhưng chắc chắn là kinh nghiệm và thấm nhuần tư tưởng võ học đến một mức độ mà các võ sĩ thông thường chưa đạt đến. Bên cạnh là Võ đạo.

Về nghề:

Võ sĩ giỏi hơn võ sĩ khác ở khả năng tiếp thu võ học và ứng dụng nó.

Võ sư giỏi hơn võ sư ở khía cạnh truyền đạt võ học và cả về kỹ năng.

Ở trên là so sánh, thực chất giỏi võ cũng như giỏi các môn khác. Giỏi rất dễ nhầm với thông minh (Kể cả trí thông minh thể chất, hoặc một từ nào đó nếu bạn nào biết chỉ giúp mình). Giỏi là làm đi làm lại một cái gì đó đến mức độ thuần thục về kỹ năng. Thông minh là khả năng tiếp thu một cái gì đó nhanh hay chậm. Vì vậy đánh giá giỏi hay không thì cần có bài kiểm tra kỹ năng (hiểu đơn giản là vượt ải). Chừng nào muốn tìm người giỏi hơn thì thi thố (vượt qua bài kiểm tra kỹ năng hoặc đối kháng).

Ng dùng võ để giao đấu gọi là võ sĩ.
Ng dạy võ cho ng khác gọi là võ sư.
Võ sư còn là 1 danh hiệu, nhưng chung quy cũng phải là thầy dạy mới đc xem là võ sư.
Võ sĩ/võ sư đánh hạ đc võ sĩ khác thì họ giỏi hơn. Võ ko có giỏi hay dở mà chỉ có giỏi hơn hay dở hơn. Núi cao có núi cao hơn nên ko thể nói 1 ng là giỏi hay ko, họ chỉ chưa gặp ng giỏi hơn. Nên giỏi hãn hữu chỉ là giỏi hơn mức trung bình hay mức đang xét thì kể như giỏi.
Võ công cũng đi kèm võ đức, giỏi nhưng ko có đức thì hại đời, giỏi mà ko giỏi. Giỏi võ mà có cả đức để giúp đời thì mới thực là giỏi.
Theo mình là vậy.

Câu hỏi thú vị bạn ạ. Cá nhân mình nghĩ có sự khác biệt giữa võ sư và võ sĩ (khác biệt ra sao thì đã có những câu trả lời rất hay rồi từ bạn Nguyễn Hữu Hoài và anh Nguyễn Quang Vinh rồi).

Còn về phần đánh giá, thì có lẽ võ sĩ cần được đánh giá là "giỏi" hơn. Vì đây là động lực, là sinh kế của họ. Đây là con đường cầu công danh qua võ học.

Còn võ sư chân chính, theo mình hiểu, thì ít khi cố gắng để chứng tỏ bản thân là "giỏi". Vì họ hiểu "giỏi" võ mà không giúp ích gì cho mình, cho người, lại ham tranh đấu đến nỗi đánh mất bản thân thì khéo lại là "dở". Đây là con đường cầu đạo qua võ học.

Nếu muốn đánh giá, thì chúng ta cần có một nền tảng hiểu biết và kinh nghiệm nhất định. Đồng thời nên lắng nghe xem những người trong giới nói gì về nhau. (với võ sĩ thì nên nghe bạn tập, đối thủ còn võ sư thì nên nghe học trò và các võ sư khác).