Có thể áp dụng tháp nhu cầu Maslow (Maslow's Hierarchy of Needs) vào việc phát triển bản thân không?

  1. Phong cách sống

Chúng ta có lẽ đều không quá xa lạ với mô hình tháp nhu cầu Maslow, một mô hình phân tích nhu cầu tâm-sinh lý của con người, vốn được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như tâm lý học (psychology) và quảng cáo (advertising). Nhưng bạn có biết, mô hình này cũng có thể được áp dụng vào việc phát triển bản thân (personal development), giúp cho chúng ta trở thành những con người tốt hơn, toàn diện hơn?

Mô hình tháp nhu cầu Maslow phân tích các nhu cầu tâm-sinh lý của con người cụ thể như thế nào, và có thể hỗ trợ quá trình phát triển bản thân của mỗi người ra sao? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Khái niệm tháp nhu cầu Maslow

Khái niệm tháp nhu cầu được thai nghén và sáng tạo ra bởi Abraham Maslow - một nhà nghiên cứu tâm lý học người Mỹ - và được giới thiệu đến đông đảo quần chúng vào năm 1943.

abraham-maslow

Ông Abraham Maslow. Nguồn: Verywell Mind

Theo Maslow, con người chúng ta vốn không bao giờ tồn tại trong một trạng thái cố định, hoặc ổn định, mà chúng ta luôn thay đổi theo thời gian, và qua những sự kiện và biến cố đến từ thế giới xung quanh (triết lý Phật Giáo cũng đồng tình với quan điểm này).

Dựa trên lý thuyết này, Maslow cho rằng các nhu cầu của con người cũng biến đổi tương tự theo thời gian, tùy vào những mức độ nhu cầu mà một cá nhân đã tự đáp ứng được cho mình.

Tháp Maslow chính thống (năm 1943)

thap-nhu-cau-maslow

Nguồn: psychologytoday.com

  • Tầng 1 - Physical (nhu cầu thể lý): bảo đảm sự sinh tồn và các chức năng căn bản của cơ thể (ăn uống, ngủ nghỉ...)
  • Tầng 2 - Security (nhu cầu cảm thấy an toàn): đảm bảo về mặt tài chính và sức khỏe, sự ổn định.
  • Tầng 3 - Social (nhu cầu giao tiếp và kết nối): nhu cầu có tình yêu, tình bạn, được thuộc về một cộng đồng nào đó.
  • Tầng 4 - Ego (nhu cầu thỏa mãn bản ngã): được người khác ngưỡng mộ, tôn trọng, được cảm thấy khác biệt.
  • Tầng 5 - Self-Actualization (nhu cầu phát triển bản thân): mở mang vốn hiểu biết, khả năng sáng tạo...

Tháp Maslow biến thể (thập niên 90)

thap-maslow-8-tang

3 tầng nhu cầu mới được tô màu vàng. Nguồn: SnapMunk

  • Tầng 5 - Cognitive (nhu cầu trí óc): mở mang vốn hiểu biết về bản thân và thế giới xung quanh.
  • Tầng 6 - Aesthetic (nhu cầu nghệ thuật): được sáng tạo và chiêm ngưỡng cái đẹp.
  • Nhu cầu phát triển bản thân được chuyển lên tầng 7.
  • Tầng 8 - Transcendence (nhu cầu siêu việt, siêu ngã): được cống hiến, phục vụ cho các lý tưởng lớn (về khía cạnh tâm linh, chính trị, văn hóa...)

Áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào việc phát triển bản thân

Theo Maslow, trước khi con người có thể quan tâm về những tầng nhu cầu cao hơn (ví dụ: nhu cầu giao tiếp, nhu cầu bản ngã, nhu cầu siêu ngã...) thì chúng ta cần phải thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản hơn.

Tất nhiên chúng ta không nhất thiết lúc nào cũng phải phát triển theo thứ tự này, bởi cuộc sống vốn đầy những tình huống bất ngờ có thể tác động và tái định hướng cuộc đời chúng ta. Tuy vậy, việc ưu tiên quan tâm đến những nhu cầu cơ bản hơn vẫn là cần thiết.

Vì thế bạn nên tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu căn bản (5 tầng) của mình trước. Ví dụ: bạn nên tập trung học tập và làm việc thật tốt, để đạt được sự đảm bảo về mặt tài chính, trước khi muốn thực hiện các lý tưởng lớn lao hơn; hoặc bạn cần phải giữ sức khỏe, trước khi có thể làm việc hiệu quả.

thap-nhu-cau-maslow

Nguồn: YouTube

Hướng đến đời sống siêu ngã (Transcendence)

Trong cả 2 mô hình chính thống và biến thể, nhu cầu siêu ngã (cống hiến cho các lý tưởng) đều ở tầng cao nhất. Điều này cũng hàm ý rằng về lâu dài, con người chúng ta cần hướng đến một đời sống tâm linh, vượt khỏi những ham muốn đời thường của bản ngã.

Sau đây là những biểu hiện điển hình của một người đang hướng đến đời sống tâm linh siêu ngã:

  • Chấp nhận hoàn toàn con người mình, cả điểm tốt và chưa tốt.
  • Không có nhu cầu kiểm soát mọi thứ.
  • Quan tâm về môi trường và nhân loại.
  • Không bận tâm về các vấn đề bản ngã (không dễ buồn, giận khi bị người khác xúc phạm).
  • Có suy nghĩ dân chủ.
  • Có suy nghĩ phóng khoáng, nhưng không cố tình đi ngược lại những giá trị truyền thống.
  • Có óc sáng tạo.
  • Cảm thấy thoải mái khi ở một mình.
  • Biết cách nuôi dưỡng tình yêu.
  • Điềm đạm, cân bằng, nhưng luôn "cháy" hết mình.
transcendence

Nguồn: Gaia

Bạn cảm thấy mình đã tự đáp ứng được những nhu cầu nào của bản thân rồi? Đâu là những tầng nhu cầu mà bạn đang hướng đến? Hãy cùng chia sẻ trong phần bình luận bên dưới nhé!


Nguồn:

Breakthrough Psychology Program (2018) Personality and personal growth: Maslow's needs.

Business Balls (2018) Maslow's Hierarchy of Needs.

Komninos, A. (2017) Self-actualization: Maslow's Hierarchy of Needs.

McLeod, S. (2018) Maslow's Hierarchy of Needs.

Từ khóa: 

tháp nhu cầu maslow

,

maslow hierarchy of needs

,

abraham maslow

,

transcendence

,

phong cách sống

cảm ơn bài chia sẻ này của chị <3. Em tự thấy bản thân nhu cầu đơn giản (nói vậy chứ cũng phải cố gắng) như ăn, mặc, ở rồi giao lưu giải trí đơn giản, giao tiếp và thương yêu... Mỗi thứ bây giờ k tách ra được nhưng cũng có phân bậc rõ ràng như " có thực mới vực được đạo".
Trả lời
cảm ơn bài chia sẻ này của chị <3. Em tự thấy bản thân nhu cầu đơn giản (nói vậy chứ cũng phải cố gắng) như ăn, mặc, ở rồi giao lưu giải trí đơn giản, giao tiếp và thương yêu... Mỗi thứ bây giờ k tách ra được nhưng cũng có phân bậc rõ ràng như " có thực mới vực được đạo".