"Con thà thất bại trong ước mơ của con, còn hơn là thành công trong ước mơ của mẹ"?

  1. Phong cách sống

Một câu trích dẫn trong bộ phim mình vừa xem. Với mọi người, mọi người sẽ lựa chọn thế nào?

Từ khóa: 

phong cách sống

Có vài lời khó nghe như này:

Ai cũng muốn con mình thành công.

Nhưng con bạn sẽ thất bại mà thôi. Nó có tài cán gì? Bạn có tài cán gì mà đòi thành công?

Thiên hạ này người giỏi, người thành công ít lắm. Không tới 1% đâu.

Đứa thành công nó là con nhà người ta, không phải con bạn.

Nghe lời mình nó cũng thất bại. Không nghe mình nó cũng thất bại.

Đằng nào cũng thất bại thôi. Thế thì cứ để nó thất bại theo cách nó muốn đi. Ít nhất nó còn đỡ trách bạn làm cho nó thất bại.

https://cdn.noron.vn/2023/01/29/2333179934176930-1674990260.png

Trả lời

Có vài lời khó nghe như này:

Ai cũng muốn con mình thành công.

Nhưng con bạn sẽ thất bại mà thôi. Nó có tài cán gì? Bạn có tài cán gì mà đòi thành công?

Thiên hạ này người giỏi, người thành công ít lắm. Không tới 1% đâu.

Đứa thành công nó là con nhà người ta, không phải con bạn.

Nghe lời mình nó cũng thất bại. Không nghe mình nó cũng thất bại.

Đằng nào cũng thất bại thôi. Thế thì cứ để nó thất bại theo cách nó muốn đi. Ít nhất nó còn đỡ trách bạn làm cho nó thất bại.

https://cdn.noron.vn/2023/01/29/2333179934176930-1674990260.png

Anh nghĩ để nói ra điều này thì cả hai đều đang bế tắc. Một bên chưa thành công và ngây thơ tin rằng mình có thể thành công, còn một bên thì chưa thất bại và hồn nhiên tin rằng mình thà thất bại còn hơn là thành công.

Họ chưa nhất trí với nhau trong cách hiểu về "thành công" và "thất bại" nên dù họ có đưa ra lựa chọn ra sao, thì cũng khiến đối phương bị tổn thương cũng như chính bản thân bị thất vọng (trừ khi đạo diễn quyết định là cái kết cần có hậu, ai rồi cũng sẽ hiểu ra với sự chiến thắng của một bên nào đó thì anh không bàn nhé :))

Anh tin câu trích dẫn này đã, đang xuất hiện trong đời thực. Khi khoảng cách thế hệ, những ước mơ dang dở, sự thiếu hiểu biết và lắng nghe lẫn nhau, thiếu hụt về cảm xúc vẫn còn đang tạo nên những vách ngăn rất phổ biến trong không ít gia đình.

Hình như con người hay quên rằng: thành công mà không hạnh phúc thì vô nghĩa, thất bại mà không rút ra được bài học thì vô giá trị, em ạ.

Trong cái film của lệ tổ kia, nó phải là:

Con thà thất bại trong ước mơ của con bằng tiền của mẹ, còn hơn là thành công trong ước mơ của mẹ cũng bằng tiền của mẹ luôn.
Nay tớ cũng mới xem phim này, ấn tượng nhất câu này tuy nhiên đã nghe trên trailer rồi nên k thấy bất ngờ lắm. Câu nói làm tớ nhớ đến mẹ hồi tớ nhập học đại học. Tuy mẹ không có bất kỳ áp đặt nào cho tớ trong việc học. Nhưng nhìn mẹ háo hức cực kỳ, hơn hẳn một cô sinh viên năm nhất như tớ lúc khai giảng qua cái màn hình máy tính ấy thực sự rất khó diễn tả.
Hôm ấy mẹ gọi tớ dậy sớm, vẻ mặt bà chưa bao giờ hớn hở hơn thế. Tớ còn định chạy vào giường làm 1 giấc bởi online mà, tớ không quan tâm cho lắm vì trước đấy hôm nào cũng học onl từ sáng thì mẹ bên cạnh nằm nghe từng chút một dù chỉ là khai giảng online. Có lẽ cuộc đời nợ mẹ một lần được là một cô sinh viên đại học. Mẹ cũng có ước mơ của riêng mình đấy chứ! Trong thời khắc ấy, tớ quyết định sẽ sống tiếp cho ước mơ của mẹ, lấy đó làm động lực mà cố gắng mai sau lo cho mẹ nhiều hơn nữa. 
Từ đó, bất kỳ trải nghiệm nào ở đại học hay ho tớ đều call cho mẹ nghe, từ việc tớ được các bác lái xe bus giúp thế nào cho đến những người bạn cả tốt lẫn không tốt ở đại học. Tớ trân trọng sự hy sinh của người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ Việt, phần nào hiểu được hành động và thái độ của nhân vật bà Nữ trong phim. 

Mình may mắn có bố mẹ khá thoải mái về chuyện này, mọi lựa chọn đều do mình tự quyết định. Tuy nhiên một vài người bạn của mình lại phải nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ để học ngành họ không thích thú gì, mình đã khuyên hết nước hết cái nhưng các bạn đó vẫn quyết định không sống theo mong muốn của bản thân.

Một điểm chung mình thấy ở các bậc phụ huynh như vậy là họ rất khắt khe và bảo thủ, họ cho rằng mình là người từng trải và muốn áp đặt những "kinh nghiệm, góc nhìn" đó lên con mình. Và đáng buồn là đa phần các bạn trong nhóm đó thường không xác định bản thân thích gì, muốn làm gì, chỉ biết không muốn theo sự sắp xếp của bố mẹ nhưng đến cuối vẫn một mực nghe lời. 

Mình thực sự mong tất cả đều có thể dám liều, dám thử dù chỉ một lần sống đúng với mong muốn của bản thân, với sự tự do mà vốn dĩ một người trẻ nên có. Cuộc đời là của mình chứ không phải cuộc đời của bố mẹ, vì vậy mình vẫn sẽ lựa chọn thất bại trong ước mơ của mình, như vậy mình vẫn cảm thấy hài lòng hơn là một thành công gượng ép. 

Nghe phát đậm chất gen Z luôn nhở 😂 Tôi nghĩ các bạn bây giờ có phần mạnh mẽ và bứt phá hơn thế hệ chúng tôi rất nhiều ở độ tuổi như vậy. Tôi cũng vui và tự hào về điều đó, việc các bạn dám chịu trách nhiệm và dám bước đi trên con đường của mình còn xứng đáng hơn nhiều những con đường tơ lụa, hoặc sự sắp xếp của phụ huynh mình. Thoát ra khỏi sự bao bọc cũng là đánh dấu 1 sự trưởng thành. Sinh ra là một điều may mắn, nên việc sống như thế nào nằm ở sự quyết định của bạn, đừng để người khác quyết hộ mình. 

"Thà thất bại" nghe rất dỗi, rất giận hờn, qua lời thoại này mình có thể thấy là nhân vật còn rất trẻ con. Vấn đề không phải ước mơ của mẹ hay ước mơ của con, quan trọng là ước mơ đó là gì, có hão huyền không, nhiều bạn trẻ thấy cái gì đó trông ngầu ngầu rồi muốn được như vậy, thấy ngta làm vậy thành công nên cũng muốn thành công, gọi đó là ước mơ là khát vọng, gọi là cháy hết mình cho tuổi trẻ, sống cho chính mình này nọ, mà ko coi lại năng lực của bản thân, cân nhắc bằng lý trí chứ không phải thích là nhảy vào. Ý của câu nói này có thể đúng cũng có thể sai, tùy vào người nói và hoàn cảnh. Nhưng cách diễn đạt mình không đồng ý, kiểu muốn tổn thương người mẹ hơn là đấu tranh cho ước mơ của mình. 

Ngắn gọn như thế này:

  • Cha mẹ chỉ nên có trách nhiệm tư vấn & cung cấp thông tin cho con trẻ trong giai đoạn chưa trưởng thành. Có nghĩa là uhm, nếu con làm A thì sẽ dc B, nếu con chọn C thì sẽ dẫn đến hậu quả D... Đấy, con tự chọn và chịu trách nhiệm cho qđ của mình => Việc dạy & giáo dục con cái nên là như thế, chứ ko phải ép con theo quyết định của mình (dạy cho trẻ cách tự tìm tòi, quyết định và chịu trách nhiệm cho hành động của mình)
  • Đến tôi là người lớn, sáng thích uống cf sữa VN, mà có đứa cứ kêu tôi đi uống capu, latte với nó tôi còn quạu chứ đừng nói đến chuyện người lớn: con phải học ngành này, phải mặc ra sao, phải nhịn yêu cho đến 18t...
  • Đừng tước đi sự tự do lựa chọn của con cái trên danh nghĩa tình thương, tình thương như thế là độc hại đấy

Trong bài viết trước của mình cũng 1 phần có nội dung tương tự câu này của bạn. Bạn xem phim nhà bà nữ đúng hông?
...... Bài viết của mình thì nói về đạo Tin Lành. Cũng có 1 phần hàm ý v. Nếu 1 ngày con bạn lớn lên và nó nhận ra rằng bấy lâu nay con luôn sống cho niềm tin của bố mẹ. 1 niềm tin mà ngần ấy năm qa con ko cảm nhận được mà chỉ làm theo bố mẹ thì lúc đó sẽ ra s.

Nghe mỗi câu này thôi thì có vẻ hay và ý nghĩa đấy, cơ mà xem hết cả bộ phim đi các bạn sẽ thấy, cứ phải ra ngoài đời nó vả cho mấy phát rồi thì mới biết mình muốn gì và cần gì :D