Cùng nhìn lại những pha thoát chết 'thần kì' vào ngày 11-9-2001: Liệu rằng 'sống chết có số'?

  1. Tâm linh

Theo nhiều thống kê, có khoảng gần 3.000 người tử nạn vào ngày 11-9-2001, ngày mà toà tháp đôi Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở Mỹ bị 2 'con chim sắt' khổng lồ quái ác đâm vào.

Thế nhưng bạn có biết: các thống kê cũng cho biết trung bình một ngày, toà tháp đôi này là nơi làm việc của hơn 50.000 nhân viên thuộc rất nhiều công ty có văn phòng trong toà nhà, cùng khoảng 200.000 khách tham quan. Vậy thì đây chỉ là một may mắn ngẫu nhiên, hay là một phép màu?

Liệu những người thoát chết một cách thần kì vào cái ngày định mệnh ấy đã được Chúa, hoặc một thế lực siêu nhiên nào đó, ra tay bảo vệ họ khỏi cái chết? Sau đây là một vài trường hợp hi hữu thoát chết của không ít người sống sót thảm hoạ 11-9:

zing_fire

Thảm hoạ 11-9-2001 là một kí ức kinh hoàng với nhiều người

1 - Monica O'Leary:

Mỗi khi hồi tưởng lại, Monica luôn tin rằng mình quả là một nhân viên 'may mắn', khi bị ông chủ của mình cho thôi việc vào một buổi sáng Thứ Hai đẹp trời, hôm đó là ngày 10-9-2001. Khi đó, cô đang công tác tại công ty eSpeed Inc., có văn phòng trên tầng 105 tại toà tháp đôi xấu số. Cô đã dành cả buổi sáng hôm sau đó, tức Thứ Ba ngày 11-9-2001, để...ngủ nướng ở nhà và đi cắt tóc, không ngờ rằng mình đã vô tình thoát khỏi một vụ tai nạn thảm khốc.

2 - Greer Epstein:

Trường hợp của Greer Epstein, một nhân viên của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, có văn phòng nằm trên tầng 67 của toà nhà, còn kì diệu hơn. Khi được phỏng vấn, ông đã kể lại rằng vào buổi sáng định mệnh đó, ông đã đi làm rất đúng giờ, nhưng sau khi đến công ty lại quyết định ra khỏi văn phòng để...làm một hơi thuốc lá. Lúc đó là vào gần 9h sáng - thời điểm mà chiếc may bay đầu tiên chuẩn bị đâm vào toà tháp đôi. Nếu như ông chỉ đến công ty đúng giờ, và không ra ngoài hút thuốc, thì mọi việc đã rất khác!

3 - David Gray:

Một nhân viên cố vấn pháp luật tại công ty Washington Square Securities, tên David Gray, đã có một cuộc gặp gỡ với khách hàng của ông tại Trung Tâm Thương Mại vào buổi sáng ngày 11-9-2001. Tuy nhiên, vài ngày trước đó, David đã tập nhảy dây tại nhà và bị té gãy chân. Việc này khiến ông phải 'nằm liệt giường' tại nhà suốt cả tuần trời. Về sau, mỗi khi được hỏi về sự việc ngày hôm đó, ông đều nói rằng ''thật may mắn vì tôi rất dở môn nhảy dây''.

4 - Michael Moy:

Đây đúng nghĩa là một trường hợp 'thoát chết trong gang tấc'. Michael Moy là một lập trình viên của công ty IQ Financial. Văn phòng của công ty anh nằm trên tầng 83 của toà tháp thứ hai. Sau khi toà tháp thứ nhất bị chiếc máy bay đầu tiên đâm vào, nhân viên an ninh đã bắt loa yêu cầu mọi nhân viên trong toà tháp giữ nguyên vị trí, không di chuyển, tin rằng như vậy sẽ an toàn hơn cho họ.

Nhưng Michael và một số đồng nghiệp của mình đã không nghe lời các nhân viên an ninh. Nhóm của anh đã liều mạng theo đường thang bộ thoát hiểm đi xuống. Những người còn lại yên tâm thực hiện theo chỉ thị của nhân viên an ninh, nhưng chỉ không lâu sau đó, chiếc máy bay thứ hai đã đâm vào toà nhà này, những người tuân thủ giữ nguyên vị trí đều bỏ mạng.

5 - Marianne McInerney

Người phụ nữ này đã suýt leo lên chuyến máy bay American Airlines định mệnh nọ (chính là một trong 2 chiếc máy bay đã đâm vào toà tháp), khi cô đang phân vân ra quyết định mua vé máy bay. Vì không muốn chi trả nhiều hơn 1.000 đô cho một vé máy bay, cô cuối cùng đã quyết định mua vé của một hãng máy bay khác, không hề biết rằng mình đã vô tình thoát khỏi bàn tay của bọn khủng bố và quan trọng hơn là, thoát chết.

thap-doi_11-9_foto2

Thời điểm chiếc máy bay thứ 2 chuẩn bị đâm vào toà tháp

Trên đây chỉ là một vài trường hợp, trong số rất nhiều những trường hợp thoát chết hi hữu khác. Mục đích của bài viết này không phải là để khuyến khích người đọc làm việc chểnh mảng nơi công sở để bị đuổi việc, hút thuốc lá, hoạt động thể thao một cách bất cẩn, hay cãi lại yêu cầu của các nhân viên an ninh, mà muốn đặt ra vấn đề là liệu có phải có một thế lực nào đó quyết định sự sống-chết của một con người?

Không ít trường hợp trong những ví dụ kể trên là những người đã thoát chết chỉ trong gang tấc, trong tích tắc. Rõ ràng ông Greer Epstein, vào cái ngày định mệnh đó, vốn đã ngồi chễm chệ trong phòng làm việc, gần như chuẩn bị chờ chết, nếu không nhờ vào điếu thuốc lá nọ.

Hay chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian về lại năm 1945, chiến tranh Thế giới thứ hai, ông Tsutomu Yamaguchi, một nhân viên của công ty Mitsubishi đang có một chuyến công tác dài 3 tháng tại thành phố Hiroshima. Vào ngày 6-8-1945, khi ông chuẩn bị rời khỏi Hiroshima, thì quả bom nguyên tử đầu tiên đã dội xuống thành phố này. Hậu quả là ông đã bị bỏng nặng (do ở cách xa trung tâm thành phố) và sau đó được đưa đến dưỡng thương trong một bệnh viện tại...Nagasaki, thành phố tiếp theo bị bỏ bom. Điều đáng nói là trong cả 2 lần, ông đều đứng tại một khoảng cách xa an toàn so với nơi các quả bom tiếp đất, thế nên cuối cùng vẫn sống sót.

BothABombs

Tsutomu Yamaguchi: người sống sót qua cả 2 quả bom nguyên tử

Vậy thì câu nói 'sống chết có số' lẽ nào là đúng? Hay nó chỉ đơn thuần là một sự ngẫu nhiên, khiến những cá nhân này vô tình thoát chết? Các bạn nghĩ thế nào về vấn đề này?

Từ khóa: 

tháp đôi

,

trung tâm thương mại

,

world trade centre

,

khủng bố 11 tháng 9

,

sống chết có số

,

tâm linh

Theo thống kê thì tấn công làm 2.996 người chết, hơn 6.000 người khác bị thương

-> Mình nghĩ hơn 6000 người này mới đúng là thoát chết thần kì, ở tại 2 tòa tháp đôi bị tấn công mà bị thương thì quả thật rất may mắn. Còn các case đề cập tới thì là nhiều yếu tố ngay tại thời điểm đó tác động đến suy nghĩ và hành vi của họ, dẫn tới việc họ ko đến tòa nhà làm việc vào ngày hôm đó hoặc ko có mặt trong khoảnh khắc hai tòa tháp bị tấn công. 

Trả lời

Theo thống kê thì tấn công làm 2.996 người chết, hơn 6.000 người khác bị thương

-> Mình nghĩ hơn 6000 người này mới đúng là thoát chết thần kì, ở tại 2 tòa tháp đôi bị tấn công mà bị thương thì quả thật rất may mắn. Còn các case đề cập tới thì là nhiều yếu tố ngay tại thời điểm đó tác động đến suy nghĩ và hành vi của họ, dẫn tới việc họ ko đến tòa nhà làm việc vào ngày hôm đó hoặc ko có mặt trong khoảnh khắc hai tòa tháp bị tấn công.