Cuộc  đời các nhà văn kiếm hiệp, cổ trang đằng sau các tác phẩm nổi tiếng

  1. Nghệ thuật

Bởi vì các bài báo đã nói quá nhiều về Kim Dung, hãy dành thời gian tản mạn về câu chuyện bên lề của các nhà văn khác cùng về dòng phim kiếm hiệp hay cổ trang.

Nói đến Kim Dung, có một nhân vật khác hay được đặt lên bàn cân so sánh là Cổ Long. Nếu cuộc đời Kim Dung là toàn hạng nhất với học giỏi, duy có lần bị đuổi học vì viết xấu bộ quy chế nhà trường thì cũng chuyển trường thành công, thì cuộc đời Cổ Long có vẻ nhiều gập ghềnh và khúc khuỷu hơn: từ nhỏ đã pahri chứng kiến cảnh cha mẹ bất hòa, gần 30 tuổi mới bắt đầu là thời điểm chín muồi nhưng ông lại nghiện rượu nặng. Chẳng những thế con đưởng học vấn và tình duyên của Cổ Long cũng không hề đơn giản.

Tương truyền bút danh "Cổ Long" của ông cũng có liên quan đến một người con gái. Trong khi theo học tại Trường chuyên khoa Anh ngữ "Đạm Giang", lớp của ông có một cô tên "Cổ Phụng" là đẹp nhất nhưng lại tỏ ra cô độc,Cổ Long tiếp cận Cổ Phụng nhưng với vóc người lùn thấp (khoảng 1,56 mét), đầu thì to như quả dưa, miệng rộng, mắt hí (các bạn học đặt cho Hùng Diệu Hoa biệt hiệu "Đầu to" ), Cổ Phụng không thèm để mắt đến anh chàng này. Sau đó một thời gian, cha của Cổ Phụng qua đời. Cổ Long hay được tin, mặc dù lúc ấy đang mưa to vội tìm đến nhà Cổ Phụng để an ủi. Lúc Cổ Long đến nhà thăm viếng, vì Cổ Phụng không có người thân nào bên cạnh nên rất xúc động, sà vào lòng của anh ta mà khóc nức nở. Lát sau, Cổ Phụng bớt đi đau thương thì chợt thấy mình đang tựa vào lòng của Cổ Phụng, vì vậy mà vội xê người ra và lên tiếng mời anh ta rời khỏi nhà mình. Cổ Long cố gắng giãi bày, nói rõ tình cảm của mình đối với Cổ Phụng là chân thành và sâu sắc, tuy nhiên Cổ Phụng vẫn không chấp nhận. Cổ Long bèn lập lời thề là nếu không được sống chung với Cổ Phụng, ông sẽ làm cho cô ta mãi mãi nhớ đến mình và bút danh Cổ Long ra đời từ đó. Cũng sau đó không lâu, ông nghỉ học ngay khi còn là SV năm 2.

download


Xa hơn nữa, nếu nói về dòng phim cổ trang nói riêng, có một nhà văn rất nổi tiếng là nữ sĩ Quỳnh Dao. Lớn lên trong một gia đình gia giáo, từ nhỏ được nuôi dưỡng bởi tình yêu thương của cha mẹ, được phát hiện tài năng thơ văn sớm, Quỳnh Dao lại đối mặt với sự thật bại sớm khi suốt những năm cấp 3, bà không thể học toán. Quỳnh Dao trượt đại học 2 lần, lại vướng vào việc hẹn hò cùng thầy giáo, thậm chí từng cùng thày giáo định trốn chạy nhưng bất thành. Quỳnh Dao cũng luôn giữ sự tự ti trong lòng vì em gái bà học rất giỏi ( hiện làm Tiến sĩ Giáo sư về ngành Vật lý bên Mỹ). Quỳnh Dao lấy chồng từ sớm vì dường như tìm được người đồng cảm trong tiếng nói tầm hồn, niềm yêu văn thơ khi mà tất cả thực tại và nền giáo dục đều chống đối và vùi dập bà. Tuy nhiên, Quỳnh Dao cũng phải gánh vác việc gia đình bằng từng đồng viết văn ít ỏi, ít được chồng giúp đỡ và đã dẫn đến cuộc ly hôn của bà với người chồng này.


Tựu chung thì không có ai là hoàn hảo cả nhưng chính những điểm không hoàn hảo đó, những gập ghềnh lại là gia vị giúp những nhà văn này tạo nên những tác phẩm đáng nể. Nếu nhìn xuyên suốt các tác phẩm Cổ Long có thể thấy một sự cô độc, võ công bàn rượu, tác phẩm Quỳnh Dạo lại thấm đẫm sự yêu đương nồng nhiệt như tình đầu bà dành cho thầy giáo hay những chuyện tình mà bà sẵn sàng đắm chìm bất chấp ngăn cản của gia đình.


Từ khóa: 

kim dung

,

cổ long

,

quỳnh dao

,

nghệ thuật