Cuốn sách giả gần đây nhất bạn biết hoặc cầm trên tay là cuốn sách gì?

  1. Sách

Cá nhân mình chưa bao giờ mua trúng phải sách giả, hoặc cũng có thể vì mua nhiều quá chưa kịp săm soi đối chiếu nên chưa phát hiện ra, nhưng có thể nói, trong quá trình tìm hiểu, đọc và tiếp xúc với nhiều thông tin trên nhiều nguồn khác nhau, thì cuốn sách giả mà mình được nghe và biết đến (hay nhắc đến) nhiều nhất đó là cuốn Mật Mã Da Vinci của Dan Brown mà người ta thường hay gọi bằng cái tên gọi rất thân thương là “Dan Nâu”.

7

Mật mã da vinci - Cuốn sách với khả năng lớn là tất cả đều là giả (Nguồn ảnh: Facebook)

Và đó cũng chính là cuốn sách mà cho tới tận lúc này, khi nó đã không còn được bất kỳ NXB hay đơn vị sách nào phát hành nữa, vẫn có vô số người đọc lùng sục tìm mua, dù rằng biết chắc cuốn sách mình mua được sẽ là sách giả, chín mươi chín phẩy chín chín chín phần trăm!

Vấn đề là làm thế nào phân biệt được sách thật sách giả? Và nếu chẳng may bạn vớ phải một cuốn sách giả, cảm giác của bạn sẽ như thế nào? Nhất là khi giá của 2 cuốn ấy lại đều bằng nhau, thậm chí là giá sách giả lại còn đắt hơn?

Gần đây, mình cũng có biết đến một cuốn sách giả của Tao Đàn. Nói là sách giả của Tao Đàn, nhưng đúng hơn thì phải nói là tựa sách của Tao Đàn, nhưng không phải do Tao Đàn in.

Dưới đây là hình ảnh giả và thật của cùng 1 cuốn sách: Tuổi Nước Độc của tác giả Dương Nghiễm Mậu, mà sau khi phát hiện ra, Tao Đàn đã có một công cuộc phân biệt giữa hai cuốn sách này như sau:

1


2

Sách giả có Bìa bằng C150 - mỏng lét in xấu nhòe nhoẹt. Trong khi sách thật bìa bằng giấy Ivory 250 xịn sò, in sắc nét.

3

Sách giả gáy dùng font chữ khác, co chữ nhỏ hơn.

4

Sách giả không có tay gấp, sách thật có tay gấp có thông tin đầy đủ.

6

Sách giả Bìa 4 dùng font chữ khác, nhỏ hơn, in nhòe nhoẹt và không có thông tin của Tao Đàn. Thêm nữa là nội dung bên trong mờ, và trang xi nhê (trang sau cùng của sách) cũng đặt khác chỗ. (Nguồn ảnh: Sách Tao Đàn)

Thực tế cho thấy, một cuốn sách giả thì về cơ bản nó cũng không có gì khác so với cuốn sách thật cho lắm. Nhất là nội dung của nó cũng tương đồng đến 99,99%. Nhất là khi chưa kịp mở ra đọc. Tuy nhiên, chỉ cần tinh ý một chút xíu, là có thể nhận ra ngay sách giả từ hình thức bên ngoài của nó. Cụ thể là ở cái giá bìa rẻ hơn, hay đắt hơn mà nói chung là giá bìa niêm yết trên sách không giống với sách thật. Chưa kể, mực in, hoặc giấy, thậm chí là chỉ cần dựa vào cái gọi là cảm giác, hay giác quan thứ 6. :D Vấn đề là, nhận ra sách giả sách thật rồi, chúng ta - những người đọc chân chính (:D) cảm thấy bao thành quả, công sức và kiến thức của tác giả, cũng như cả “ekip” làm nên nó là đổ sông đổ biển. Nói như thế để thấy rằng, sự phân biệt rõ ràng trắng đen giữa sách thật với sách giả là việc làm vô cùng, hết sức quan trọng.

Có cách nào để phân biệt? Cá nhân mình thì có một vài ý như sau (sau khi đã tham khảo từ nhiều nguồn trên… Google):

9

Nói chung, về cơ bản thì bất cứ ai cũng có thể phân biệt được sách giả sách thật. Chỉ cần cầm lấy cuốn sách, lật ra vài trang. Và rồi, hãy dựa vào cảm giác! Cảm giác có thể nói lên tất cả! :D

Trong suốt những tháng năm đọc sách, bạn đã bao giờ cầm trên tay hay mua phải, sở hữu phải ít nhất một cuốn sách giả? Cảm giác của bạn khi phát hiện ra sách giả là gì? Có phẫn nộ? Hay bình thản bỏ qua và vẫn đọc như bình thường, như đang cầm trên tay một cuốn sách thật? :)

Từ khóa: 

sách thật sách giả

,

phân biệt sách giả

,

tinh hoa việt nam

,

sách