Đặc điểm văn hóa Việt Nam thời tiền sử ( Phần 1 )

  1. Lịch sử

1. Việt Nam thời kì đá cũ

Thời kỳ đá cũ cách nay 50 vạn năm mở đầu lịch sử loài người, chiếm tới 99% lịch sử loài người. trong thời đại đá cũ chia làm 3 giai đoạn sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ. Trong thời đại đá cũ các bộ lạc săn bắt (bắn); hái lượm; dùng đá cuội để chế tác công cụ.

Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác; đã có nhiều hình loại ổn định. Đa số là công cụ chặt; nạo hay cắt; có loại cắt ngang ở một đầu; có loại có lưỡi dọc ở rìa cạnh; có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo rìa tròn của viên cuội; hoặc có lưỡi ở hai đầu.

a, Sơ kì thời đồ đá cũ

Sơ kì đá cũ là thời kì vượn người, thời kì con người đang trong quá trình hình thành về mặt sinh học để trở thành người khôn ngoan trong giai đoạn sau.

Phần lớn các nhà khảo cổ học cho rằng Núi Đọ vừa là nơi cư trú vừa là nơi chế tác công cụ có niên đại so kì đá cũ cách nay khoảng 30-40 vạn năm. Đặc trưng nổi bật của công cụ Núi Đọ trong giai đoạn này: loại hình nghèo nàn, chế tác thô sơ như mảnh tước, công cụ chặt thô (chốp-pơ và chốp-ping), công cụ hình dìu (cleaver), đây cũng là địa điểm không có tầng văn hóa

https://cdn.noron.vn/2021/06/10/88028153136842659-1623311121.png

b, Giai đoạn trung kì và hậu kì đã cũ

Đặc điểm công cụ giai đoạn này chủ yếu là các công cụ ghè đẽo, ít tu chỉnh, công cụ ghè, công cụ hình viên cuội, mũi nhọn và thời điểm này sống bằng hình thức săn bắt, hái lượm là chính

https://cdn.noron.vn/2021/06/10/9050658615252453-1623311244.png
Từ khóa: 

lịch sử

Sắp có phần 2 chưa bạn ơiii
Trả lời
Sắp có phần 2 chưa bạn ơiii

Bạn viết về trống đồng đi ạ ^^

Bạn ra tiếp phần 2 đi bạn

Cậu ơi cậu có thể nói rõ hơn về giai đoạn này không hoặc cậu tìm hiểu qua đâu nói cho tớ biết được k ạ