Đặc điểm văn hóa Việt Nam thời tiền sử ( Phần 2 )

  1. Lịch sử

2. Văn hóa Việt Nam thời kì đá mới

Loài người bước vào thời đại đồ đá mới. Thời đại đá mới được đặc trưng bởi những tiến bộ về phương thức sản xuất cũng như kĩ thuật sản xuất. Toàn trái đất trở nên ấm, ẩm ướt, khí hậu môi trường có những biến đổi lớn, thuận tiện cho sự tồn tại, phát triển của con người, động và thực vật. Thời kì này con người nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre, gỗ…

Kĩ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao, loại hình công cụ nhiều. Đặc biệt con người đã biết làm gốm, thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống định cư, dân số gia tăng. Thời kì đá mới cũng được chia làm ba giai đoạn chính là sơ kì đá mới, trung kì và hậu kì đá mới

a, Giai đoạn sơ kì đá mới

Giai đoạn đầu của thời kì đá mới được đánh dấu bởi sự xuất hiện của hai nền văn hóa tiêu biểu là văn hóa Hòa Bình và văn hóa Quỳnh Văn.

Công cụ đá được làm từ đá cuối ghè đẽo tiết kiệm thành công cụ hình hạnh nhân, công cụ hình đĩa, rìu ngắn, rìu dài, ngoài ra có công cụ núm cuội, chảy nghiền, bàn nghiền. Chính những công cụ sắc bén này đã mở ra ra nghề nông nguyên thủy nước ta.

Người Hòa Bình sống trong các hang đá vôi, mái đá

https://cdn.noron.vn/2021/06/10/88028153136842679-1623311627.png

b, Giai đoạn trung kì đá mới

Văn hóa Đa Bút có niên đại sau văn hóa Hòa Bình và Văn hóa Bắc Sơn cách đây từ 5000 – 6000 năm.

Đặc trưng nổi bật là tầng văn hóa được cấu tạo bởi đất sét pha cát lãn với nhiều vỏ ốc,vỏ hến nước ngọt.

Đồ gốm ra đời trong dòng văn hóa Đa Bút, đây là loại gốm thô pha nhều cát và bã thực vật nặn bằng tay, thành dày, độ nung thấp, hoa văn trang trí rất đơn giản chủ yếu là văn thừng.

https://cdn.noron.vn/2021/06/10/88028153136842682-1623311684.png

c, Giai đoạn hậu kì đá mới

Đây là thời kì tiến bộ vượt bậc với những công cụ đá được mài hoàn chỉnh có hai mặt từ lưỡi đến thân rìu. Giai đoạn này cũng xuất hiện nền văn hóa nổi bật là văn hóa Hạ Long.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học về văn hoá Hạ Long, vào khoảng 5.000-3.000 năm trước, người cổ Hạ Long cư trú chủ yếu trên các cồn cát, đượng cát, bãi triều cửa sông, ven biển, chỉ một số ít sống trong các hang động đá vôi. Họ sống thành những “làng” nhỏ, nhỏ hơn làng của cư dân cùng thời ở trung du và châu thổ Bắc Bộ.

Nét văn hoá đặc trưng của người cổ Hạ Long chính là công cụ đá và đồ gốm.

Từ khóa: 

lịch sử