Đại lễ Phục sinh - Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu

  1. Tâm linh

Thuộc về phạm trù Tôn Giáo, chúng ta đang sống trong “Tuần Thánh” - nằm trong khuôn khổ của mùa Chay, hướng đến Đại lễ Phục sinh theo Đạo Công Giáo.

Đại lễ Phục sinh là một trong những sự kiện quan trọng nhất bên Công Giáo. “Phục Sinh” tức là “Sống lại”. Nhắc đến Lễ Phục sinh, người ta nhắc tới các hình tượng: Thánh giá, trứng Phục sinh, ánh sáng và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. 

Lễ Phục Sinh bắt nguồn từ câu chuyện về Israel - Dân Do Thái

Để có sự “Phục sinh”, tất nhiên phải bắt nguồn từ một cái chết đau thương. Là một biến cố quá khứ, cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu diễn ra đâu đó khoảng năm 30 CN trong sự biến động của Do Thái Giáo tại Palestine thế kỷ thứ nhất. 

Ecce_homo_by_Antonio_Ciseri_(1)

Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu diễn ra vào năm 30 TCN tại Jerusalem, thời quan Phongxiô Philatô


Chúa Giêsu, lúc ấy đang là một vị thầy Tôn giáo, bị bắt ở Jerusalem vì xưng mình là “Vua dân Do Thái” và là “con Thiên Chúa toàn năng”. Sau đó, Người bị xử đóng đinh công khai - một hình thức tử hình của người Rôma. 

thanhgia

Lễ Phục sinh là dấu ấn quan trọng để tưởng niệm Cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô

Ý nghĩa thiêng liêng của Lễ Phục sinh

Ý nghĩa về Tôn Giáo

Tin mừng mô tả cái chết của Chúa Giêsu là một đỉnh cao trong sứ mệnh của Người. 

Cái chết biểu trưng cho sự hy sinh, cho sự thật rằng “Ngài chính là Vua của các Vua”, là “Con Thiên Chúa” và là sự sống. Bất chấp thù nghịch nhắm mình và sự nghiệp rao giảng Kinh Thánh, Chúa Giêsu vẫn trung thành với danh xưng, tín thác vào Thiên Chúa và hy sinh vì tội lỗi của nhân loại, mặc cho họ đã kết án Chúa, đóng đinh Chúa trên cây thập giá.

Đó là dấu tích đặc biệt, là cuộc khổ nạn đau thương để rồi dẫn đến sự vinh quang Phục sinh. 

unnamed

Lễ Phục sinh chứa đựng nhiều ý nghĩa thiêng liêng và là dấu chỉ của tình yêu, sự sống.

Ý nghĩa về cuộc sống thường nhật 

Ngày Lễ Phục sinh là dịp để mỗi người Công Giáo nói riêng và toàn thể mọi người không phân biệt Tôn Giáo nói chung nhìn lại chính mình. 

HÌnh ảnh Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi, mặc cho nhân loại phỉ báng và đóng đinh đến khi Người trút hơi thở cuối cùng thì cho đến ngày hôm nay, chúng ta dường như có thể suy niệm ra rằng: Đó là sự hy sinh đến quên mình. 

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422

Lễ Phục sinh được tổ chức hàng năm vào cuối tháng 3 - đầu tháng 4 trên tất cả các giáo điểm Công Giáo


Tôn Giáo nào cũng hướng con người đến điều thiện, những điều tốt đẹp. Vậy, nếu nhìn từ góc độ khách quan, chúng ta có thể suy niệm rằng: Từ Lễ Phục sinh, mỗi người nên hướng về chính lòng mình. Chúng ta đã bao giờ vì lợi ích chung mà quên đi lợi ích của chính mình hay chưa? Chúng ta có sống chân thật và làm chứng cho sự thật không? 

Lễ Phục sinh là dấu chỉ Tôn Giáo thiêng liêng, đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh mỗi người từ trong tiềm thức: Hướng đến sự cao cả, sự thật, tình yêu và niềm tin. 






Từ khóa: 

đại lễ phục sinh

,

lễ phục sinh

,

tôn giáo

,

tuần thánh

,

trứng phục sinh

,

tâm linh

Cảm ơn bài chia sẻ khá hay của bạn! Mình xin được đính chính hoặc/và nhận xét vài điểm:

  1. Thời gian là CN không phải TCN.
  2. Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng (Euangelion) thì hay hơn. "Kinh Thánh" lúc đó của họ là TaNaK: Lề luật Môise (Torah) + các tiên tri (Nevi'im)+ các ghi chép khác (Ketuvim) của Do Thái giáo (Cựu Ước của Công giáo). Cũng đúng, nhưng Chúa Giêsu "kiện toàn" Lề luật chứ không chỉ giảng Lề luật Môisê như các thượng tế, kinh sư Do Thái.
  3. Ngoài ra có một luận điểm mình chưa hoàn toàn đồng ý và muốn bàn luận thêm xíu: "Tôn giáo nào cũng hướng con người đến điều thiện." Cái này khá tương đối. Ví dụ các vị thần trong tôn giáo cổ Hy Lạp vẫn làm những điều "không tốt" như ghen tị, thù hằn, hiếp dâm, etc. Và sự thật là chính nhiều triết gia Hy Lạp chỉ ra và phê phán. Plato ghi chép việc Socrates phản biện Euthyphro rằng cái nào là cái tốt khi mà các vị thần mỗi người một ý? Hay ví dụ như tôn giáo cổ La Mã cũng tương tự. Và thậm chí sử gia Mary Beard nhận xét rằng nó chẳng phải là một tôn giáo có hệ thống tín lý gì và niềm tin gì cả; mà chỉ là những quy tắc để làm hài lòng các thần. Tôn giáo cổ Etruscô cũng tương tự. Như thế thì mình nghĩ có những tôn giáo không nhằm hướng luân lý con người đến đâu cho bằng nhắm đến việc tương quan với thần linh mà thôi :-? (Thật ra hình như mình cũng đã có nghe có linh mục Công giáo dùng đúng luận điểm đó nói rằng người Công giáo chỉ hướng đến việc về quê trời, không phải mục tiêu là "sống tốt". Thật ra cái này là cách nói sốc; chứ nếu ai "về quê trời" được tức là phải sống tốt rồi. Nên đây là một trường hợp khác, không giống các ví dụ như mình kể trên).
Trả lời

Cảm ơn bài chia sẻ khá hay của bạn! Mình xin được đính chính hoặc/và nhận xét vài điểm:

  1. Thời gian là CN không phải TCN.
  2. Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng (Euangelion) thì hay hơn. "Kinh Thánh" lúc đó của họ là TaNaK: Lề luật Môise (Torah) + các tiên tri (Nevi'im)+ các ghi chép khác (Ketuvim) của Do Thái giáo (Cựu Ước của Công giáo). Cũng đúng, nhưng Chúa Giêsu "kiện toàn" Lề luật chứ không chỉ giảng Lề luật Môisê như các thượng tế, kinh sư Do Thái.
  3. Ngoài ra có một luận điểm mình chưa hoàn toàn đồng ý và muốn bàn luận thêm xíu: "Tôn giáo nào cũng hướng con người đến điều thiện." Cái này khá tương đối. Ví dụ các vị thần trong tôn giáo cổ Hy Lạp vẫn làm những điều "không tốt" như ghen tị, thù hằn, hiếp dâm, etc. Và sự thật là chính nhiều triết gia Hy Lạp chỉ ra và phê phán. Plato ghi chép việc Socrates phản biện Euthyphro rằng cái nào là cái tốt khi mà các vị thần mỗi người một ý? Hay ví dụ như tôn giáo cổ La Mã cũng tương tự. Và thậm chí sử gia Mary Beard nhận xét rằng nó chẳng phải là một tôn giáo có hệ thống tín lý gì và niềm tin gì cả; mà chỉ là những quy tắc để làm hài lòng các thần. Tôn giáo cổ Etruscô cũng tương tự. Như thế thì mình nghĩ có những tôn giáo không nhằm hướng luân lý con người đến đâu cho bằng nhắm đến việc tương quan với thần linh mà thôi :-? (Thật ra hình như mình cũng đã có nghe có linh mục Công giáo dùng đúng luận điểm đó nói rằng người Công giáo chỉ hướng đến việc về quê trời, không phải mục tiêu là "sống tốt". Thật ra cái này là cách nói sốc; chứ nếu ai "về quê trời" được tức là phải sống tốt rồi. Nên đây là một trường hợp khác, không giống các ví dụ như mình kể trên).

sâu sắc!