Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp trong công tác xã hội là gì ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực xã hội. Trong đạo đức, sự cần thiết xã hội, những nhu cầu lợi ích của xã hội hoặc của giai cấp biểu hiện dưới hình thức những quy định và những sự đánh giá đã được mọi người thừa nhận và thành hình một cách tự phát, được củng cố bằng sức mạnh và tấm gương của quần chúng, của thói quen, phong tục, dư luận xã hội. Cũng như mọi ngành nghề tồn tại trong xã hội, đặc biệt là những nghề có mối liên hệ xã hội sâu rộng, công tác xã hội cần thiết phải xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức của mình. Các tiêu chuẩn đạo đức (hay còn gọi là các chế định đạo đức) có thể tồn tại ở dạng thành văn, được công bố chính thức và rộng rãi trong toàn xã hội, cũng có thể chỉ tồn tại dưới dạng những quy ước ngầm thông qua các hành vi ứng xử và sự chấp nhận trong cộng đồng. Nhưng dù tồn tại dưới dạng nào thì những tiêu chuẩn đó vẫn phải phản ánh mức độ chuyên nghiệp hóa của nghề nghiệp và thể hiện được mong muốn của xã hội đối với nghề. Tính chuyên nghiệp và ảnh hưởng xã hội của nghề càng cao thì yêu cầu về sự chuẩn hóa càng lớn. Do vậy, một nghề cụ thể khi phát triển đến một trình độ nhất định bao giờ cũng phải xây dựng cho mình những bảng tiêu chuẩn nghề nghiệp cụ thể. Trong đó, tiêu chuẩn đạo đức nghề luôn được đặt lên hàng đầu. Trong thời điểm hiện nay, khi công tác xã hội ở nước ta đang bắt đầu những bước đi đầu tiên, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cần phải được nhận thức một cách đầy đủ hơn bao giờ hết. Theo chúng tôi, đạo đức trong công tác xã hội hay nói cách khác, các chế định đạo đức của công tác xã hội bao gồm một hệ thống các giá trị, nguyên tắc và một tập hợp các chuẩn mực hành vi. Chúng được sắp xếp theo ba cấp độ trong các văn bản quy định về đạo đức của các hội nghề nghiệp công tác xã hội ở các quốc gia. Trong đó, hệ thống các điều khoản quy định các chuẩn mực hành vi đạo đức thường được nói tới nhiều hơn cả.
Trả lời
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực xã hội. Trong đạo đức, sự cần thiết xã hội, những nhu cầu lợi ích của xã hội hoặc của giai cấp biểu hiện dưới hình thức những quy định và những sự đánh giá đã được mọi người thừa nhận và thành hình một cách tự phát, được củng cố bằng sức mạnh và tấm gương của quần chúng, của thói quen, phong tục, dư luận xã hội. Cũng như mọi ngành nghề tồn tại trong xã hội, đặc biệt là những nghề có mối liên hệ xã hội sâu rộng, công tác xã hội cần thiết phải xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức của mình. Các tiêu chuẩn đạo đức (hay còn gọi là các chế định đạo đức) có thể tồn tại ở dạng thành văn, được công bố chính thức và rộng rãi trong toàn xã hội, cũng có thể chỉ tồn tại dưới dạng những quy ước ngầm thông qua các hành vi ứng xử và sự chấp nhận trong cộng đồng. Nhưng dù tồn tại dưới dạng nào thì những tiêu chuẩn đó vẫn phải phản ánh mức độ chuyên nghiệp hóa của nghề nghiệp và thể hiện được mong muốn của xã hội đối với nghề. Tính chuyên nghiệp và ảnh hưởng xã hội của nghề càng cao thì yêu cầu về sự chuẩn hóa càng lớn. Do vậy, một nghề cụ thể khi phát triển đến một trình độ nhất định bao giờ cũng phải xây dựng cho mình những bảng tiêu chuẩn nghề nghiệp cụ thể. Trong đó, tiêu chuẩn đạo đức nghề luôn được đặt lên hàng đầu. Trong thời điểm hiện nay, khi công tác xã hội ở nước ta đang bắt đầu những bước đi đầu tiên, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cần phải được nhận thức một cách đầy đủ hơn bao giờ hết. Theo chúng tôi, đạo đức trong công tác xã hội hay nói cách khác, các chế định đạo đức của công tác xã hội bao gồm một hệ thống các giá trị, nguyên tắc và một tập hợp các chuẩn mực hành vi. Chúng được sắp xếp theo ba cấp độ trong các văn bản quy định về đạo đức của các hội nghề nghiệp công tác xã hội ở các quốc gia. Trong đó, hệ thống các điều khoản quy định các chuẩn mực hành vi đạo đức thường được nói tới nhiều hơn cả.