Đề tài trên IEEE khi open-source cần đính kèm giấy phép nào (MIT,...) để người khác kế thừa đều phải trích dẫn nguồn, và tác giả bài báo được truy cập phần kế thừa thêm?

  1. Công nghệ thông tin

  2. Lập trình

  3. Luật pháp

  4. Khoa học

  5. Phát triển sản phẩm

Mình là tác giả chính của 1 bài báo khoa học đã được đăng tải trên website IEEE về lĩnh vực Edge-AI và IoT gần đây. Do đề tài của mình chứa mã nguồn và thiết kế phần cứng, mình muốn open-source nó cho cộng đồng thì phải đính kèm giấy phép (license) nào? Để sao cho người khác sử dụng phải ghi tên tác giả là mình, và phần code họ cải tiến mình phải có quyền truy cập sử dụng. Mã nguồn của mình có sử dụng các câu lệnh thuộc thư viện của bên thứ ba, nhưng mình đã tự viết giải thuật riêng, như vậy có cần phải đính kèm cả giấy phép cho các thư viện này không? Biết rằng tác giả của các bộ thư viện đó không hề đính kèm giấy phép nào.

Từ khóa: 

license

,

open-source

,

công nghệ thông tin

,

lập trình

,

luật pháp

,

khoa học

,

phát triển sản phẩm

Lưu ý đầu tiên, không có bất cứ giấy phép nào bắt buộc bất cứ ai khi sử dụng open source (dù là một phần hay tất cả, dù có cải tiến hay copy nguyên xi) phải cho tác giả (hoặc bất cứ ai khác) quyền truy cập vào mã nguồn của người ta. Tức có nghĩa là bạn không thể yêu cầu những người sử dụng và cải tiến mã nguồn của bạn phải cho bạn quyền truy cập. Cái này không chỉ giấy phép nguồn mở mà nguồn đóng cũng vậy.

Tuy nhiên, nếu người ta tiếp tục công bố phiên bản mới mà có sử dụng mã nguồn mở của bạn và nếu bạn sử dụng giấy phép GNU GPL thì người ta sẽ phải link đến mã nguồn ban đầu của bạn để ghi công. Nói rõ hơn, chỉ khi người ta công bố phần mềm mới thì họ mới phải bị ép phải ghi công bạn, còn nếu họ không công bố thì không cần.

Nếu đó là điều bạn mong muốn thì bạn hãy tìm hiểu kỹ thêm về giấy phép GNU GPL. Còn nếu bạn không cần người ta link (có cũng được không có cũng được), thì những giấy phép như MIT hay BSD là đủ.

Thực tế thì dù có giấy phép MIT thì mình thấy người ta cũng sẵn sàng link đến các nguồn mở khác, chẳng có vấn đề gì cả.

Khác biệt lớn nhất của MIT với GNU GPL nằm ở chỗ sự công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Với GNU GPL thì cộng đồng vẫn công nhận quyền sở hữu trí tuệ là của bạn, nhưng tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Còn với MIT hay BSD thì bạn không cần ai phải công nhận quyền sở hữu trí tuệ của bạn.

Vấn đề nằm ở chỗ, nếu một người nào đó muốn đóng góp vào xây dựng và bổ sung nguồn mở của bạn, mà họ gặp giấy phép GNU GPL thì nhiều khi họ chẳng muốn đóng góp, bởi sự rắc rối của quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ như tôi bổ sung thêm vào code của bạn đến hơn 50% ở phiên bản mới nhất, rồi tôi sử dụng phiên bản đó vào phần mềm của tôi, nhưng tôi vẫn phải ghi nhận bạn là có quyền sở hữu trí tuệ trên cái nguồn mở mà bạn chỉ có nắm dưới 50%, vậy thì công bằng ở đâu?

Nói chung là tùy người thôi.

Trả lời

Lưu ý đầu tiên, không có bất cứ giấy phép nào bắt buộc bất cứ ai khi sử dụng open source (dù là một phần hay tất cả, dù có cải tiến hay copy nguyên xi) phải cho tác giả (hoặc bất cứ ai khác) quyền truy cập vào mã nguồn của người ta. Tức có nghĩa là bạn không thể yêu cầu những người sử dụng và cải tiến mã nguồn của bạn phải cho bạn quyền truy cập. Cái này không chỉ giấy phép nguồn mở mà nguồn đóng cũng vậy.

Tuy nhiên, nếu người ta tiếp tục công bố phiên bản mới mà có sử dụng mã nguồn mở của bạn và nếu bạn sử dụng giấy phép GNU GPL thì người ta sẽ phải link đến mã nguồn ban đầu của bạn để ghi công. Nói rõ hơn, chỉ khi người ta công bố phần mềm mới thì họ mới phải bị ép phải ghi công bạn, còn nếu họ không công bố thì không cần.

Nếu đó là điều bạn mong muốn thì bạn hãy tìm hiểu kỹ thêm về giấy phép GNU GPL. Còn nếu bạn không cần người ta link (có cũng được không có cũng được), thì những giấy phép như MIT hay BSD là đủ.

Thực tế thì dù có giấy phép MIT thì mình thấy người ta cũng sẵn sàng link đến các nguồn mở khác, chẳng có vấn đề gì cả.

Khác biệt lớn nhất của MIT với GNU GPL nằm ở chỗ sự công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Với GNU GPL thì cộng đồng vẫn công nhận quyền sở hữu trí tuệ là của bạn, nhưng tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Còn với MIT hay BSD thì bạn không cần ai phải công nhận quyền sở hữu trí tuệ của bạn.

Vấn đề nằm ở chỗ, nếu một người nào đó muốn đóng góp vào xây dựng và bổ sung nguồn mở của bạn, mà họ gặp giấy phép GNU GPL thì nhiều khi họ chẳng muốn đóng góp, bởi sự rắc rối của quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ như tôi bổ sung thêm vào code của bạn đến hơn 50% ở phiên bản mới nhất, rồi tôi sử dụng phiên bản đó vào phần mềm của tôi, nhưng tôi vẫn phải ghi nhận bạn là có quyền sở hữu trí tuệ trên cái nguồn mở mà bạn chỉ có nắm dưới 50%, vậy thì công bằng ở đâu?

Nói chung là tùy người thôi.

Chào bạn, đọc câu hỏi của bạn thì mình nghĩ đến anh

Kha Nguyen
và anh
Nguyễn Tấn Minh Tiến
mình đã mời hai anh chia sẻ, bạn đợi nhé.