Dịch Chuyển Tức Thời Con Người Có Khả Thi Không

  1. Khoa học

Liệu công nghệ này có xuất hiện trong tương lai ? và nó có vi phạm các định luật vật lý ?

Đầu tiên chúng ta sẽ phân tích các yếu tố cần để thực hiện công nghệ Dịch chuyển tức thời.

1/ Con người "là gì" ?

unnamed



Muốn Copy - paste bất kì thứ gì, bạn phải có đầy đủ thông tin về nó. Nếu không quá trình paste sẽ không thể thực hiện được. Con người về bản chất chỉ là tập hợp của các nguyên tử mà thôi. Vì vậy từ bài toán dịch chuyển con người chúng ta sẽ quy về dịch chuyển lượng tử.

Vậy hạt tạo nên chúng ta là gì ? Đó chính là Quark : loại hạt cơ bản sơ cấp nhất và là một thành phần cơ bản của mọi vật chất.

Các quark kết hợp với nhau tạo nên các hạt tổ hợp, và những hạt ổn định nhất chính là proton và neutron – thành phần của hạt nhân nguyên tử.

giphy

ADN bản chất cũng chỉ là tập hợp của các nguyên tử.

Trong cơ thể mỗi chúng ta có trung bình khoảng 10 ^ 29 hạt Quark. Vậy nên chỉ cần nắm bắt thông tin đầy đủ chúng là dịch chuyển tức thời sẽ thành công?

2/ Rào cản đầu tiên : Lưu trữ thông tin

Sau khi đã copy toàn bộ thông tin về 10^29 hạt Quark, chúng ta sẽ phải lưu trữ nó trước khi dịch chuyển đến nơi khác, ta chỉ được phép xóa thông tin này sau khi đã thành công mà thôi.

Có 2 cách lưu trữ hiện nay, đó là lưu trữ trên internet ( đám mây ) và ổ cứng.

Với cách 1 : Internet

Giả sử chúng ta có thể lưu trữ tất cả thông tin trạng thái cần thiết của một Quark duy nhất vào trong 2 byte (16 bit). Vậy khi vừa lưu trữ và vừa vận chuyển số dữ liệu đầy đủ của một con người sẽ tốn khoảng 2 nhân 10^29 Byte tức là 20.000 Yottabyte dữ liệu hoặc 1 tỷ Zettabyte (ZB).

Một báo cáo gần đây của Cisco thống kê rằng năm 2020 chỉ có 5 ZB dữ liệu được buôn bán trên Internet. Vì vậy, hiện tại khối lượng dữ liệu để lưu trữ trạng thái của tất cả các hạt trong cơ thể con người vượt quá khả năng xử lý của tất cả các hệ thống mạng thế giới với bội số là 200 triệu lần.

Với cách 2 : Ổ cứng

Nếu sử dụng cách thức lưu trữ bằng ổ cứng từ tính - loại rẻ nhất mà loài người biết đến, một Yottabyte dữ liệu sẽ có giá 100T đô la - đó là Trillion đô la (một nghìn tỷ). Nhưng chúng ta không phải chỉ cần một YB duy nhất, mà cần đến 20.000 YB chỉ để nắm bắt thông tin trạng thái của đối tượng cần di chuyển, đó còn là trường hợp giả định khả quan nhất về tổng số dữ liệu của một con người cần lưu trữ.

Tổng GDP toàn cầu năm 2019 chỉ là 86,6 Triliion đô la, tức là chúng ta vẫn cần một khoản vay bằng cả GDP của Hoa Kỳ năm 2008 - chỉ để lưu trữ 0,05% trạng thái nguyên tử cho một con người.

blog_journey-together_attributes-of-god

Có vẻ giá trị của chúng ta khá là đắt đỏ.

3/ Rào cản thứ hai : tốc độ mạng

Các thiết bị của chúng ta hiện tại chỉ gửi được một bit mỗi lần, nối tiếp nhau. Theo Einstein - chúng ta biết giới hạn tốc độ truyền dữ liêu luôn nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ ánh sáng trong chân không. Trong cáp quang, nó lại chậm hơn nhiều (do chỉ số khúc xạ của các sợi cáp) và chỉ đạt tối đa khoảng 2/3 tốc độ ánh sáng trong chân không. Liên kết truyền dẫn cáp quang nhanh nhất hiện tại là 255 Tb / s.

Nếu sử dụng các liên kết nhanh nhất này để kết nối giữa máy quét và mảng lưu trữ, chúng ta có thể chuyển thông tin của 1 người chỉ trong ...3,17 tỷ năm. Tất nhiên, chúng ta sẽ cố gắng xây dựng nhiều nhóm liên kết hơn - nhưng thậm chí nếu có thể đạt tới 1000 liên kết trong không gian vật lý có sẵn - thời gian sẽ giảm xuống nhưng vẫn cần 3 triệu năm.

4/Rào cản thứ ba : Ý thức

Ý thức là gì? nó có phải vật chất không ?có phải là hệ quả của quá trình hình thành vật chất hay không ? Nếu nó không phải vật chất thì làm sao ta tương tác được với nó để sao chép dữ liệu ?

Liệu copy 100% não bộ thì ý thức cũng được tái hiện lại y nguyên ở phía bên kia cổng dịch chuyển? Có lẽ câu hỏi này sẽ làm đau đầu tất cả các nhà vật lý đam mê ý tưởng này.

Nhưng nếu giả sử bỏ qua "tính nhân đạo", chúng ta chỉ cần dịch chuyển được cơ thể còn sống, không cần biết nó có còn là con người hay không thì bạn vẫn gặp phải rào cản thứ tư.

4/ Rào cản cuối cùng : nguyên lý bất định của Heisenberg

Tôi cố tình để 3 rào cản kia đầu tiên để không làm cụt hứng các bạn ! vì rào cản 1 và 2 hoàn toàn có thể xử lý được, tiền và thời gian không thành vấn đề với loài người. Còn rào cản 3 thì Trung Quốc cũng hoàn toàn có thể vượt qua.

Nhưng nguyên lý bất định lại là "bức tường" vững chắc không thể phá vỡ, khiến công nghệ này khó có thể trở thành hiện thực.

heisenberg-26016742

Đây là vẻ mặt bạn sẽ phải đối diện, nếu muốn vượt qua nguyên lý bất định.

Muốn biết đầy đủ thông tin của 10^29 hạt Quark bạn cần biết chính xác vị trí và vận tốc, để nắm bắt trạng thái của chúng, sau đó truyền thông tin đó đến một địa điểm ở xa, cuối cùng phải thực hiện quy trình ghép tất cả các quark đó lại, dĩ nhiên phải ghép chính xác mọi vị trí và tính toán chuẩn xác vận tốc chuyển động của mọi hạt Quark.

Nhưng Heistenberg đã chứng minh rằng ta không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc của một hạt vào cùng một lúc.

Tức là bạn đo được vị trí thì vận tốc sẽ không còn chính xác nữa và ngược lại .

Sự khác biệt về DNA ở loài người là ~ 1%, giữa người và vượn là ~ 1,2% và với một con mèo là 10%. Điều này có nghĩa nếu bạn sao chép dữ liệu bị lỗi dù chỉ là nhỏ nhất, bạn cũng có thể trở thành một con vượn theo nghĩa đen.

unnamed (1)

Đây sẽ là BẠN, nếu dịch chuyển chỉ sai số 1,2% về ADN.

Tóm lại, dịch chuyển tức thời vẫn chỉ là viễn tưởng và phi thực tế mà thôi, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.

_______________________

Trường Vũ dịch thuật và tổng hợp, dựa theo nguồn :

What advances in physics and other sciences are required to make teleportation a reality? - Quora

www.quora.com

Từ khóa: 

dịch chuyển tức thời

,

quark

,

lượng tử

,

dịch chuyển lượng tử

,

nguyên lý bất định

,

khoa học

Anh có bài viết , bài báo hay đại loại cái gì đó liên quan đến nguyên lí bất định không ạ. Em muốn tìm hiểu rõ hơn.
Trả lời
Anh có bài viết , bài báo hay đại loại cái gì đó liên quan đến nguyên lí bất định không ạ. Em muốn tìm hiểu rõ hơn.

Cho mình hỏi là tại sao rào cản thứ 3 thì Trung Quốc hoàn toàn có thể vượt qua ? do công nghệ AI hay gì ạ?