Điều giống và khác nhau giữa Thỏa hiệp và Thay đổi kỳ vọng?

  1. Phong cách sống

Trong công việc, cuộc sống không phải lúc nào mọi thứ cũng suôn sẻ như kế hoạch đề ra. Mọi thứ luôn biến đổi, và khi theo chiều hướng xấu, nhiều khó khăn hơn thì có một khái niệm mà chúng ta thường nói với nhau là "Handle expectation" hay là thay đổi/ giảm bớt kỳ vọng xuống.

Trong lần nói chuyện gần nhất, một người anh có nói rằng, hãy cẩn thận vì có thể dẫn tới "thỏa hiệp"

Theo bạn, sự giống và khác nhau giữa thỏa hiệp và thay đổi kỳ vọng là gì?

Từ khóa: 

phát triển bản thân

,

kỳ vọng

,

phong cách sống

Đầu tiên, tạm bỏ qua sự tương đồng về ý nghĩa từ vựng... Suy cho cùng thì nó cùng mang một ý nghĩa, nên nếu thảo luận về từ vựng thì không đi tới đâu cả. Phần còn lại của trả lời tôi tập trung vào ý nghĩa trong ngữ cảnh công việc hơn.

Hãy xét mối tương quan đối với 'goal' - đích đến sau cùng. Đó có thể là một mục tiêu phi thực tế, không thể đạt được, nhưng mọi người cùng cố gắng và tin tưởng rằng họ sẽ làm được. Để đảm bảo đạt được goal, họ mới thiết lập định hướng, và phân nhỏ ra các phần dễ thực hiện hơn (tạm hiểu là phân task trong công việc). Mỗi task lại có target của nó, và target có thể hiểu là mục tiêu ngắn hạn.

Điểm nhấn của vấn đề nằm ở chỗ, target có thể thay đổi theo tình hình. Đây là hai trường hợp:

1, Có thể vì task đó quá khó thực hiện, nhưng nếu task đó đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hướng đến goal, chúng ta có thể chia nhỏ nó ra thành nhiều task nhỏ hơn. Như vậy, kỳ vọng từ target lớn đã bị thay đổi và tạm chuyển thành target nhỏ hơn, nhưng sau vài task thì có thể quay lại target ban đầu.

2, Có thể vì task đó khá ít quan trọng, có cũng được, không có cũng ổn, và mọi người quyết định giảm độ ưu tiên xuống. Khi đó, kỳ vọng của task cũng bị giảm xuống, để hoàn thành MVP của nó sớm nhất rồi chuyển qua task khác.

Cả hai trường hợp trên đều có một đặc điểm chung: Là goal không thay đổi. Cái mục tiêu lớn, cái mục tiêu hình thành project đó phải không được thay đổi. Vì nếu goal thay đổi, thì project đó không còn là project lúc đầu nữa.

Vậy, quan trọng nhất là bạn xét mối tương quan giữa việc thay đổi kỳ vọng với cái goal đã được định hình và thống nhất từ đầu.

Tôi ước gì bạn đưa ra một ví dụ cụ thể, để tôi phân tích dựa trên đó cho dễ hiểu. Vì hiện chưa có, nên tôi tạm chọn đại một ví dụ để phân tích: Project làm một cái ghế.

Goal: Một cái ghế sử dụng lâu bền và người ngồi cảm thấy thoải mái.

Như vậy cái ghế có thể là ghế nhựa, gỗ hay salon. Nó có thể có bánh xe hoặc không. Nó có thể chuyển chế độ từ dạng đứng cứng ngắc đến dạng có thể lắc lư chút đỉnh.

Có nghĩa là có rất nhiều phiên bản cái ghế, mà trong quá trình làm việc người ta có thể thêm hoặc bớt, nhưng cái goal ban đầu kia phải không thay đổi.

Trả lời

Đầu tiên, tạm bỏ qua sự tương đồng về ý nghĩa từ vựng... Suy cho cùng thì nó cùng mang một ý nghĩa, nên nếu thảo luận về từ vựng thì không đi tới đâu cả. Phần còn lại của trả lời tôi tập trung vào ý nghĩa trong ngữ cảnh công việc hơn.

Hãy xét mối tương quan đối với 'goal' - đích đến sau cùng. Đó có thể là một mục tiêu phi thực tế, không thể đạt được, nhưng mọi người cùng cố gắng và tin tưởng rằng họ sẽ làm được. Để đảm bảo đạt được goal, họ mới thiết lập định hướng, và phân nhỏ ra các phần dễ thực hiện hơn (tạm hiểu là phân task trong công việc). Mỗi task lại có target của nó, và target có thể hiểu là mục tiêu ngắn hạn.

Điểm nhấn của vấn đề nằm ở chỗ, target có thể thay đổi theo tình hình. Đây là hai trường hợp:

1, Có thể vì task đó quá khó thực hiện, nhưng nếu task đó đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hướng đến goal, chúng ta có thể chia nhỏ nó ra thành nhiều task nhỏ hơn. Như vậy, kỳ vọng từ target lớn đã bị thay đổi và tạm chuyển thành target nhỏ hơn, nhưng sau vài task thì có thể quay lại target ban đầu.

2, Có thể vì task đó khá ít quan trọng, có cũng được, không có cũng ổn, và mọi người quyết định giảm độ ưu tiên xuống. Khi đó, kỳ vọng của task cũng bị giảm xuống, để hoàn thành MVP của nó sớm nhất rồi chuyển qua task khác.

Cả hai trường hợp trên đều có một đặc điểm chung: Là goal không thay đổi. Cái mục tiêu lớn, cái mục tiêu hình thành project đó phải không được thay đổi. Vì nếu goal thay đổi, thì project đó không còn là project lúc đầu nữa.

Vậy, quan trọng nhất là bạn xét mối tương quan giữa việc thay đổi kỳ vọng với cái goal đã được định hình và thống nhất từ đầu.

Tôi ước gì bạn đưa ra một ví dụ cụ thể, để tôi phân tích dựa trên đó cho dễ hiểu. Vì hiện chưa có, nên tôi tạm chọn đại một ví dụ để phân tích: Project làm một cái ghế.

Goal: Một cái ghế sử dụng lâu bền và người ngồi cảm thấy thoải mái.

Như vậy cái ghế có thể là ghế nhựa, gỗ hay salon. Nó có thể có bánh xe hoặc không. Nó có thể chuyển chế độ từ dạng đứng cứng ngắc đến dạng có thể lắc lư chút đỉnh.

Có nghĩa là có rất nhiều phiên bản cái ghế, mà trong quá trình làm việc người ta có thể thêm hoặc bớt, nhưng cái goal ban đầu kia phải không thay đổi.

Theo mình hiểu thì kiểu như này. (Lười thì đọc câu cuối thôi cũng đc 😎)
Hội F.A kiếm ng yêu thường đặt ra tiêu chuẩn ng yêu phải đẹp, phải cao, phải học thức, 3 vòng này nọ, nhà mặt tiền, con gái 1, nhà ko có chó, bố mẹ dễ tính, vân vân và mây mây....
Sau 1 thời gian, tất nhiên cao quá, nên ế "sặc máu" ra. Nên bắt đầu bỏ bớt 1 số tiêu chuẩn kiểu thôi, ko cần phải cao lắm, đẹp là đủ,... Đó là giảm kỳ vọng.
Sau 1 thời gian, thì vẫn còn cao, nên giảm tiếp, thôi xinh xinh hợp nhau là đc. Đó tiếp tục là giảm kỳ vọng.
Đến 1 lúc, đột nhiên mọi người ko nhắc đến chuyện lấy vợ nữa, tuổi thì băm mấy nhát, nhìn lại mới thấy chưa có mảnh tình vắt vai. Lúc đó, mới chợt nhận ra. Thôi ế thật rồi. Những cô gái mình từng chê lên chê xuống giờ đây cũng chẳng thể với đến đc. Lúc này mặc dù vẫn muốn có ng yêu có 1 số tiêu chuẩn nhưng nhận ra khó có thể đạt đc nữa nên thôi "Chỉ cần gái là đc" (như thường thấy nói trên mạng). Lúc này bản thân đã tự thỏa hiệp với chính mình.
* Túm lại, theo mình, với mục đích chính là có bồ, thì giảm kỳ vọng là hạ tiêu chuẩn, thỏa hiệp là chấp nhận dưới tiêu chuẩn miễn sao có bồ là đc.
*😉*