Digital 4.0 - Recap Module B7 Phân biệt giữa kênh truyền thống và kênh trực tuyến

  1. Marketing

Thời gian: 1h30ph

Trainer: Võ Thái Thảo

Đối tượng:

Chủ doanh nghiệp hoặc nhân viên của công ty vừa tới siêu nhỏ, người có ý định kinh doanh, sinh viên năm cuối

Lưu ý:

Bài học này rất cơ bản về các kênh truyền thông, được thiết kế cho các bạn đang kinh doanh nhỏ tới siêu nhỏ nắm được những kiến thức nền tảng về các kênh truyền thông

Mình vừa đi học lớp B7 của khóa Digital 4.0 của Google nên muốn take note lại cho các bạn chưa có thời gian tham dự hoặc muốn review sau lớp học. Mình cũng muốn nhấn mạnh một lần nữa là lớp này cung cấp kiến thức rất nền tảng cho các bạn tay ngang chưa hiểu nhiều về truyền thông/marketing đang muốn học để phục vụ cho việc phát triển business vừa tới siêu nhỏ. Để cho dễ hiểu mình sẽ đối chiếu những kiến thức trong khóa học với hoạt động của Sen và Gốm để mọi người dễ hình dung.

Okay bỏ qua phần ice-breaking thì mình đi vào kiến thức chính nha. Khi mở một cửa hàng thì để có khách hàng thì mình cần marketing để nhiều người biết tới shop của mình.

Trước khi đi vào cách kênh truyền thông thì chúng ta cần biết hành trình mua hàng của khách hàng qua mô hình REAN.


Reach – Engage – Activate – Nurture


  • Reach – Nhận biết: Khách hàng có nhu cầu, tìm kiếm, KHÁM PHÁ thông tin chung về sản phẩm, nhu cầu
  • Engage – Tương tác: Khách hàng tương tác hỏi thông tin sâu hơn qua website, bạn bè, người thân, fanpage, KOLs để QUYẾT ĐỊNH mua sản phẩm nào
  • Activate – Tác động: Khách hàng ra quyết định MUA HÀNG
  • Nurture – Nuôi dưỡng: Khách hàng kể về sản phẩm/dịch vụ với người khác và quyết định ỦNG HỘ/TRUNG THÀNHvới bạn

Nếu mỗi bước trong hành trình mua hàng khách hàng đều gặp bạn thì bạn đã thành công và có đơn hàng mới rồi đó.

Người làm marketing gọi đó là những Touch Points. Ví dụ như khi bạn muốn mua gốm bạn tìm kiếm thông tin về các tiệm gốm ở HCM thấy tiệm Sen và Gốm. Sau đó bạn hỏi bạn bè và được bạn bè mình recommend tiệm Sen và Gốm. Rồi bạn vào Page Sen và Gốm thấy Tiệm đang có event mua gốm tặng cây và quyết định đến thăm tiệm và chọn một chiếc cốc xinh xinh. Sau khi về nhà bạn được Tiệm tư vấn thêm về cách chăm cây nên rất hài lòng và muốn ủng hộ tiệm dài dài.

Vậy với vai trò của người chủ Tiệm bạn có thể làm gì để tác động tới khách hàng và tạo ra những touch points. Sau đây là một số hoạt động truyền thông mà người làm truyền thông/marketing có thể làm để tạo ra những touch points


Kenhtruyenthong


Có rất nhiều hoạt động trong Kênh truyền thống/Kênh trực tuyến mình đã để trên kia. Nhưng tựu chung cúng được chia vào những nhóm sau.

Kênh truyền thông truyền thống

1. Nhóm phát sóng: TV/Truyền hình/Radio/Phát thanh

  • Chi phí cực kỳ lớn
  • Độ phủ sóng rộng
  • Đầu tư làm quảng cáo chất lượng cao
  • Độ dài cho phổ biến là 5s – 15s – 30s

2. Nhóm ấn phẩm: Báo/Tờ rơi/Áp phích/Cẩm nang thông tin

  • Phân loại được đối tượng
  • Giàu nội dung
  • Chi phí hợp lý
  • Lưu trữ lâu

3. Nhóm ngoài trời (Out-of-home): Billboard/Bảng điện tử/Màn hình LCD trong tòa nhà, thang máy

  • Lợi thế là tạo nhận biết:
  • Nội dung cô đọng
  • Không sàng lọc đối tượng
  • Lựa chọn vị trí phù hợp

4. Nhóm phương tiện di chuyển: Quảng cáo trên xe bus/Taxi/Grab/Roadshow bằng xe máy/xe đạp

  • Chi phí hợp lý (gồm chi phí nộp phạt
  • Tạo nhận biết
  • Không sàng lọc đối tượng

Kênh truyền thống duy nhất Sen và Gốm đang làm là Nhóm ngoài trời. Tụi mình có shop nhỏ và một biển hiệu nhỏ xinh

Kênh truyền thông trực tuyến

1. SEO: Tối ưu hóa trang web để có cơ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Cách này không tốn tiền nhưng tốn thời gian/công sức để xây dựng website hiệu quả. Thường sẽ mất ít nhất 3 tháng tới 1 năm để website của bạn đứng top của một từ khóa nào đó.

Tụi mình chưa có website nhưng sẽ gây dựng trong một tương lai dài hơn

2. SEM: Sử dụng quảng cáo của google để website xuất hiện trong kết quả tìm kiếm từ khóa. Chỉ cần bỏ tiền website của bạn sẽ hiển thị khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nhất định. Chi phí này tính bằng lượt click của người dùng.

SEM phải đi cùng với website nên hiện tại tụi mình cũng chưa dùng kênh này.

3. Social: Dùng nền tảng mạng xã hội để tương tác với người dùng. Mạng xã hội phổ biết ở Việt Nam là Facebook, Youtube, Zalo, Instagram… Dùng mạng xã hội để tăng mức độ nhận biết, có những đánh giá và tương tác từ khách hàng cũ. Bạn có lựa chọn tiếp thị một cách tự nhiên (miễn phí) hoặc trả tiền (Facebook Ads, Insta..)

Kênh này là kênh tụi mình tập trung phát triển nhiều nhất. Hiện tại Sen và Gốm đã có trên Facebook, Instagram, Printerest, Zalo Shop

4. Hiển thị: Trả tiền để chủ động hiển thị trước mắt người dùng. Bạn trả tiền để có một banner trên các trang web trực tuyến (báo, nghe nhạc, xem phim, mạng xã hội) hoặc xuất hiện trong những video âm nhạc phim.

Tiếp thị hiển thị này là cách để remarketing cho sản phẩm. Nếu bạn lỡ search một sản phẩm trên Tiki thì khi bạn chuyển qua một website khác quảng cáo của sản phẩm đó nhiều khả năng sẽ xuất hiện và theo bạn tới cùng

Kênh này tụi mình cũng chưa dùng. Vì trả phí mà mà Sen và Gốm budget không có nhiều :))

5. Thư điện tử: Sử dụng email để giữ liên lạc với người dùng. Sử dụng công cụ như MailChimp để gửi thư tới những khách hàng mới/cũ về chương trình khuyến mại/tri ân.

MailChimp nghe nói đang free cho lượng database nhỏ hơn 2000. Để xây dựng data lâu dài mình cũng sẽ lưu thông tin của khách hàng kỹ hơn.

6. Nội dung: Tạo ra nhiều ý tưởng nội dung giúp tăng lưu lượng truy cập của người dùng. Viết bài viết về sản phẩm, cửa hàng hoặc dịch vụ của bạn hoặc bài viết ít liên quan nhưng đưa được lượng truy cập tới cửa hàng của bạn.

Kênh này là kênh yêu thích của mình vì thực sự mình rất thích viết và đang muốn viết rất nhiều. Mình cũng có thêm được những người bạn dễ thương thông qua những bài viết của mình trên Facebook.

Có một kênh nữa không được nhắc tới trong buổi học nhưng mình thấy cũng khá hiệu quả là Thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo), các website địa điểm (Lozi, Địa điểm ăn uống, Foody), hoặc Google My Business ( Sản phẩm mới của Google phát triển cho doanh nghiệp/hộ kinh doanh). Mọi người có thể tham khảo thêm nha.


Nãy giờ nhiều kênh quá chắc mọi người cũng bị loạn nên mình có một số guidelines để mọi người dễ hình dung nè:


  • Phải kết hợp giữa Kênh truyền thống và Trực tuyến
  • Kênh truyền thống để Xây dựng thương hiệu và tạo ra nhu cầu, kênh trực tuyến để Thúc đẩy hành động và tạo sự ủng hộ
  • Tùy mục tiêu, ngân sách và đặc thủ sản phẩm mà chọn nên đẩy mạnh kênh nào: Kênh truyền thống (độ phủ cao, độ uy tín cao, nội dung chất lượng cao, chi phí cao), Kênh trực tuyến (tiếp cận lượng lớn khách hàng online, dễ dàng chọn đối tượng khách hàng, có thể đo lường hiệu quả, độ tương tác cao)
  • Khi business của bạn còn nhỏ thì hãy đa dạng hóa các kênh, tận dụng và phủ sóng tất cả các kênh miễn phí
  • Ngân sách bỏ ra cho truyền thông có trả phỉ nên bằng 10-15% Doanh thu và khoảng 20% lợi nhuận


Đó là kiến thức mình chắt lọc được cộng với kinh nghiệm của bản thân. Hi vọng nó hữu ích cho mọi người. Bạn nào cần hỏi thêm về cách mình làm với các kênh như Facebook, Instagram, Shopee, Lazada, Google my business như thế nào thì có thể comment phía dưới nhé.

Cảm ơn mọi người! Chúc cho business của chúng mình cùng phát triển.


Adele Doan

May 2019

Từ khóa: 

digital marketing

,

tự học digital

,

truyền thông

,

marketing

Kiến thức em học được khá cô đọng và logic á.

Chị nghĩ phần website em cân nhắc có thể ko cần làm website bán hàng cầu kỳ mà thời gian đầu vọc thử các template của Wordepress chẳng hạn (làm dưới dạng blog), và nên phát triển nó dưới dạng nội dung nhiều hơn. Vì nội dung tốt cũng là nền tảng của SEO mà. Chị thấy e khá có lợi thế về phần nội dung này nên có thê phát triển theo hướng đó ngay từ lúc này mà không cần chờ. Vì SEO nó cũng là cả một quá trình phát triển về nội dung, nên bước đầu cứ mua 1 cái domain và setup template wordpress, đưa các bài viết mà em viết về cây cối và các kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm của em lên trước, làm dần sau này nó sẽ khá có lợi á :) 

Trả lời

Kiến thức em học được khá cô đọng và logic á.

Chị nghĩ phần website em cân nhắc có thể ko cần làm website bán hàng cầu kỳ mà thời gian đầu vọc thử các template của Wordepress chẳng hạn (làm dưới dạng blog), và nên phát triển nó dưới dạng nội dung nhiều hơn. Vì nội dung tốt cũng là nền tảng của SEO mà. Chị thấy e khá có lợi thế về phần nội dung này nên có thê phát triển theo hướng đó ngay từ lúc này mà không cần chờ. Vì SEO nó cũng là cả một quá trình phát triển về nội dung, nên bước đầu cứ mua 1 cái domain và setup template wordpress, đưa các bài viết mà em viết về cây cối và các kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm của em lên trước, làm dần sau này nó sẽ khá có lợi á :)