Du học sinh có nên về Việt Nam rồi làm cho nhà nước?

  1. Du học

Mình có một người chị họ, trước đây là sinh viên ngành CNTT của Đại học Quốc gia Hà Nội. Chị này học siêu giỏi, được học bổng 100% ở Nhật với điều kiện sau khi học xong phải về Việt Nam làm cho một doanh nghiệp nhà nước đã tài trợ học bổng cho chị ý trong ít nhất 2 năm.

Ở Nhật thì mọi người chắc cũng biết áp lực học hành nó tương đối kinh khủng, chưa kể trường chị mình học là một trường có tiếng ở bên đó. Có một thời gian chị ý học hành quá sức, stress đến mức méo cả mồm, phải ngừng học về nước chạy chữa, châm cứu mất nửa năm xong mới sang học tiếp được.

Sau khi học xong, chị mình như đã cam kết, quay trở về Việt Nam và làm việc cho doanh nghiệp nhà nước nọ. Theo như những gì được nghe kể, thì chị ấy đã đi làm 8 tiếng/ngày với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng, đi làm mà như đi chơi, ngồi văn phòng rảnh rỗi đến phát chán. May mà gia đình chị ý có điều kiện nên mức lương đó với chị ý không thành vấn đề. Chị ý đã dành 2 năm đi làm đó để tiếp tục học thêm và xin học bổng thạc sỹ ở Thụy Sỹ. Hiện tại chị họ mình đã học xong thạc sỹ ở Thụy Sỹ, đã đi làm và lấy chồng ở bên đó. Có vẻ như chị ý không có ý định quay về và làm ở Việt Nam thêm một lần nào nữa.

Thông qua câu chuyện của chị họ mình thì vấn đề mình muốn đặt ra ở đây là, du học sinh có nên trở về Việt Nam và làm cho các doanh nghiệp nhà nước hay không khi mà những gì họ được đầu tư để học lại chẳng được sử dụng? Người ta cứ thường xuyên nói về vấn đề chảy máu chất xám ở Việt Nam nhưng chất xám khi được rót ngược về Việt Nam thì ở thời điểm hiện tại các doanh nghiệp nhà nước có thể làm gì để giữ chất xám lại?

Từ khóa: 

quan điểm tranh luận

,

doanh nghiệp nhà nước

,

du học sinh

,

du học

Mình có xem tập bạn Nguyễn Hoàng Khánh vô địch Olympia năm ngoái thì thấy bạn lựa chọn không đi du học, cũng khá bất ngờ. 1 fact thú vị Khánh là học sinh đầu tiên vô địch mà không học trường chuyên.

Khánh có chia sẻ là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, bạn thấy được sống, học tập ngay tại Việt Nam, bên gia đình mình là điều tốt nhất.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 cũng không phải là lý do duy nhất. Khánh có chia sẻ là với thời đại công nghệ hiện nay thì tất cả mọi người đều có thể học mọi thứ trên Internet và có thể học ở mọi nơi.

Cá nhân mình rất đồng tình và cổ vũ suy nghĩ này của bạn. Việt Nam cũng rất nhiều trường Đại học giỏi, đội ngũ giảng viên có năng lực, cơ sở vật chất chất lượng không thua kém gì bên Úc. Tất nhiên, cơ hội việc làm, cơ hội để phát triển với mình cũng rất cao nếu biết lựa chọn thời cơ phù hợp. Đặc biệt là theo mình thì cơ hội khởi nghiệp ở Việt Nam thành công cao hơn Úc thay vì sang Úc rồi đi làm thuê (làm ở công ty lớn thì vẫn là làm thuê thôi:D ).

Mỗi người có cách phát triển bản thân và tìm cơ hội nghề nghiệp thôi nhưng mình nghĩ với tư duy của những bạn vô địch Đường lên đỉnh Olympia như này mà làm thuê thì PHÍ.

Quan điểm của mình là không quan trọng mình học ở đâu mà mình học như thế nào.

Trả lời

Mình có xem tập bạn Nguyễn Hoàng Khánh vô địch Olympia năm ngoái thì thấy bạn lựa chọn không đi du học, cũng khá bất ngờ. 1 fact thú vị Khánh là học sinh đầu tiên vô địch mà không học trường chuyên.

Khánh có chia sẻ là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, bạn thấy được sống, học tập ngay tại Việt Nam, bên gia đình mình là điều tốt nhất.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 cũng không phải là lý do duy nhất. Khánh có chia sẻ là với thời đại công nghệ hiện nay thì tất cả mọi người đều có thể học mọi thứ trên Internet và có thể học ở mọi nơi.

Cá nhân mình rất đồng tình và cổ vũ suy nghĩ này của bạn. Việt Nam cũng rất nhiều trường Đại học giỏi, đội ngũ giảng viên có năng lực, cơ sở vật chất chất lượng không thua kém gì bên Úc. Tất nhiên, cơ hội việc làm, cơ hội để phát triển với mình cũng rất cao nếu biết lựa chọn thời cơ phù hợp. Đặc biệt là theo mình thì cơ hội khởi nghiệp ở Việt Nam thành công cao hơn Úc thay vì sang Úc rồi đi làm thuê (làm ở công ty lớn thì vẫn là làm thuê thôi:D ).

Mỗi người có cách phát triển bản thân và tìm cơ hội nghề nghiệp thôi nhưng mình nghĩ với tư duy của những bạn vô địch Đường lên đỉnh Olympia như này mà làm thuê thì PHÍ.

Quan điểm của mình là không quan trọng mình học ở đâu mà mình học như thế nào.

Đến khi thấy đã đến lúc về, thấy mình có khả năng cống hiến, muốn cống hiến, và thấy được sứ mệnh cùng bổn phận của bản thân với nơi mình sinh ra thì sẽ về thôi. Còn khi đã có cơ hội thì nên đi cho biết. Phải đủ mạnh đủ giỏi thì khi đó cống hiến ntn là do mình quyết định.

Hỏi bạn 1 câu này, ví dụ như bạn sinh ra ở 1 vùng quê siêu nghèo ở miền trung chẳng hạn, bạn nhờ sự đóng góp của làng xã, gia đình, dòng họ, ăn học thành tài, có thành tích nhất định ở lĩnh vực tài chính ngoại nhưng nếu cứ ở xã bạn thì bạn k có cơ hội để làm việc chứ chưa nói phát triển, vậy bạn chọn ở lại để làm nghề khác hay đi ?

Mình nghĩ Tuỳ mục tiêu phát triển của chị ấy, việc lựa chọn trở về nó cũng nên roz ràng để chọn môi trường phù hợp. Trong phạm vi bạn đang nói về môi trường Nhà nước thì mình nghĩ DN Nhà nước cungz có 5-7 loại: nhóm cơ quan quản lý nhà nước- văn phòng; nhóm Bộ - Ngành; nhóm các Viện & đơn vị nghiên cứu; nhóm doanh nghiệp kinh doanh có vốn Nhà nước.
Mình nghĩ ở đây có lẽ nhóm văn phòng sẽ boring nhất. Nhưng mình nghĩ xác định mục tiêu roz ràng thì dù ở môi trường nào bạn cungz sẽ có cách phát triển. . Kiên nhẫn, dành thời gian nghiên cứu hoặc học hỏi, hiểu cơ chế để tìm lộ trình phát triển cho mình. Ở đâu cungz có cơ hôi₫, quan trọng đó có phải thứ bạn muốn hay Ko thpoy .