Đủ trang trải hay thỏa ước mơ, bạn chọn công việc nào?

  1. Phong cách sống

Demi đã làm tại 6 chi nhánh của cùng một cửa hàng từ khi mới 18 tuổi. Từ một thu ngân part-time, cô thăng tiến lên vị trí quản lý. “Điểm trừ duy nhất của ngành bán lẻ này là thời gian làm việc hỗn loạn, nhưng công việc lại trả lương hậu hĩnh và không yêu cầu làm thêm ngoài giờ.” Giờ đây, cô gái 24 tuổi này có mức lương 50.000 đô/năm, không nợ học phí do đã nghỉ học để tập trung làm việc, và đang tận hưởng cuộc sống viên mãn từ công việc. “Tôi vừa chuyển tới sống tại một khu chợ nông sản dễ thương nhất thế giới, và tôi có đủ thu nhập để mua đồ ở đó hằng ngày.” Cô cho biết cuộc sống hiện tại của mình chỉ xoay quanh các mối quan hệ, tích lũy thời gian làm việc để đi du lịch và đi chơi với bạn bè. “Nhờ công việc, tôi mới có thời gian và tiền bạc để làm được những điều này. Nhưng không phải ai cũng nghĩ giống tôi. Tôi đã phải bảo vệ lựa chọn công việc của mình từ khi bắt đầu làm”.

Công việc đối với cô chỉ là một công cụ thiết yếu để mang lại sự trọn vẹn trong cuộc sống vượt qua cả ranh giới công việc.

"Nếu bạn không làm công việc mơ ước thì bạn đang làm gì?” - tôi chợt nghĩ như thế khi đọc xong câu chuyện này. Ngoài mục đích trang trải cuộc sống hằng ngày, nó còn thể hiện phẩm chất cá nhân. “Theo đuổi đam mê” và “làm những gì bạn thích để không bao giờ phải làm” nghe có vẻ hữu ích và đáng chia sẻ, nhưng động viên người khác chỉ làm quần quật theo trái tim mách bảo khiến cuộc đời như chỉ có công việc. Dường như ta phải làm việc cật lực chỉ để kiếm sống, dù sống không phải chỉ có làm việc. Mặc dù ai cũng biết vậy, nhưng rất hiếm người có công việc trả lương tốt mà không tốn thì giờ và sức lực.

Từ khóa: 

phong cách sống

Tốt nhất là thỏa ước mơ và sống sung túc. Nhưng ko đc thì, sống sung túc cũng đủ. Thà khóc trên chiếc ô-tô vẫn hơn khóc trên chiếc xe đạp mà. Đùa chứ nếu lựa chọn công việc đủ trang trải cuộc sống so với công việc thì mình nghĩ trước hết nên chọn đủ trang trải. Đây là sự lựa chọn an toàn, có thực mới vực đc đạo. 1 khi đã có vốn liếng nhất định, về mọi thứ chứ ko chỉ là mỗi tiền, rồi thì lúc đó hãy thỏa ước mơ cũng chưa muộn.

Theo đuổi ước mơ và sự thành công sẽ đến, chỉ có trong phim Ấn Độ thôi, mà phim Ấn Độ thì hiểu rồi đấy :)))

Trả lời

Tốt nhất là thỏa ước mơ và sống sung túc. Nhưng ko đc thì, sống sung túc cũng đủ. Thà khóc trên chiếc ô-tô vẫn hơn khóc trên chiếc xe đạp mà. Đùa chứ nếu lựa chọn công việc đủ trang trải cuộc sống so với công việc thì mình nghĩ trước hết nên chọn đủ trang trải. Đây là sự lựa chọn an toàn, có thực mới vực đc đạo. 1 khi đã có vốn liếng nhất định, về mọi thứ chứ ko chỉ là mỗi tiền, rồi thì lúc đó hãy thỏa ước mơ cũng chưa muộn.

Theo đuổi ước mơ và sự thành công sẽ đến, chỉ có trong phim Ấn Độ thôi, mà phim Ấn Độ thì hiểu rồi đấy :)))

Với nhận thức xã hội hiện tại, một công việc trả lương hậu hĩnh mà không mang lại ý nghĩa nghe có vẻ xa vời. Không phải công việc ý nghĩa nào cũng đủ để trang trải cuộc sống, và không phải sở thích nào cũng có thể trở thành nguồn thu nhập. Chúng ta tìm kiếm đam mê trong công việc do nó tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vậy nên nếu ta đam mê làm việc, công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Bây giờ, khi ảo tưởng về công việc trong mơ đã tan biến, ta có thể cân nhắc việc sử dụng thời gian và năng lượng sao cho hợp lý. Không thể giải quyết vấn đề nghề nghiệp bằng cách kiếm việc khác, hay cố cân bằng giữa công việc và cuộc sống - vốn dĩ là một điều rất khó làm. Việc không tìm được sự thỏa mãn trong công việc không phải là một thất bại, và cũng không phải yêu cầu cần thiết trong công việc. Chính cơ chế làm việc đã trói buộc thu nhập và chức vị với tham vọng và giá trị cá nhân, từ đó tạo ra gánh nặng cho nhân viên.