Đức Phật có thật không?

  1. Tâm linh

Bạn có tin có Phật thật không? Có "người" ở những bức tượng. trên các bàn thờ của các chùa các đền và đang nghe tiếng bạn cầu xin thờ tự khi thắp hương không?

Đây là một video tham khảo.

Từ khóa: 

đức phật có thật không

,

tâm linh

Hình như bạn là người viết bài "Vợ chồng tương kính như tân" bên Spiderum phải ko nhỉ? Cái tên của bạn không biết đọc sao nên mình để ý :v Bài đó trên web thì ủng hộ nhiều mà ko hiểu sao đăng lên fb lại nhiều cmt trái chiều quá. Mình cũng muốn nói lại gì đó đỡ ý bạn mà nghĩ chắc nói ko lại đâu nên thôi.. Nhưng mà mình thích bài đó ghê. Giờ lại gặp bạn ở đây nói chuyện Phật pháp nữa. Mình cũng là một người học Phật nè ^^ Có điều mình bị thu hút bởi các khái niệm hơi hướng triết học như vô ngã, vô thường, thập nhị nhân duyên, ngũ uẩn, nghiệp, và thiền. Còn những thứ thiên về mặt hành trì như cầu nguyện, công đức, thì mình cũng chưa có được một niềm tin đủ mạnh để thực hành vào đời sống hằng ngày :(. Người ta hay nói "thiện nam tín nữ", lớp Phật tử ở chùa gần nhà mình cũng nhiều con gái hơn, có lẽ con gái dễ tin hơn, còn con trai cứ phải có một chút triết lý gì đó vào nhỉ :/ Nhiều lúc mình cũng muốn có được hạnh tín nguyện như của con gái zz, có điều mình lười biếng và giải đãi quá, không có giới định gì cả. Không biết bạn thì sao, có thể chia sẻ cách bạn thực hành đạo Phật trong đời sống của bạn không?

Trả lời

Hình như bạn là người viết bài "Vợ chồng tương kính như tân" bên Spiderum phải ko nhỉ? Cái tên của bạn không biết đọc sao nên mình để ý :v Bài đó trên web thì ủng hộ nhiều mà ko hiểu sao đăng lên fb lại nhiều cmt trái chiều quá. Mình cũng muốn nói lại gì đó đỡ ý bạn mà nghĩ chắc nói ko lại đâu nên thôi.. Nhưng mà mình thích bài đó ghê. Giờ lại gặp bạn ở đây nói chuyện Phật pháp nữa. Mình cũng là một người học Phật nè ^^ Có điều mình bị thu hút bởi các khái niệm hơi hướng triết học như vô ngã, vô thường, thập nhị nhân duyên, ngũ uẩn, nghiệp, và thiền. Còn những thứ thiên về mặt hành trì như cầu nguyện, công đức, thì mình cũng chưa có được một niềm tin đủ mạnh để thực hành vào đời sống hằng ngày :(. Người ta hay nói "thiện nam tín nữ", lớp Phật tử ở chùa gần nhà mình cũng nhiều con gái hơn, có lẽ con gái dễ tin hơn, còn con trai cứ phải có một chút triết lý gì đó vào nhỉ :/ Nhiều lúc mình cũng muốn có được hạnh tín nguyện như của con gái zz, có điều mình lười biếng và giải đãi quá, không có giới định gì cả. Không biết bạn thì sao, có thể chia sẻ cách bạn thực hành đạo Phật trong đời sống của bạn không?

Bản thân Đức Phật là con người, là Thái tử trước khi giác ngộ và tu thành Phật.
Vậy thì về lịch sử thì ngài là một con người có thật. 
Còn những kì vọng, quyền năng của ngài thì tùy vào niềm tin của mỗi người bạn ạ.
Câu hỏi khá ngớ ngẩn ! Bình thuờng trước khi hỏi nguòi khác mình cũng nên tự đi tìm hiểu.
Phật (Thích ca hay Gautama Buddha ) là một người thật ở Ấn Độ, có tiểu sử rõ ràng (sống và ra đi ngày tháng năm..) được cả thế giới công nhận 
Jesus Christ (Thiên chúa ), Muhammad ibn Abdullah (đạo Islam, Muslim Trung Đông ) cũng là những nhân vật có thật được thế giới công nhận 

Trong các đậo giáo, Chỉ co Moses( Do Thái giáo ) và Lão tử (laozu hay Lão giáo) là nhân vật huyền thoại theo sử sách người Do Thái và người Tàu.
==========================================================
Riêng trong Đạo Phật, chỉ có Phật Thích ca Mâu Ni (Gautama Buddha) là có thật, nhưng vị khác như Phật bà Quan Âm, Di Lặc, A di đà, Địa Tạng... là không co thật hay nói cách khác chỉ nghe và tin theo các kinh sách mà thôi.

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?
Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Rất nhiều người không biết được rằng Phật Thích Ca đang nhắc đến đó chính là Phật Thích Ca Mâu Ni. Người còn có tên thường gọi khác mà người Việt ta vẫn quen gọi đó là: Phật Tổ, Phật Như Lại, Phật Tổ Như Lai, Tất Đạt Đa Cồ Đàm,… Trong đó, Như Lai là một danh hiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Phật Thích Ca Mâu Ni là Thái Tử Tất Đạt Đa – Người có xuất thân cao quý nhất triều đại. Sinh ra tại tiểu vương quốc Shakya (Thích - Ca) ngày nay thuộc đất nước Ấn Độ. Ngài đã tự giác ngộ chân lý của bản thân, thoát khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Đồng thời đã truyền bá những triết lý ấy cho con người ở trần gian để họ thoát khỏi khổ đau.

Những lời dạy của Đức Phật Thích Ca luôn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, và dù trải qua thời gian, bài giảng về cuộc đời và giới luật thì đã giảng giải vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Phật Thích Ca Mâu Ni là Thái Tử Thái Đạt Đa sinh ra tại tiểu vương quốc Sakya của đất nước Ấn Độ

Hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni được khắc hoạ theo phong cách tuỳ theo văn hoá và phong cách của đất nước du nhập Phật Giáo. Ví như là ở Việt Nam thì Ngài được khắc hoạ đậm chất Á Đông đó là khuôn mặt hiền từ, khoác lên người bộ quần áo hơi sặc sỡ. Còn ở Thái Lan, Miến Điện thì Đức Phật lại vô cùng giản dị, Ngài chỉ mặc áo 3 y, chân trần khất thực,…

Phật Thích Ca có phải là Phật Tổ không?
Với thông tin trên thì nếu bạn đang thắc mắc Phật Thích Ca có phải là Phật Tổ hay không thì lời giải đáp đó chỉ là một người. Phật Tổ chính là một biệt hiệu khác của Phật Thích Ca.

“Như Lai” được dịch từ chữ “ Tathagata” trong tiếng Phạn. “Như” còn gọi là “Như Thục” hay “Chân Như” là để chỉ chân lý tuyệt đối, chân tướng của sự thật, bản thể của vũ trụ vạn hữu. “Lai” còn có nghĩa là đến.

“Như Lai” là chỉ những người đến bằng con đường chân thực, những người thấy rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính xác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong số những người đến bằng cách như vậy nên được gọi là “Như Lai”.

Từ Như Lai nếu dùng trong phạm vi hẹp thì là một tôn hiệu riêng của đức Phật Thích Ca nhưng xét rộng ra thì còn được dùng để chỉ tất cả các vị Phật khác như như là Phật A Di Đà Như Lai, Phật Dược Sư Như Lai,..

Không chỉ Phật Tử trên thế giới mà ngay cả những người không theo đạo chắc chắn đã từng gặp hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật Tổ được tạc khắc thành tượng hay phác hoạ qua tranh ảnh được trưng bày nhiều nơi, nhất là những nơi như chùa chiền, nời thờ cúng của Phật Giáo trong các triều đại lịch sử hàng trăm, nghìn năm trước.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra ở đâu?
Dựa theo tài liệu của Phật giáo thì Phật Thích Ca sinh ra ở tiểu vương Quốc Sakya ngày nay thuộc đất nước Ấn Độ. Ngài vốn là Thái Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Sau này là Đức Phật, Ngài được sinh ra tại vườn Lâm – Tỳ- Ny ở thủ đô Ca – Tỳ -Vệ của một vương quốc nhỏ ngay dưới chân rặng núi Hy Mã Lập Sơn của Ấn Độ cổ xưa.

Phật Thích Ca sinh ra tại vườn Lâm – Tỳ- Ny ở thủ đô Ca – Tỳ -Vệ của một vương quốc nhỏ ngay dưới chân rặng núi Hy Mã Lập Sơn của Ấn Độ cổ xưa

Cha của Ngài là vua của bộ tộc Thích Ca (Shakya). Mười hai năm trước khi ra đời thì Thái Tử được các tu sĩ Ấn Độ tiên tri rằng Ngài sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc sẽ trở thành một nhà hiền triết lừng danh của thế giới loài người. Vì không muốn con mình trở thành tu sĩ nên Vua cha đã giữ Ngài bên trong cung điện. Ngài được các vũ nữ giúp vui và được các tu sĩ Bà La Môn dạy học.

Thái tử còn được học rất nhiều môn học khác nhau từ cưỡi ngựa bắn cung, đánh kiếm, đánh vật, bơi lội,… Khi đến tuổi trưởng thành, Thái tử thành hôn với công chúa Gia Du Đà La và có được một con trai.

Tuy nhiên. dù được sống trong nhung lụa xa hoa, được hưởng vinh hoa phú quý nhưng Thái Tử Tất Đạt Đa đã từ bỏ tất cả để đi tìm đạo, cứu khổ cứu nạn nhân gian và sáng lập nên Phật giáo.

Đó là nguồn gốc của Phật Thích Ca Mâu Ni, còn nói về ngày sinh thì Ngài sinh ngày 8 tháng 4 Âm Lịch năm 624. Về sau, đại hội Phật Giáo Thế Giới đổi và tổ chức ngày Đại Lễ Phật Đản vào ngày trăng tròn 15-4 Âm Lịch.

Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Nói về sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có rất nhiều điều thú vị và rất dài nên để giúp bạn đọc có thể dễ hiểu hơn thì nội dung sẽ được tóm tắt như sau:

Tương truyền, vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời. Trước khi hạ sinh thì hoàng hậu Maha Maya đã mơ thấy từ một ngọn núi vàng, có một con bạch tượng xuất hiện, dâng lên một đoá hoa sen trắng lên cho bà.

Khi tỉnh giấc thì hoàng hậu đã kể lại với Đức Vua và Vua đã triệu tập các nhà hiền triết, học cho rằng đây là một điềm báo hiệu rằng đứa trẻ sinh ra sẽ là một vĩ nhân. Và điều này thể hiện rõ khi mới sinh ra Tất Đạt Đa đã biết đi. Mỗi bước đi của Ngài nở ra một bông hoa sen trắng. Vào giây phút thiêng liêng ấy thì đất trời, nhân gian cũng có sự thay đổi kỳ lạ. Cả bầu trời được bao phủ bởi ảnh hào quang rực rỡ. Con người trên nhân gian sống trong bầu không khí bình yên, hạnh phúc.

Hình ảnh Đức Phật gắn liền với hoa sen từ những bước đi

Nhận thấy điều kỳ lạ này nên đức vua đã tìm những đạo sư giỏi nhất trong cả nước để cầu phúc và xem tướng cho con trai. Một hôm có vị đạo sư đến từ vùng Hy Mã Lạp Sơn xin được gặp thái tử. Ông phán rằng sau này nhất định thái tử sẽ theo nghiệp tu hành và đắc đạo.

Vậy Phật Thích Ca có thật không?
Với những thông tin chia sẻ trên thì nếu bạn vẫn còn thắc mắc Phật Thích Ca có thật hay không thì sự thật Đức Phật là nhân vật có thật, người trần mắt thịt giống như chúng ta chứ không phải là thần thánh mà nhiều người vẫn hiểu lầm.

Ngài chính là vị Phật có thật trong lịch sử. Và Ngài cũng chính là vị Phật đầu tiên – Là Thái Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương Quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Ngài ra đời vào năm 624 và sau khi thấu rõ những cảnh đời “sinh lão bệnh tử” cũng như là sự thanh thản của các vị tu sĩ nên đã quyết tâm bước vào con đường tu hành. Trải qua muôn sự khó khăn, thử thách mà đạt thành chính đạo, trở thành Phật đầu tiên, đặt mầm móng cho Phật Giáo trở về sau.

Mình nghĩ không nên tranh cãi, vì không thể có đáp áp thuyết phục.

Bên không tin thì đòi bên tin phải có bằng chứng chứng minh sự tồn tại của Đức Phật.

Bên tin thì bảo tại mày không tin nên không thể thấy được sự nhiệm mầu.

Mình thuộc vào bên không tin và không tranh cãi nhé. Ai tin thì tùy ở họ thôi. Mình tôn trọng niềm tin của họ.

Tuy người đã nhập niết bàn nhưng pháp của người vẫn ở đây tức là người lun ở đây nếu bạn thấy pháp hiểu pháp cũng tức là thấy đức phật.

mình xin dựa trên video từ link Youtube bạn share để trả lời nhé: chủ ý của video là người giảng muốn xoá tan nghi ngờ của đại chúng về tính chính xác trong "lời dạy của Đức Phật" thông qua các Kinh điển của Bắc Tông và Nam Tông, nên muốn liên hệ đến việc kiểm chứng xem, có thật sự tồn tại một ông Tất Đạt Đa giảng những Triết lý vi diệu trong Kinh điển như vậy hay không? hay các Kinh điển là do một tập thể những con người cùng ngồi với nhau và bàn bạc để viết ra, là thành quả của nhiều khối óc vĩ đại chứ không phải là lời dạy của một con người bằng xương bằng thịt? 

trên thực tế, sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn (hay gọi theo thế tục thì là chết đi), hàng trăm năm sau, Kinh điển vẫn chỉ được truyền miệng qua lời thuyết Pháp của các vị Sa môn. sau này Phật giáo phải trải qua nhiều lần Kết tập Kinh điển (hay còn gọi là do một nhóm người hội họp lại, ghi chép, bàn bạc về tính xác thực, logic của Kinh, sau đó mới release ra bản chính thức để giảng dạy cho Đại Chúng), mới cho ra đời được các bộ Kinh như ngày nay. khi Phật giáo truyền qua Trung Quốc thì lại đẻ ra càng nhiều Kinh kệ, để tô vẽ thêm tính chính danh cho Kinh kệ ở Trung Quốc thì các Tổ Sư phải truyền bá câu chuyện "đi Tây thiên thỉnh kinh", Tây thiên ở đây có thể là quốc gia ở hướng Tây trên Trái Đất (Ấn Độ, Nepal), hoặc nước Trời ở phía Tây, mà nói thẳng ra khi lời giảng được truyền qua nhiều người, nhiều đời thì sẽ có sự sai khác so với nguyên bản.

so sánh một chút về Kinh điển, trong Kinh tạng Pali thời kỳ truyền bá ở Ấn Độ Nepal, sau này dạt về Srilanka được gọi là Nam Tông (Phật giáo Nguyên Thuỷ Theravada ít nhiều có sự khác biệt với Phật giáo ở các nước Myanmar, Thái Lan, Cambodia vì khi du nhập vào các nước Đông Nam Á thì Phật giáo đã có sự giao thoa với tôn giáo bản địa) thì phần Kinh này không hề nhắc đến Bồ Tát hay Hộ Pháp, mà chỉ có các bài giảng về Giới luật, Đạo Hạnh, về các bậc giác ngộ Tứ Thánh Quả (Dự Lưu/Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, A-La-Hán) và các câu chuyện vô cùng ý nghĩa từ Đức Phật. còn Kinh điển khi truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc thì xuất hiện thêm nhiều vị Thánh, Bồ Tát mang màu sắc huyền bí. Mật Tông Tây Tạng là sự giao thoa của Phật giáo Bắc Tông (Đại thừa) với Bôn giáo bản địa của Tây Tạng mà thành, vô cùng thâm sâu vi diệu. Còn ngày nay Đại chúng thường tu theo Tịnh Độ Tông là pháp tu niệm Phật được truyền bá từ Trung Quốc, đề cao Đức Phật A Di Đà đại từ đại bi tiếp dẫn mọi chúng sinh chỉ thông qua việc niệm Phật hiệu khi còn sống và trước khi lâm chung.

trở lại việc Đức Phật có thật hay không? UNESCO đã có những nghiên cứu và khảo cổ để chứng minh rằng thật sự có một người như vậy vào thời điểm đó ở Nepal. nhưng toàn bộ những tư tưởng triết học của Phật giáo có phải do người này thuyết ra hay không thì không ai dám khẳng định. vậy lời dạy trong Kinh điển có chính xác hay không? tôi không biết. khi nào bạn tu theo đạo Phật, mà bạn thấy an yên trong lòng, tự tại trước mọi khổ đau, nghịch cảnh, thì khi đó, tôi không cần biết bạn tu theo Pháp môn nào, Kinh điển nào, nhưng bạn chắc chắn đã được chứng Đạo.

 

Đức Phật quá khứ là đức phật A Đi Đà. Đức Phật hiện tại là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Và đức phật vị lai tức là tương lai là Đức Phật Di Lạc. Trước khi nhập diệt niết bàn Đức Phật Thích Ca đã nói trong thời mạt pháp đức phật di lạc sẽ hạ thế truyền giáo pháp vũ trụ cứu độ chúng sinh và hiện tại là thời kỳ mạt pháp rồi đang hóng Đức Phật di lạc hạ thế để đi theo người đây hehehe.

Đức Phật nói riêng và các vị Phật nói chung đều có thật 100%

Những bức tượng có "vị" ở đó nếu được đặt thờ đúng và thật tâm. Người xưa nói trên đầu 3 thước đều có Thần Phật quan sát là đúng. Và nên thòng thêm 1 câu: quanh ta 1 mét đều có ma quỷ xung quanh. Tất cả những gì chúng ta đã, đang, sẽ suy nghĩ và làm đều bị quan sát và ghi lại.

Ý bạn muốn hỏi là có vị phật nào ở trong những bức tượng, sẽ ăn oản, ăn chuối, rồi lắng nghe chúng ta cầu nguyện, sau đó ban phước lành cho người xin không à?

Nếu vậy thì chắc chắn là không bạn nhé. Theo phật giáo nguyên thủy thì không hề có thờ cúng, bái tượng, thậm chí không có cả kinh sách, tụng niệm.

Nếu đức phật ăn oản mà làm phép được thì chúng sinh đã hết khổ lâu rồi.