Event Tranh Biện Lịch Sử. Bài Viết: Thành tựu thời Tây Sơn về giáo dục.

  1. Lịch sử

Nhà Tây Sơn là một triều đại tương đối ngắn ngủi, tính từ khi Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế ở Quy Nhơn, lấy niên hiệu là Thái Đức năm Mậu Tuất 1778 đến khi nhà Tây Sơn sụp đổ vào năm 1802 ngót nghét tròn 24 năm. Tuy nhiên, những đóng góp của triều đại này đối với tiến trình phát triển của dân tộc là không thể phủ nhận, trong đó nổi bật nhất có lẽ là chiến công đánh tan thế lực ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi, toàn vẹn lãnh thổ và mở ra con đường tiến tới thống nhất dân tộc.

Chiến công này có lẽ đã làm lu mờ hết tất cả, để người đời ít chú ý đến những đóng góp nhà Tây Sơn về mặt phát triển Thương nghiệp, xây dựng và hoàn thiện nền Giáo dục, Văn chương của dân tộc. Vì thế, bài này mình xin nói về thành tựu về Giáo dục, Văn chương, Thi cử mà nhà Tây Sơn đã đạt được trong 24 năm tồn tại của mình, nhất là đối với sự phát triển của chữ Nôm- thứ chữ Quốc ngữ đầu tiên của dân tộc.

-----

I> Sự hình thành và phát triển của chữ Nôm trước triều đại Tây Sơn.

Chữ Nôm có từ bao giờ ? Đây là một câu hỏi còn nhiều tranh cãi, có người cho rằng chữ Nôm đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp, có người cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ 8-9, hay có người lại cho rằng chữ Nôm mãi đến thời Đinh Tiên Hoàng mới xuất hiện. Ý kiến về sự ra đời có thể khác nhau, nhưng tựu chung đều thống nhất rằng chữ Nôm ra đời gắn liền với quá trình Bắc thuộc và sự giao thoa văn hoá của Dân ta với người Trung Quốc phương Bắc.

Đầu tiên, chữ Nôm đã được manh nha từ những nhu cầu thực tiễn khi có sự khác biệt về tiếng nói, văn hoá, những thứ không thể dùng Hán văn để biểu đạt... khiến yêu cầu phải có văn tự dễ hiểu cho cả hai bên. Dần dần, chữ Nôm dần hoàn thiện, không chỉ là dùng đơn thuần để quy định những chữ mà Hán văn khó biểu đạt mà đã phát triển thành một dạng chữ viết riêng gần gũi với ngôn ngữ Việt và thuần chất của dân tộc Việt. Vì ra đời trong hoàn cảnh Bắc thuộc, khi mà Tập đoàn Phong kiến Phương Bắc luôn muốn dùng mọi cách để đồng hoá, sử dụng nhiều thủ đoạn tàn khốc để xoá nhoà văn hoá dân tộc ta thì chữ Nôm rất khó để được chấp nhận. Tuy nhiên , ý chí đấu tranh, khao khát độc lập tự chủ của dân tộc ta chưa bao giờ bị dập tắt, thế hệ này ngã xuống là người sau tiếp bước, để rồi chữ Nôm cũng giống như tiếng nói của dân tộc vẫn gan góc, bền bỉ tồn tại trong những câu tục ngữ, cao dao lưu truyền trong dân gian.

Để rồi, cùng với tiến trình phát triển của dân tộc, khi chúng ta giành lại được quyền độc lập, tự chủ thì chữ Nôm đã có cơ hội để vươn mình, phát triển. Không còn chỉ tồn tại trong dân gian, làng xóm mà đã được tầng lớp trí thức cai trị quan tâm và sử dụng. Đầu tiên chỉ xuất hiện lác đác trong những bài bi ký ở chùa dưới triều Lý. Thì sang tới Triều Trần, chữ Nôm đã được Nguyễn Thuyên (hay Hàn Thuyên)- thượng thư bộ Hình phổ biến, phát triển hoàn thiện hơn, với sự ra đời của thể thơ Hàn luật. Tiếp nối sau đó từ triêù Trần tới triều đại nhà Lê, chữ Nôm đã được sử dụng phổ biến hơn, có thể kể đến như Nhà thơ Nôm, Nội thị học sĩ (thày dạy thái tử) Nguyễn Sĩ Cố dưới triều Trần Thánh Tông, hội Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông với tác phẩm "Hồng Đức Quốc âm thi tập", Đào Duy Từ với bài "Ngoạ Long Cương" sánh mình với Gia Cát Lượng, Đoàn Thị Điểm với bài "Chinh Phụ Ngâm", Nguyễn Bá Lân, chúa Trịnh Căn, Trịnh Sâm...

Tuy nhiên, dù đã được sử dụng khá phổ biến nhưng chữ Nôm bấy giờ vẫn chủ yếu được dùng trong văn thơ, là thú chơi tiêu khiển của tầng lớp trí thức trong khi "quên hương trà, nóng men rượu" (ý là làm thơ trong lúc chờ pha trà hay chuẩn bị rượu), mà việc tham gia vào các văn bản hành chính, công việc cùa triều đình lại rất ít và còn nhiều hạn chế. Lý do vì sao lại vậy ? Có thể giải thích ở đây vì tầng lớp trí thức- cai trị Việt Nam dần dần xa lánh với đời sống nhân dân, ngày càng rập khuôn với mô hình phong kiến của Trung Hoa, lấy việc sao chép âý làm chuẩn mực trong công việc triêù chính cũng như khoa cử, việc học thuộc tứ thư ngũ kinh, điển tích bên Tàu hay hán văn trở thành bắt buộc đối với học trò khiến cho chữ Nôm bị đánh giá sai vai trò của mình trong tư tưởng xuyêm suốt của dân tộc. Mặt khác, trong thời gian nước ta bị giặc Minh đô hộ (1414-1427), chúng đã cố gắng để xoá bỏ hết nền văn hoá từ thời Trần về trước, điển tịch bị đốt hoặc mang về phương Bắc, tầng lớp sĩ nho bị nô dịch, hay trở thành công cụ phục vụ chính quyền phương Bắc, khiến sự phát triển của văn hoá dân tộc bị gián đoạn và thụt lùi trong một thời gian dài.

----

II> Sự phát triển của chữ Nôm và giáo dục khoa cử dưới thời Tây Sơn.

<<Cái này xin phép tối về mình viết nhé, nay hơi bận>>

----

Ảnh :Minh Hoạ


Từ khóa: 

lịch sử