PHẢN HỒI VỀ BÀI VIẾT "NGUYÊN TẮC CHÉP SỬ ?RANH GIỚI GIỮA LÀM MỚI LỊCH SỬ VÀ SUY DIỄN LỊCH SỬ" CỦA BẠN Adele Doan

  1. Lịch sử

Điều đầu tiên mình muốn nói chính là cái tiêu đề đặt ra

Về Nguyên tắc chép sử thì người viết sử là người ghi lại thời gian và sự kiện xảy ra vấn đề trong quá khứ. Người viết phải đảm bảo được tính xác thực của vấn đề tức là vào thời gian ngày ABC thì xảy ra sự việc XYZ và tuyệt đối không đưa quan điểm cá nhân vào sự kiện.

Ví dụ:  Tháng 12 âm lịch năm 

1225
, Trần Thủ Độ ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị.

Đọc ví dụ mọi người thấy gì nếu câu này do chính nhà sử học đầu nhà Trần viết thì chính xác nhưng nếu được hậu thế ghi thì khả năng chính xác 50/50. Tại sao tôi nói vậy? Thứ nhất Chiêu Hoàng nhường ngôi Trần Cảnh là có nhưng ai chứng minh là có Trần Thủ Độ nhúng tay? ép ?

Cái tựa đề "làm mới lịch sử" của bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều bởi bạn đưa ra vấn đề bất khả thi. Tại sao ư? Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà bạn đòi làm mới thì bằng cách nào? xuyên không? vượt thời gian? Chúng ta chưa làm được. Có chăng là "làm mới phương pháp tiếp cận lịch sử".

Ví dụ hiện tại chúng ta gặp khó khăn vì mọi người tiếp cận với lịch sử toàn qua những quyển sách khô cứng ghi dày đặc sự kiện hay những bộ phim tài liệu dài lê thê không có một chút hứng thú, chúng ta tìm đến những hình thức tiếp cận lịch sử phong phú hơn qua những quyển truyện tranh, những câu chuyện dã sử, những bộ phim cổ trang, phim hoạt hình,...

Còn về vấn đề "suy diễn lịch sử" và những ý kiến khác trong bài của bạn mình sẽ phân tích như sau:

Về nguyên văn bài viết của bạn: "Khi tìm hiểu lịch sử mọi người có thói quen kiểm chứng lại không hay đặt niềm tin vào một số nguồn nhất định?"

Bạn tìm hiểu vấn đề,sự kiện,nhân vật nào thì bắt buộc cũng phải tìm nhiều nguồn và so sánh.Tuy nhiên, phải lựa chọn nguồn tư liệu. Ở đây, không ai dám khẳng định nguồn sử nào là chính xác nhất nhưng hãy lựa chọn nguồn tư liệu có khả năng tin cậy cao. Độ tin cậy dựa vào gì?

Độ tin cậy của sử liệu dựa vào đầu tiên là người viết ra ở thời kỳ nào?

Ví dụ: tác phẩm Bắc Sứ Thông Lục (1760 -1762) của Lê Quý Đôn viết trong chính những lần đi sứ của bản thân thì khả năng độ chính xác sẽ cao hơn khi so sánh với một tác phẩm cũng nói về cống sứ nhưng được một sử gia nhà Nguyễn chép về nhà Lê trung hưng chẳng hạn.

Xem nhiều nguồn sử là để so sánh đối chiếu, có thể sẽ thừa ra những chi tiết dư thừa như nhận định, cái nhìn của người viết dành cho nhân vật, sự kiện đó nhưng đồng thời những điều "có thể là chính sử" đã được cô đọng lại. Viết sử mà không nguồn thì chỉ có 1 cách là viết từ thực tại đi đến tương lai và để lại hậu thế đọc thôi.

Ví dụ: hôm nay, ngày 22/10/2018 Tôi đi xin việc tại công ty ABC thì ngày mai là tương lai và cái viết hôm nay sẽ trở thành sự việc trong quá khứ (sử liệu của bản thân).

Trích dẫn bài viết: "Ranh giới giữa việc làm mới lịch sử theo hướng hiện đại hơn, dễ tiếp thu hơn và việc suy diễn lại lịch sử là gì?

Thế nào là suy diễn lại lịch sử? Là dựa trên sự kiện có thật thêm thắt chi tiết cho phong phú thêm sao? Theo tôi, đây là dã sử chứ không phải lịch sử. Làn ranh mong manh nhất chính là dã sử và lịch sử và dã sử là phần rất quan trọng trong quá trình tạo ra phương pháp cho mọi người tìm đến với sử nhưng cũng rất nguy hiểm khi đã sử và lịch sử có biên giới rất mong manh. Tạo ra dã sử để sự kiện phong phú hơn, câu chuyện cuốn hút hơn dễ đi vào lòng người hơn là chính sử.

Ví dụ:

Năm 179 TCN nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược và đặt ách đô hộ mở đầu thời kỳ Bắc thuộc hơn 1.000 năm (179 TCN - 938)

Với sự kiện này, nhân dân đã thêm vào một truyền thuyết về Mị Châu - Trọng Thủy để vừa giải thích hợp lý nguyên nhân mất nước đồng thời đưa ra bài học xương máu là cảnh giác trước những thế lực xâm lược bên ngoài bằng mọi hình thức nhất là tình cảm cá nhân và tình yêu tổ quốc.

Về nguyên tắc chép sử tôi sẽ đưa ra những luận điểm ở bài thảo luận sau.




Từ khóa: 

chép sử

,

suy diễn lịch sử

,

lịch sử

,

lịch sử

Tớ đã hiểu cách về bài phản hồi của cậu. 
1. Đúng là lịch sử là quá khứ, không thể nào thay đổi sự thật lịch sử được. Việc “làm mới” chắc chỉ có trên phim ảnh, kiểu xuyên không gian thời gian trở lại quá khứ. 
2. Phương pháp tiếp cận lịch sử hiện nay các nhà nghiên cứu đang dùng cũng không phải là mới, chỉ là lịch sử chưa được chú trọng, quan tâm, yêu thích mà thôi. 
Trả lời
Tớ đã hiểu cách về bài phản hồi của cậu. 
1. Đúng là lịch sử là quá khứ, không thể nào thay đổi sự thật lịch sử được. Việc “làm mới” chắc chỉ có trên phim ảnh, kiểu xuyên không gian thời gian trở lại quá khứ. 
2. Phương pháp tiếp cận lịch sử hiện nay các nhà nghiên cứu đang dùng cũng không phải là mới, chỉ là lịch sử chưa được chú trọng, quan tâm, yêu thích mà thôi. 

Quan điểm của bài viết rất rõ ràng và thuyết phục.

Mình rất đồng ý ở yếu tố "dã sử" và những câu chuyện, nội dung phim ảnh, game, video... sẽ giúp cho số đông dễ dàng tiếp cận các câu chuyện trong lịch sử. Từ đó, họ sẽ tìm hiểu và lọc các thông tin để có được những hiểu biết lịch sử nhất định.

Mình cũng là một người từ ko thích sử và rất mong muốn phát triển phần lịch sử trên Noron! , vì từ những câu chuyện mình nghe

Phạm Vĩnh Lộc
 kể, từ những câu hỏi, câu chuyện các bạn viết trong topic Lịch sử, mình lại tìm đọc thêm các thông tin để có thêm kiến thức lịch sử cho mình. 

Lịch sử mà không chứa đựng chút dối trá nào thì sẽ cực kỳ buồn chán =)))