Gã khổng lồ Amazon nhảy vào Việt Nam: Ai hưởng lợi?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Bộ Công Thương vừa tuyên bố đã chính thức bắt tay hợp tác với Amazon nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp Việt xúc tiến xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử. Đây cũng là sự kiện đánh dấu ông trùm bán hàng trực tuyến lớn nhất thế giới chính thức bước chân vào thị trường VN.

Việc Amazon nhảy vào Việt Nam giúp Doanh nghiệp Việt có thể bán hàng trên thế giới, nhưng lại dấy lên sự canh tranh khốc liệt trong ngành thương mại điện tử Việt Nam trong năm nay đã quá khốc liệt như Shopee, Tiki, Lazada...

Mọi người nghĩ sao về việc này ạ?

Từ khóa: 

kinh doanh

,

thương mại

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Chiến lược này của Amazon vào Việt Nam khá giống với cách họ vào Ấn Độ (thị trường đông dân thứ 2 Thế giới), nhưng đã được khắc phục một số bất cập. Việc Amazon thăm dò Việt Nam mình nhớ không nhầm là đã từ 2017 rồi, khi đấy mình thấy có nhiều hội thảo và khóa học về tổ chức bán hàng trên Amazon. Amazon cũng có mở hẳn một cổng thông tin Amazon Global selling bằng tiếng Việt hướng dẫn bán hàng trên Amazon.

Sẽ như thế nào nếu Amazon gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam? - Noron.vn. Đây là câu hỏi cách đây 4 tháng trước, khi đấy Lazada vẫn còn đang dẫn đầu và tạo cách biệt khá xa với nhóm còn lại khi vừa được Alibaba rót vào 2 tỷ đô cho thị trường Đông Nam Á.

4 tháng sau thì Lazada đã ở dưới Shoppe, dưới TGDĐ, và chỉ ngang ngửa Tiki. Quan điểm cá nhân là mình thấy khi thị trường dần định hình được "hình hài", thì chiến lược "đốt tiền" cũng không còn mang lại quá nhiều hiệu quả như xưa nữa. Amazon vào thị trường Việt Nam bằng một nước cờ rất thận trọng, vì họ đã rút kinh nghiệm từ thị trường Ấn Độ. Ở Ấn Độ, Amazon và Walmart nhảy vào bằng chiến lược M&A, thâu tóm các sàn TMĐT hàng đầu ở nước này, đùng một phát Ấn Độ mất hơn 80% thị phần TMĐT vào tay các tập đoàn Mỹ, buộc nước này phải ban hành các đạo luật riêng cho TMĐT tránh các doanh nghiệp "vừa đá bóng vừa thổi còi" (đạo luật sẽ bắt đầu có hiệu lực vào đầu tháng 2 này) - điều này là đòn đánh được nhắm thẳng vào Amazon và Walmart khi đã "qua mặt" chính phủ Ấn Độ. (

India's tightens e-commerce rules, likely to hit Amazon, Flipkart
).

Việc Amazon vào Việt Nam bằng việc bắt tay xúc tiến với Bộ công thương là nước đi nhằm tránh lặp lại sai lầm ở Ấn Độ. Khi họ đã hứa hẹn khá nhiều viễn cảnh tốt đẹp cho thương mại Việt Nam. Ngoài ra, như bạn Vinh ở dưới có nói, đây sẽ tạo ra thêm cạnh tranh dành cho các sàn TMĐT có sẵn ở Việt Nam, trong ngắn hạn, chắc chắn sẽ có lợi cho khách hàng (là chúng ta).

Nhưng trong dài hạn thì phải nhìn lại mục tiêu của Bộ công thương Việt Nam. VN mình vừa lập kỷ lục xuất siêu 7,2 tỷ USD trong năm 2018. Và với việc Amazon vào Việt Nam, thì chúng ta có thể nhập siêu đến khoảng 3 tỷ USD mỗi năm - trong vài năm tới. Vì đây là một "thỏa thuận" 2 chiều, việc hàng hóa Việt Nam có mặt trên Amazon tiếp cận với khách hàng Thế giới (chiều 1), thì ngược lại hàng từ Thế giới cũng sẽ được thông quan đổ vào Việt Nam (chiều 2), và cán cân thì chắn sẽ nặng hơn về chiều 2 - ít nhất là trong ngắn hạn. Đó có nghĩa là thực tế, việc Amazon vào VN, chủ yếu mang giá trị tạo áp lực cho hàng hóa VN phải nâng cao chất lượng nếu muốn cạnh tranh sòng phẳng với thế giới, còn việc tạo giá trị nội tại cho nền kinh tế có lẽ là mục tiêu xa. Và đổi lại, trong ngắn hạn chúng ta phải đánh đổi các mục tiêu về phát triền kinh tế. 

Theo bác Hùng bộ 4T, thì cứ mỗi một hành động chuyển mình, chúng ta đều phải đánh đổi, sẽ mất nhiều thứ. Nhưng quan trọng là thực tế, thì chúng ta cũng không có quá nhiều thứ để mất.

Quan điểm của mình là chiến, chiến và chiến.

Trả lời

Chiến lược này của Amazon vào Việt Nam khá giống với cách họ vào Ấn Độ (thị trường đông dân thứ 2 Thế giới), nhưng đã được khắc phục một số bất cập. Việc Amazon thăm dò Việt Nam mình nhớ không nhầm là đã từ 2017 rồi, khi đấy mình thấy có nhiều hội thảo và khóa học về tổ chức bán hàng trên Amazon. Amazon cũng có mở hẳn một cổng thông tin Amazon Global selling bằng tiếng Việt hướng dẫn bán hàng trên Amazon.

Sẽ như thế nào nếu Amazon gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam? - Noron.vn. Đây là câu hỏi cách đây 4 tháng trước, khi đấy Lazada vẫn còn đang dẫn đầu và tạo cách biệt khá xa với nhóm còn lại khi vừa được Alibaba rót vào 2 tỷ đô cho thị trường Đông Nam Á.

4 tháng sau thì Lazada đã ở dưới Shoppe, dưới TGDĐ, và chỉ ngang ngửa Tiki. Quan điểm cá nhân là mình thấy khi thị trường dần định hình được "hình hài", thì chiến lược "đốt tiền" cũng không còn mang lại quá nhiều hiệu quả như xưa nữa. Amazon vào thị trường Việt Nam bằng một nước cờ rất thận trọng, vì họ đã rút kinh nghiệm từ thị trường Ấn Độ. Ở Ấn Độ, Amazon và Walmart nhảy vào bằng chiến lược M&A, thâu tóm các sàn TMĐT hàng đầu ở nước này, đùng một phát Ấn Độ mất hơn 80% thị phần TMĐT vào tay các tập đoàn Mỹ, buộc nước này phải ban hành các đạo luật riêng cho TMĐT tránh các doanh nghiệp "vừa đá bóng vừa thổi còi" (đạo luật sẽ bắt đầu có hiệu lực vào đầu tháng 2 này) - điều này là đòn đánh được nhắm thẳng vào Amazon và Walmart khi đã "qua mặt" chính phủ Ấn Độ. (

India's tightens e-commerce rules, likely to hit Amazon, Flipkart
).

Việc Amazon vào Việt Nam bằng việc bắt tay xúc tiến với Bộ công thương là nước đi nhằm tránh lặp lại sai lầm ở Ấn Độ. Khi họ đã hứa hẹn khá nhiều viễn cảnh tốt đẹp cho thương mại Việt Nam. Ngoài ra, như bạn Vinh ở dưới có nói, đây sẽ tạo ra thêm cạnh tranh dành cho các sàn TMĐT có sẵn ở Việt Nam, trong ngắn hạn, chắc chắn sẽ có lợi cho khách hàng (là chúng ta).

Nhưng trong dài hạn thì phải nhìn lại mục tiêu của Bộ công thương Việt Nam. VN mình vừa lập kỷ lục xuất siêu 7,2 tỷ USD trong năm 2018. Và với việc Amazon vào Việt Nam, thì chúng ta có thể nhập siêu đến khoảng 3 tỷ USD mỗi năm - trong vài năm tới. Vì đây là một "thỏa thuận" 2 chiều, việc hàng hóa Việt Nam có mặt trên Amazon tiếp cận với khách hàng Thế giới (chiều 1), thì ngược lại hàng từ Thế giới cũng sẽ được thông quan đổ vào Việt Nam (chiều 2), và cán cân thì chắn sẽ nặng hơn về chiều 2 - ít nhất là trong ngắn hạn. Đó có nghĩa là thực tế, việc Amazon vào VN, chủ yếu mang giá trị tạo áp lực cho hàng hóa VN phải nâng cao chất lượng nếu muốn cạnh tranh sòng phẳng với thế giới, còn việc tạo giá trị nội tại cho nền kinh tế có lẽ là mục tiêu xa. Và đổi lại, trong ngắn hạn chúng ta phải đánh đổi các mục tiêu về phát triền kinh tế. 

Theo bác Hùng bộ 4T, thì cứ mỗi một hành động chuyển mình, chúng ta đều phải đánh đổi, sẽ mất nhiều thứ. Nhưng quan trọng là thực tế, thì chúng ta cũng không có quá nhiều thứ để mất.

Quan điểm của mình là chiến, chiến và chiến.

Có ông A->Z nhảy vào nữa thì tuyệt quá còn gì bằng. Càng nhiều cạnh tranh người tiêu dùng càng hưởng lợi. Giá cả, dịch vụ, khuyến mãi,... càng nhiều ông lớn thì càng đc cải thiện.

Còn việc các doanh nghiệp trong nước xem đây là cơ hội tiến ra thế giới hay sự khởi đầu của thế giới tràn ngập vào trong đất nước, thú thật mình ko quan tâm nhiều lắm. Tiến ra được thì tốt, còn kém chất lượng hơn ng ta thì ráng nhìn ng tiêu dùng sài hàng ngoại thôi.

Còn các anh Shopee, Tiki, Lazada,... Kệ mấy ảnh đi. Đến cả Tiki là startup thuần Việt nay cổ đông TQ cũng to nhất công ty rồi, Sendo của FPT thì bàn dân thiên hạ kêu gào làm ăn ko đàng hoàng, còn Shopee hay gì gì đó nữa thì rặt ngoại quốc. Khỏi quan tâm 😂😂